bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN NGHÊNH NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ TƯỜNG THUẬT BẰNG HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÀI VIẾT CỦA PGS.TS. LA KHẮC HÒA ( LÃ NGUYÊN)!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BS ĐINH HỮU DUNG!NƯỚC VỐI ĐẶC SẢN VÙNG ĐỒNG CHIÊM GIA VIỄN RẤT SẴN!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 13
Trong ngày: 137
Trong tuần: 833
Lượt truy cập: 626265

BÀI HAY TRÊN TRANG BẠN

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ: “THỜI TIẾT VÀ LỄ TIẾT”, “GIA TỘC TIÊN TỔ VÀ CỬU HUYỀN THẤT TỔ” – Đỗ Chiêu Đức


                                              Tác giả bài viết Đỗ Chiêu Đức                                                                                            


TỨ THỜI BÁT TIẾT canh chung thủy,                                           

Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang !       


Đó là đôi câu đối của Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến viết cho vợ chồng ông hàng thịt khi cận Tết; Vợ chồng nầy đã mang tặng cho cụ Nguyễn Khuyến một bát tiết canh và một đôi bồ dục (quả thận, miền Nam gọi là cật heo). Cụ đã xúc cảnh sinh tình viết đôi câu đối trên để tặng lại cho hai vợ chồng ông hàng thịt về treo trước của để mừng xuân đón Tết:
                  

四時八節更終始, TỨ THỜI BÁT TIẾT canh chung thủy,         

岸柳堆蒲欲點妝。 Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang.

 
Chú thích:
 
- Tứ Thời Bát Tiết 四時八節 : TỨ THỜI là bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông; BÁT TIẾT là Tám cái thời tiết chính trong năm, là : Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông, Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân và Đông Chí.
- Canh Chung Thủy 更終始 : CANH là Thay đổi (như CANH TÂN là đổi mới). CHUNG là Cuối cùng là hết; THỦY là Bắt đầu. Nên CANH CHUNG THỦY là Sự thay đổi vận hành về thời tiết của trời đất hết một vòng rồi bắt đầu trở lại.  
- Ngạn Liễu Đôi Bồ 岸柳堆蒲 : NGẠN LIỄU là Hàng liễu mọc dọc theo ven sông; ĐÔI BỒ là Hoa Bồ Công Anh là rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại thuộc họ hoa cúc, nở hoa màu vàng nhỏ mọc lẫn lộn trong cỏ dại. Nên NGẠN LIỄU ĐÔI BỒ là bờ liễu xanh có những khóm hoa vàng lấm tấm mọc trong cỏ dại.
- Dục Điểm Trang 欲點妝 : DỤC là muốn; ĐIỂM TRANG là động từ chỉ sự thoa thoa chấm chấm để làm đẹp của các bà các cô. Nên DỤC ĐIỂM TRANG ở đây chỉ: Liễu bên bờ sông xanh hơn và hoa bồ nở lấm tấm như muốn chấm phá trang điểm cho mùa xuân đẹp hơn lên.
   
Nên, câu đối trên có nghĩa:
                        

Bốn mùa tám tiết chung rồi thủy,                 

Liễu biếc hoa vàng điểm lại trang !

 

   
Câu đối rất bác học, rất nên thơ, vừa trí thức, vừa bình dân, vừa văn hoa vừa thực tế. Bác học vì nói lên sự vận hành của trời đất theo âm dương dịch lý; nên thơ vì gợi được cảnh sắc của buổi đầu xuân; Trí thức vì là câu đối chữ thâm thúy, bình dân vì có ẩn chữ Nôm thường dùng trong đó : Nếu tinh ý, ta sẽ thấy vế đầu của câu đối "Tứ thời Bát Tiết Canh chung thủy", có 3 chữ giữa là "Bát Tiết Canh" trong đó; và vế sau "Ngạn liễu Đôi Bồ Dục điểm trang" có 3 chữ giữa là "Đôi Bồ Dục" ẩn trong đó. Vừa văn hoa theo câu đối Tết lại vừa thực tế để cám ơn người đã tặng cho mình "Bát tiết canh và Đôi bồ dục".
   
Đó là chuyện văn chương lý thú của Tam Nguyên Yên Đỗ, còn ở đây ta chỉ chú trọng đến từ TIẾT trong Tứ Thời Bát Tiết mà thôi.
 
Bỏ qua nghĩa gốc TIẾT là các mắt, các lóng của thảo mộc cỏ hoa, như Các mắt của cây tre, các lóng của cây mía, hay là Khí Tiết của người quân tử ... Ta chỉ xét ý nghĩa của chữ TIẾT ở 2 mặt:
 
THỜI TIẾT 時節LỄ TIẾT 禮節.
 
* THỜI TIẾT 時節 : THỜI là Thời Vụ 時務 là Mùa màng; TIẾT là Khí Tiết 氣節 là Khí hậu. Nên THỜI TIẾT là chỉ Khí hậu mùa màng trong chu kỳ một năm tính theo Âm lịch như sau:
   
Một năm có 4 mùa là Xuân Hạ Thu và Đông; Mỗi mùa có 3 tháng; Mỗi tháng có 2 tiết; Mỗi mùa có 6 tiết; Một năm có 4 mùa, vị chi là 24 tiết, có tên như sau:
    

  1. Mùa Xuân:      

Tháng giêng có 2 tiết: Lập xuân, Vũ thủy 立春、雨水、     

Tháng hai có 2 tiết: Kinh trập, Xuân phân 驚蟄、春分、

Tháng ba có 2 tiết: Thanh minh, Cốc vũ 清明、穀雨、

   

  1. Mùa Hạ:      

Tháng tư có 2 tiết : Lập Hạ, Tiểu mãn 立夏、小滿、      

Tháng năm có 2 tiết: Mang chủng , Hạ chí 芒種、夏至、     

Tháng sáu có 2 tiết: Tiểu thử, Đại thử 小暑、大暑、

   

  1. Mùa Thu:

Tháng bảy có 2 tiết : Lập thu, Xử thử 立秋、處暑、       

Tháng tám có 2 tiết: Bạch lộ, Thu phân 白露、秋分、      

Tháng chín có 2 tiết: Hàn lộ, Sương giáng 寒露、霜降、

   

  1. Mùa Đông:      

Tháng mười có 2 tiết: Lập Đông, Tiểu tuyết  立冬、小雪、       

Tháng mười một có 2 tiết: Đại tuyết, Đông chí 大雪、冬至、     

Tháng mười hai có 2 tiết: Tiểu hàn, Đại hàn  小寒、大寒。

   

Đó là 24 tiết tính theo thời vụ mùa màng của nông dân căn cứ vào KHÍ TIẾT của THỜI TIẾT mà canh tác trồng trọt.
 
Còn...  
    
* LỄ TIẾT 禮節 là các ngày nghỉ lễ rổi rảnh ăn mừng cho một giai đoạn canh tác, một thời điểm giao mùa chuyển từ thời vụ nầy qua thời vụ khác hay là giai đoạn thích hợp cho các phong tục tập quán nhân lúc nông nhàn rảnh rổi. Vì thế BÁT TIẾT 八節 ngoài nghĩa được hiểu là 8 trong 24 Thời Tiết trong năm ra, còn được hiểu là những ngày Lễ Hội trong năm như sau:
   
    1. Thượng Nguyên Tiết 上元節 : Còn được gọi là Tiết Nguyên Tiêu 元宵節, là ngày Rằm tháng giêng hay Rằm Thượng Nguyên (ngày 15 tháng 1 Âm lịch), ngày trăng tròn của tháng đầu tiên nên cũng là ngày hội hoa đăng đầu tiên trong năm, nên còn gọi là Đăng Tiết 燈節 (Lễ Đèn). Ngày này ta thường gọi là ngày "Rằm Thượng Ngươn" hay "Tết Nguyên Tiêu".
 

    2. Hoa Triêu Tiết 花朝節 : Ngày 12 hoặc 15 của tháng 2 Âm lịch là ngày Lễ Hội mừng Sinh Nhật của các loài hoa khi trăm hoa đang nở rộ (Ta không có lễ hội nầy).
    
    3. Thanh Minh Tiết 清明節 : Thường ở vào các ngày đầu tháng 3 Âm lịch, tiết trời trong sáng và "Cỏ non xanh tận chân trời", nên lại là ngày "Lễ là Tảo Mộ, hội là Đạp Thanh" như cụ Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều. Đây là ngày quét tước mồ mả cúng tế ông bà vừa để tưởng nhớ công ơn vừa để trình cho biết về hoạt động cho vụ mùa sắp tới. Giới bình dân thường gọi ngày này là "Tết Thanh Minh".
     
    4. Lập Hạ Tiết 立夏節 : HẠ là Hoa Hạ, Hạ còn có nghĩa là lớn, Lập Hạ là Lễ mừng cây ươm trồng ở mùa xuân đã lớn. Nghinh Hạ ở nam giao, tế Xích đế Chúc Dung (thần lửa). Ta không có ngày mừng lễ tết nầy.
    
    5. Đoan Ngọ Tiết 端午節 : Ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Theo Kinh Dịch số 5 thuộc dương, nên còn gọi là Tiết Đoan Dương 端陽節. Ngày này có lệ rải vôi quanh nhà và tưới rượu hùng hoàng để ngừa rắn rết vào nhà. Cúng tế Ôn ThầnTống trừ Ôn dịch. Ta gọi là Tết Đoan Ngọ hay Tết giữa Năm. Trong ca dao dân gian của ta theo Quốc văn Giáo Khoa Thư (1943) và trong Thi Viên net. cũng có câu:
                                  

Tháng tư đong đậu nấu chè                          

Ăn TẾT ĐOAN NGỌ trở về tháng năm.

   

  1. Trung Nguyên Tiết 中元節 : là ngày Rằm tháng bảy, nông phẩm hằng năm đã bắt đầu thu hoạch. Nông dân làm lễ cúng tạ đất đai. Nhưng theo Đạo giáo là ngày lễ Địa Quan xá tội; sau do ảnh hưởng của Phật giáo, rằm tháng bảy là ngày Xá Tội Vong Nhân, là Tiết Vu Lan Bồn 盂蘭盆節. Ta gọi là Lễ Vu Lan. Trong bài ca dao dân gian nêu trên cũng có câu:

Tháng sáu buôn nhãn bán trăm,                         

Tháng bảy ngày rằm Xá Tội Vong Nhân.



  1. Trung Thu Tiết 中秋節 : là ngày rằm tháng tám, là ngày trăng tròn và sáng nhất trong năm, nên còn gọi là ngày Lễ Mặt Trăng, có tục lệ cúng trăng; Trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn viên (ĐOÀN 團 là một khối tròn, VIÊN 圓 là Tròn trịa đầy đặn; nên ĐOÀN VIÊN là Một khối tròn trịa đầy đặn không bị sứt mẻ) Nên Tiết Trung Thu còn được gọi là Tiết Đoàn Viên 團圓節 cho những người ở nơi xa tìm về đoàn tụ với gia đình. Ta gọi là ngày Tết Trung Thu và là ngày Tết Nhi Đồng của Việt Nam ta. Đúng như câu: "Tháng tám chơi đèn kéo quân"...

        8. Trùng Dương Tiết 重陽節 : Ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch, nên còn gọi là Tiết Trùng Cửu 重九節. Vì mùa màng đều đã thu hoạch xong cả rồi nên con cháu thường chọn những món ngon vật lạ dâng lên cho ông bà, nên còn gọi là Lão Nhân Tiết 老人節 (Lễ Tết của Người Già), là Lễ tiết cuối cùng trong năm, vì sau đó thời tiết sẽ chuyển lạnh, nên lại có tục đăng cao để tạ ơn và tế lễ mồ mả ông bà. Ngắm hoa cúc và uống rượu cúc "Thu ẩm hoàng hoa tửu 秋飲黃花酒" chính là lúc nầy đây. Ta thường gọi là Tết Trùng Cửu.
        
    Ngoài ra, vượt lên trên tất cả các lễ tiết, ta còn có Nguyên Đán Tiết 元旦節, ta gọi là Tết Nguyên Đán để cùng mừng đón năm mới tuổi mới vì đó là ngày đầu tiên trong năm với rất nhiều tục lệ và lễ hội vui chơi tùy theo từng vùng từng địa phương "ĂN TẾT" như thế nào. Gần đây, người Trung Quốc phân biệt gọi Tết Dương Lịch là "Nguyên Đán Tiết", còn Tết Âm lịch thì được gọi là XUÂN TIẾT 春節. Như ta thường gọi Tết Nguyên Đán là "Ba Ngày Xuân" vậy.
      
    Sở dĩ phải kể lể dài dòng văn tự như trên để cho thấy là chữ TẾT trong tiếng Nôm ta có nguồn gốc từ chữ TIẾT mà ra, để khỏi phải mắc công nhiêu khê đi tìm nguồn gốc của chữ TẾT, trong khi NÓ đã rành rành hiển nhiên trong cuộc sống từ mấy ngàn năm qua cho đến hiện nay, như Tết Nguyên Tiêu, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu, Tết Trùng Cửu... Cụ thể nhất là trong Từ Điển Hán Nôm trên mạng của ta cũng phiên âm chữ TIẾT 節 là TẾT, và từ LỄ TIẾT 禮節 được đọc thành LỄ TẾT.
     

    Nói đến LỄ TẾT thì không thể không nhắc đến ông bà Tổ tiên, nên ngày 30 cuối cùng của tháng Chạp, được gọi là "NGÀY 30 TẾT" thì tất con cháu đều làm lễ "Rước Ông Bà" về để cùng "Ăn Tết". Miền Bắc thì có bàn thờ "Gia Tiên", miền Nam thì có bàn thờ "Cửu Huyền Thất Tổ".
        
    GIA TIÊN 家先 là nói gọn lại của nhóm từ GIA TỘC TIÊN TỔ 家族先祖. GIA TỘC là những người cùng chung một dòng họ trong gia đình; TIÊN TỔ là Ông tổ của những đời trước bắt đầu từ ông nội trở lên. Nên "Bàn Thờ Gia Tiên" là Bàn thờ thờ phượng những bậc cha ông tiền bối trước đó của gia đình họ tộc. Nói chung cho dễ hiểu là "BÀN THỜ ÔNG BÀ TIÊN TỔ". Tương tự...
        
    CỬU HUYỀN THẤT TỔ 九玄七祖 : là nhóm từ chỉ chung tất cả dòng họ tổ tiên theo hệ thống Phụ Hệ, sẽ được siêu độ từ cao nhất xuống thấp nhất. Theo các ĐẠO KINH 道經 của Đạo Giáo : Nếu như một người đắc đạo thì cả Cửu Huyền Thất Tổ của người đó đều được siêu thăng ! Vậy "CỬU HUYỀN THẤT TỔ" là những ai ? Đó chính là 7 đời cha ông về trước và 9 đời con cháu về sau. Cụ thể như sau:
       
    * THẤT TỔ 七祖 gồm có:        
  2. PHỤ 父 (cha),                   PHỤ THÂN 父親.
  3. TỔ 祖 (Ông Nội),            TỔ PHỤ   祖父.
  4. TẰNG 曾 (Ông Cố),         TẰNG TỔ 曾祖.
  5. CAO 高 (Ông Sơ),            CAO TỔ   高祖.
  6. THÁI 太 (ông Cố Sơ),     THÁI TỔ 太祖.
  7. HUYỀN 玄 (ông Cố cố),   HUYỀN TỔ 玄祖.
  8. HIỂN 顯 (Ông Sơ Sơ).      HIỂN TỔ 顯祖.

     

Gom lại cho gọn cho dễ nhớ, THẤT TỔ là : PHỤ, TỔ, TẰNG, CAO, THÁI, HUYỀN, HIỂN.
Còn...
  
* CỬU HUYỀN 九玄 thì gồm có:         

  1. TỬ 子 (Con)                       NHI TỬ 兒子.
  2. TÔN 孫 (Cháu)                 TÔN TỬ 孫子.
  3. TẰNG 曾 (Chắt)               TẰNG TÔN 曾孫.
  4. HUYỀN 玄 (Chút)            HUYỀN TÔN 玄孫.
  5. LAI 來 (Chít)                   LAI TÔN 來孫.
  6. CÔN 昆 (Chắt Chắt)         CÔN TÔN 昆.
  7. NHƯNG 仍 (Chút Chút)   NHƯNG TÔN 仍孫.
  8. VÂN 雲 (Chít Chít)            VÂN TÔN 雲孫.
  9. NHĨ 耳 (Cháu 8 đời)         NHĨ TÔN 耳孫.

   

Nói gọn lại CỬU HUYỀN là: TỬ, TÔN, TẰNG, HUYỀN, LAI, CÔN, NHƯNG, VÂN, NHĨ.
 

                       Bàn Thờ GIA TIÊN                           Bàn Thờ CỬU HUYỀN THẤT TỔ
    
Trên đây là những tài liệu căn cứ vào các Đạo Kinh của Đạo Giáo được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Trung Hoa.
    
Hiện nhóm từ "CỬU HUYỀN THẤT TỔ" còn đang tranh cãi trong tập quán thờ cúng của miền Nam, người miền Bắc và người Việt gốc Hoa không có bàn thờ CỬU HUYỀN THẤT TỔ. Chỉ có bàn thờ GIA TIÊN, tức bàn THỜ ÔNG BÀ. Có thể do ảnh hưởng của các pháp sư, thầy bùa, thầy pháp (các hình thức biến thể của Đạo Giáo) của dân gian trong việc cúng tế, nên người miền Nam mới có bàn thờ CỬU HUYỀN THẤT TỔ (Nhưng không phải nhà nào cũng có). Cũng có thể do từ CỬU HUYỀN còn có nghĩa là CỬU THIÊN 九天 mà ra chăng ?!...
 
Để kết thúc bài viết nầy, mời tất cả cùng đọc một câu đối rất hay và rất phổ biến trong những nhà có bàn thờ CỬU HUYỀN THẤT TỔ như sau:
            

Kính thất tổ thiên niên bất tận,                  敬七祖千年不盡,     

Trọng cửu huyền nội ngoại tương đồng.   重九玄內外相同。

 

Có nghĩa:
             

Lòng kính trọng Thất Tổ ngàn năm cũng không dứt,              

Tôn trọng Cửu Huyền của 2 bên nội ngoại ngang bằng như nhau.

    

Trở lại với câu nói trong ĐẠO KINH: "Nếu như một người đắc đạo thì cả Cửu Huyền Thất Tổ của người đó đều được siêu thăng!"
      

Hẹn bài viết tới !
 
                                                                                   杜紹德
                                                                           Đỗ Chiêu Đức


Posted by Bâng Khuâng at 2/16/2022 06:06:00 CH

Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Labels: Đỗ Chiêu Đức, NGÔN NGỮ

 

2 nhận xét:

  1. khatiemly10:55 18 tháng 2, 2022Trả lời
  2. rất thú vị
  3. Vũ Nho Ninh Bình09:35 24 tháng 2, 2022Trả lờiXóa
  4. CÁM ƠN TÁC GIẢ ĐỖ CHIÊU ĐỨC!
    BÀI VIẾT CÔNG PHU VÀ THÚ VỊ!
    XIN PHÉP TÁC GIẢ VÀ CHỦ TRANG BÂNG KHUÂNG CHÉP VỀ TRANG BLOG CÁ NHÂN CHO NHIỀU NGƯỜI ĐỌC!hoa-tuoi-go-vap_hoa-mai
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)