bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

Vy

Muốn mua sản phẩm

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 10
Trong ngày: 118
Trong tuần: 848
Lượt truy cập: 679979

TIÊN PHƯỚC - SÁNG MỘT TIỀM NĂNG

Cầm Sơn

TIÊN PHƯỚC - SÁNG MỘT TIỀM NĂNG

   Ngày thứ ba trong hành trình “về xứ Quảng”, đoàn được Phan Thạch Lựu hướng dẫn lên thăm huyện Tiên Phước, nơi có Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng là một di tích lịch sử cấp Quốc gia. Qua thị trấn Tiên Phước, xe đón thêm Nguyễn Thị Kim Thiện, cán bộ phòng Văn hóa Thông tin huyện Tiên Phước cùng đi hướng dẫn đoàn. Điểm đến đầu tiên của đoàn là nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng. Ở đây cũng đang có một đoàn đông học sinh của một trường nào đó đang được một hướng dẫn viên thuyết minh ch tiết di tích lịch sử. Đoàn cũng được Kim Thiện cho biết thêm một vài thông tin về di tích và một số chi tiết về ngôi nhà và cụ Huỳnh.

   Dời nhà cụ Huỳnh, đoàn được hướng dẫn đến thăm một ngôi làng cổ ở xã Tiên Cảnh. Dọc hai bên đường xe chạy, phía ngòai ven đường được trồng trải dài những khóm hoa đang thì nở bông hồng rực rất đẹp. Tại thôn văn hóa Lộc Yên, đoàn đã đến thăm hai ngôi nhà cổ. Về kiến trúc cũng giống những ngôi nhà cổ ở Việt Nam nói chung, cũng có ban thờ gia tiên ở gian giữa với những câu đối treo dọc cột cái, cột quân, hai gian bên là sập gỗ hoặc trường kỷ. Nét riêng biệt ở đây là phía trước cửa gian chính ngoài sân, thay vì bức cuốn thư như ở miến Bắc thì là một cái bể nước. Về kiến trúc tổng thể thì nét đặc biệt nhất là những bờ rào quanh nhà toàn bằng đá nhặt nhạnh ngay tại chỗ xếp lên nhau thành bức tường rất phẳng, họ chỉ xếp đá chồng lên nhau thôi chứ không hề dùng vữa xi măng hoặc vôi cát để xây. Cái thú vị là nhà nào cũng sở hữu một diện tích đất rộng hàng héc ta, vài héc ta trồng cây lấy gỗ hoặc cây ăn quả. Ở một nhà chúng tôi vào thăm nằm giữa một vườn rộng trồng cây Loòng boong, chim trong vườn hót hòa âm với nhạc ve râm ran nghe như đang ngồi giữa một cánh rừng nguyên sinh. Đặc sản ở đây có Rượu Loòng boong và đồ mỹ nghệ đan lát từ chất liệu tre, nứa.

  Theo Kim Thiện thì đây là vùng đất “Sinh sau để muộn” trong tiến trình mở cõi về phương Nam của chúa Nguyễn, làng Lộc Yên được hình thành khi các dòng họ từ Thanh – Nghệ đã thiết lập cơ cấu làng xã ở các vùng đồng bằng ven biển miền Trung và có nhu cầu mở rộng địa bàn cư trú, khai khẩn thêm đất canh tác về vùng Tây Quảng Nam. Nửa cuối thế kỷ 18, ông Nguyễn Công Tuyết từ làng Tân Phước (Tam Kỳ) đã đưa dân đinh về khai hoang, lập làng. Lộc Yên được khai sinh với tên gọi ban đầu là Lộc An, về sau đổi tên gọi là thôn 4 (Cổng thông tin Du lịch Tiên Phước)

  Buổi trưa, đoàn được hướng dẫn tham quan và dùng cơm trong một nhà vườn có tên là “Đào Gia Trang”. Các quán nhỏ cho một mâm cơm được làm nép dưới bóng cây rừng tạo ra một không khí gần gũi với thiên nhiên. Có vè hoàng sơ, có vẻ yên bình nhưng chúng tôi thấy có nhiều du khách vào dùng bữa và cả tạo hình chụp ảnh trong vườn.

  Được biết lãnh đạo và nhân dân huyện Tiên Phước đã xác định phát triển du lịch là một hướng đi mới và đã có những kế hoạch cụ thể đề ra trong nghị quyết của huyện Đảng bộ. Tin tưởng nếu còn có cơ hội thăm lại sẽ được chứng kiến tiềm năng trở thành hiện thực, Tiên Phước sẽ là một điểm đến sáng trong bản đồ du lịch tỉnh Quảng Nam.

                                                                                              C.S

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)