bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 23
Trong ngày: 511
Trong tuần: 1450
Lượt truy cập: 640272

BẾ KIẾN QUỐC VÀ BÀI THƠ NHỚ MẸ

Bế Kiến Quốc và bài thơ “Nhớ mẹ”

                      

                       Buồn hay vui, con cũng đã quay về

Đi lẫn vào dòng người vừa tan tầm Máy Dệt

Những hạt bông trên áo quần, trên tóc

Ai thì không nhận ra, con thì con nhận ra

 

Vì ngày xưa khi tan tầm về nhà

Mẹ cũng có những hạt bông như thế

Và thời gian – khi con còn bé được chia theo thời gian của mẹ,

thành ca sáng, ca chiều, ca đêm

 

Và căn bệnh đầu tiên mà con biết, là từ mẹ: bệnh tim

Vì thế, khi thấy con làm thơ, mẹ buồn nhưng chẳng nói

Giữa nghề dệt ngôn từ với nghề dệt vải

Mẹ biết, chọn nghề gì con cũng gặp gian nan

 

Giờ thì muộn rồi. Ca sáng vừa tan

                   Những người thợ ra về-những hạt bông trên áo quần, trên tóc…

Bốn mươi năm… ngỡ có gì đâu khác?

Chỉ mẹ đã không còn. Và con lại bệnh tim…

Nam Định, tháng 9-1998

                           (Trích trong “Mãi mãi ngày đầu tiên” Nxb Hội nhà Văn 2002)

 

      Lời bình Thanh Ứng   

            

               Tôi biết và quen Bế Kiến Quốc từ khi anh là biên tập viên tạp chí “Núi Tản, sông Đà” của tỉnh Hà Sơn Bình xưa cũ. Ngày đó quan hệ hệ giữa biên tập viên và cộng tác viên thật gần gũi . Tôi có bài thơ nào gửi tạp chí là anh đọc kĩ và góp ý, sửa chữa rất cẩn thận. Khi anh lên biên tập thơ tuần báo “Văn Nghệ” do nhiều lí do, tôi ít được gặp anh. Có một lần gặp tôi, anh hỏi: “Ông vẫn làm thơ đấy chứ ? Sao không thấy gửi cho tôi?” Tôi ngại ngùng nói: “Tôi vẫn làm thơ, nhưng thơ tôi độ này chán lắm anh ạ!”. Bế Kiến Quốc ngước đôi mắt kính nhìn tôi: “Ông cứ gửi cho tôi 5 bài xem nó chán đến mức nào nào?” Cảm động trước thịnh tình của anh nhưng rồi, kể cả khi anh làm Tổng biên tập báo “Người Hà Nội”, tôi vẫn không có bài thơ nào gửi anh. Khi nghe tin  anh bị trọng bệnh, tôi và một người bạn nhà văn ra nhà anh thăm. Mấy năm không gặp nhau mà anh vẫn nhớ tôi và những bài thơ của tôi gửi anh thời “Núi Tản, Sông Đà”. Anh vui chuyện như không có gì xảy ra. Khi hỏi về bệnh tình, anh bảo đang uống thuốc nam độ thời gian nữa là khỏi. Nhưng rồi, anh không khỏi và phải xa anh mãi mãi. Tôi và rất đông bạn bè Hà Tây ra viếng và vĩnh biệt anh. Một thời gian sau, tôi được nhà thơ Đỗ Bạch Mai gửi tặng tập thơ “Mãi mãi ngày đầu tiên” của anh. Đọc tập thơ mà bùi ngùi, xúc động. Trong đó, ấn tượng với tôi sâu hơn cả là bài thơ “Nhớ mẹ”    Cả bài thơ thấm đượm một nỗi buồn: Nhớ mẹ. Bắt đầu từ khổ thơ đầu tiên: tác giả về lại thành phố dệt quê hương: “Buồn hay vui, con cũng đã quay về”. Từng dòng, từng chữ hiện lên một tâm trạng buồn nhớ “Đi lẫn vào dòng người vừa tan tầm Máy Dệt”. Trong trăm thứ hiện diện trước mặt, anh nhận ra: “Những hạt bông trên áo quần, trên tóc”. Có chữ “thì”, chữ “con” đay đi, đay lại ở dòng thơ cuối: “Ai thì không nhận ra, con thì con nhận ra”. Đó là ấn tượng sâu đậm từ ngày xưa còn ám ảnh anh đến bây giờ về người mẹ lao động vô vàn thương quý. Từ những hạt bông anh nhận ra “trên áo quần, trên tóc” như thế, anh nhớ về mẹ và cuộc sống cần lao của người thợ gắn với tuổi thơ anh: “Vì ngày xưa khi tan tầm về nhà / Mẹ cũng có những hạt bông như thế / Và thời gian – khi con còn bé / Được chia theo thời gian của mẹ, / thành ca sáng, ca chiều, ca đêm”… Câu thơ như kể, giản dị giúp cho người đọc nhớ về một cuộc đời lao động vất vả của người mẹ - thợ dệt những năm tháng cần lao, vất vả. Tất cả thời gian của những người liên quan, đặc biệt là tuổi thơ của tác giả đều gắn liền với nhịp điệu lao động hối hả, khẩn trương của người mẹ hiền.

Với mẹ, anh có bao kỷ niệm, bao điều muốn kể, muốn nói, có buồn, có vui. Ở đây, anh nhớ về mẹ gắn liền với khổ đau đời mình: Người mẹ và căn bệnh của con: bệnh tim và bệnh làm thơ. Cả hai đều làm mẹ buồn: “Giữa nghề dệt ngôn từ với nghề dệt vải / Mẹ biết, chọn nghề gì con cũng gặp gian nan”. Một sự so sánh độc đáo, làm thơ là nghề dệt ngôn từ cũng vất vả, gian truân  như nghề dệt vải của mẹ. Nhất là đối với con trai mẹ đang mang trong mình bệnh tim. Một sự cảm hiểu sâu sắc của người mẹ với con. Tất cả thấm vào đời mẹ một nỗi buồn thương âm thầm, lặng lẽ. Bà chịu đựng nỗi đau như chỉ của riêng mình. Người con nhắc đến những điều trên như một sự tri ân tình cảm lớn lao, cao cả của người mẹ như bao nhiêu bà mẹ Việt Nam khác.

Khổ cuối bài thơ trở lại tâm trạng tác giả trong lần trở về ấy. Lại gặp những người thợ vừa tan ca. Như mẹ ngày xưa họ vẫn có “những hạt bông trên áo quần, trên tóc…” Vẫn là những vất vả làm lụng của người thợ. Tất cả diễn ra hằng ngày như không có gì thay đổi. Mở đầu bài thơ, chi tiết những hạt bông đính trên áo quần, trên tóc người thợ gợi cho anh nhớ về mẹ. Khổ cuối bài thơ, lại trở lại những hình ảnh người thợ tan ca và những hạt bông… “Giờ thì muộn rồi. Ca sáng vừa tan / Những người thợ ra về - những hạt bông trên áo quần, trên tóc…” Từ sự liên tưởng quá khứ - hiện tại, tác giả đặt câu hỏi và tự trả lời “Bốn mươi năm… ngỡ có gì đâu khác? / Chỉ mẹ đã không còn. Và con lại bệnh tim…” Nhà thơ nói lên những sự thật đau lòng: mẹ mất và bản thân lại mang trọng bệnh – căn bệnh mà mẹ đã nhận ra ở trong anh từ bốn mươi năm nay. Một dòng thơ đơn giản mà chứa những nỗi đau lớn nhói vào tim độc giả khi đọc bài thơ. Thế rồi, từ căn bệnh đầu tiên đó, nhà thơ đã phải chịu đựng, chống chọi với những căn bệnh quái ác khác và ra đi vĩnh biệt chúng ta ngày 25 tháng 6 năm 2002 khi “Yêu đã xong, ân oán cũng xong rồi” (Thơ Bế Kiến Quốc).Bài thơ “Nhớ mẹ”, đằng sau sự buồn đau, thương nhớ là tấm lòng sâu nặng của người con với người mẹ lao động và hết lòng lo toan cuộc sống của con. “Những hạt bông trên áo quần, trên tóc” mãi mãi là hình ảnh đáng nhớ trong một bài thơ đáng nhớ của nhà thơ tài hoa Bế Kiến Quốc.

                                                                                           

                                                                Thanh Ứng

 

 

 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)