bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

Vy

Muốn mua sản phẩm

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 20
Trong ngày: 169
Trong tuần: 906
Lượt truy cập: 696605

CHÚNG TÔI VỀ MIỀN BẮC KẠN

CHÚNG TÔI VỀ MIỀN BẮC KẠN

                Ghi chép của Vũ Nho

v_nho_nguyn_kh

                Những ai đã từng tổ chức các chuyến đi giao lưu, thăm thú đều biết rằng không hề đơn giản chút nào. Liên hệ nơi đi, liên hệ thuê xe, tính toán nơi thăm, đặt khách sạn ăn, nghỉ,…Rồi chốt danh sách, định ngày lên đường, thông báo địa điểm đón xe,…

                Trưởng Miền Phạm Tâm Dung không biết có bao cuộc điện thoại, bao nhiêu tin nhắn liên hệ với miền viên Nguyễn Thị Xê ở Bắc Kạn mới chốt được ngày đi là 13 tháng 5, người đi là 28. Địa điểm thăm là khu di tích Nà Tu, ( nếu còn thì giờ thì thăm bản người Dao), giao lưu thơ ca với Câu lạc bộ văn nghệ thành phố Bắc Kạn, thăm hồ Ba Bể, một cảnh đẹp, một địa điểm du lịch nổi tiếng  không chỉ của tỉnh, mà của cả nước ta.

                Mọi sự xong xuôi cả thì đùng một cái, trời mưa dầm dề. Và cũng đùng một cái, 10 người đã đăng kí tham gia đột ngột thông báo xin rút! Đến nỗi Phó trưởng miền, nha thơ Nguyễn Đình Bắc trước ngày xuất phát lo lắng, gọi điện cho tôi với giọng vô cùng  băn khoăn, hồi hộp : “ Có khi phải thông báo hoãn mất thôi bác ạ!”. Tôi động viên an ủi rằng, chưa có ý kiến gì của Trưởng Miền. Theo tôi thì còn 18 người cũng không sao! Hoãn  sẽ nhiều chuyện nhiêu khê , rắc rối lắm! Tiền xe đã ứng trước rồi! Rồi đơn vị bạn đã in pa nô, đã mời lãnh đạo địa phương,…

                Thật may mắn làm sao! Đêm trước khi đi, trời mưa dầm dề, nhưng buổi sáng thì lại tạnh ráo! Đủ 16 người, trừ vợ chồng TS Trịnh Quốc Thắng và Trương Phương Nghi tối trước tham gia đêm Đàn bà Thơ ở Ecopak, mệt nên không thể đi cùng đoàn.

                16 người cũng đủ đàng hoàng. Ngoài các trụ cột của Miền Cổ tích (MCT), lần này có những  người mới đi với MCT lần đầu tiên. Đó là các anh chị Hoàng Thảo, TS Cao Ngọc Châu,  Nhạc sĩ nhà thơ Phạm Văn Quang, Trương Việt, Thanh Sơn ở Hoài Đức, chị  Minh Khuê,…

                Điều lí thú là tuy mới lần đầu gặp nhau, nhưng đã từng nghe tên, đọc bài của nhau, lại còn viết nữa. Như Trưởng Miền Phạm Tâm Dung đã bình bài thơ tình “Cây nến” của TS. Cao Ngọc Châu. Sau lời chào hỏi của Trưởng Miền, Thanh Tùng phụ trách luôn chương trình giao lưu nội bộ Đoàn ở trên xe. TS Cao Ngọc Châu đọc bài thơ Bắc Kạn, anh nói rằng chuẩn bị cả quân phục, mũ tai bèo cho tiết mục giao lưu buổi tối ( Hóa ra anh vốn là chiến sĩ đặc công). Nhà giáo Thanh Tùng yêu cầu Cố vấn trưởng giới thiệu khái quát về Bắc Kạn để anh em trong Đoàn hình dung và chuẩn bị tâm thế tiếp xúc. Tôi nói rằng bài thơ của anh Châu đã giới thiệu khá đầy đủ đặc điểm Bắc Kạn, thắng cảnh và đặc sản rồi. Chỉ xin lưu ý mọi người rằng có câu ca dao:

                Bắc Kạn có suối đãi vàng

                Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh

Đoàn  hẳn là không thăm chỗ đãi vàng hay đào vàng một thời. Nhưng chắc sẽ thăm Hồ Ba Bể và sẽ gặp nhiều nàng áo xanh, những sơn nữ xinh như mộng. Các bác tha hồ làm thơ…

                Tế Hanh từng viết “Ba bài thơ về hồ Ba Bể”, Hoàng Trung Thông có bài thơ nổi tiếng “Trên hồ Ba Bể”

            Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba-bể
            Trên cả mây trời trên núi xanh
            Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
           Mái chèo khua bóng núi rung rinh.

Tôi hi vọng các thi nhân MCT ta sau chuyến thăm, sẽ có những câu thơ để đời về Ba Bể.

          Nhạc sĩ nhà thơ Phạm Văn Quang đọc bài thơ về chuyện mất kính. Có một ý thơ thú vị là mất kính nên nhìn không rõ, nhìn cứ mờ mờ ảo ảo ảo, nên nhìn vợ quen mà lại hóa lạ cứ đẹp lung linh!

          Nhân đấy anh Hoàng Thảo cũng kể chuyện mất kính và được một bạn yêu mến tặng cho cặp kính đẹp khi thăm Đền Đô! Rủi lại hóa may! Nhà thơ Thanh Tùng kể kỉ niệm về quê chồng vùng ven biển nhân ngày giết sâu bọ, có tục xuống nước lấy may. Nhà thơ mang kính nhưng sóng biển làm kính rơi mất, mọi người mò giúp nhưng không thể nào thấy được, mò kính, tuy kính to nhưng cũng khó chẳng kém gì  “đáy bể mò kim”. May đâu chưa thấy, đã thấy rủi…mất kính! Đành an ủi “của đi thay người”!

          Vũ Nho tôi nhân tiện kể chuyện lần đi công tác Quảng Trị, mua vé tàu nằm. Anh chàng mặc com lê, thắt cà vạt, xách cặp rõ oai (Vì đi làm cho dự án ngân hàng ADB). Nhưng kính lại để trong cặp khóa cẩn thận. Thế là phải nhờ nhân viên  đường sắt xem hộ vé và chỉ cho  số toa, số giường. Lên tàu rồi, chàng mới tự nghĩ tình huống buồn cười. Chắc anh nhân viên kinh ngạc vì gặp một người com lê, cà vạt xách cặp rõ oai mà không biết chữ! ( Không đọc được số toa, số giường thì hẳn là …mù chữ chứ còn gì!). Thế là chàng ứng khẩu được câu thơ “nịnh vợ”:

          Tiến sĩ! Phó giáo sư!

          Không có kính, anh thành…mù chữ!

          Anh sẽ thành gì…nếu chẳng có em

Cả xe cười ầm.

          Chị Song Thủy đọc thơ, chị Minh Khuê hát chèo điệu đào liễu, Anh Đình Bắc, Quang Hoàn đều có đọc. Không rõ ai đọc bài thơ tình của người cao tuổi, sự gặp nhau muộn màng của  cụ - chàng và cụ- nàng khi đã hoàng hôn của cuộc đời,... Nhân thế Vũ Nho tôi đọc 2 bài ca dao  “ Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay và “Sao anh không hỏi những ngày còn không/ Bây giờ em đã có chồng/ Như chim vào lồng, như ca cắn câu..." Rồi liên hệ đến cô nàng trong bài “Tiết phụ ngâm của Trương Tịch (Trung Hoa), đã có chồng, được tặng ngọc, nhận giấu bên minh;  nhưng nghĩ lại không chung thủy với chồng nên đem trả:

          Trả ngọc nước mắt như mưa

          Giận không gặp gỡ khi chưa có chồng

Điều này đã được viết trong bài bình thơ “Cuộc gặp muộn mằn”.

Anh cao Ngọc Châu bổ sung rằng 2 bài ca dao đó có người cho rằng gắn liền với Đào Duy Từ, người bỏ vào Nam theo chúa Nguyễn. Đó như là một giai thoại,…

          Cứ râm ran giao lưu nội bộ. Rồi xe đã đến Bắc Kạn.  Chị Nguyễn Thị Xê, miền viên cùng chị Vũ Thị Chiến, Phó chủ nhiệm câu lạc bộ văn nghệ thành phố Bắc Kạn đón Đoàn ở KS Ngọc Diệp.         

Buổi chiều Đoàn, vào thăm nhà chị Nguyễn Thị Xê, miền viên MCT. Chị Xê học khoa Văn Việt Bắc với nhà thơ Đoàn Thị Ký, sau Vũ Nho một khóa. Ngôi nhà khang trang, có gara ô tô, có vườn. Cả đoạn ăn hoa quả,  nghỉ ngơi, Trưởng, Phó Miền và Trưởng cố vấn lên  thắp hương cho các cụ. Rời nhà chị Xê, Đoàn   lên thăm khu di tích quốc gia Nà Tu ( Cửa ruộng) xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông. Nơi đây Bác Hồ đã  thăm đội Thanh niên xung phong làm đường và người đã tặng mấy câu nổi tiếng:

          Không có việc gì khó

          Chỉ sợ lòng không bền

          Đào núi và lập biển

          Quyết chí ắt làm nên

Cả đoàn dâng hương trong ngôi nhà kỉ niệm, nhà thơ Đình Bắc ghi vào sổ lưu niệm. Rồi chúng tôi nghe bạn Hằng, phụ trách khu di tích nói về cuộc gặp của Bác với Thanh niên xung phong. Chúng tôi chụp ảnh trước bức tượng đài. Anh Hoàng Thảo hỏi han, ghi chép cẩn thận vào sổ tay những thông tin bạn Hằng cung cấp. Nhiều bức ảnh được chụp. Hẳn là các thành viên trong Đoàn sẽ có thơ , văn về cuộc gặp gỡ này.

          Sau khi ăn cơm chiều, cả Đoàn lên xe đến nhà văn hóa của phường trong thành phố. Trong bữa cơm ở nhà hàng với các món đặc sản Bắc Kạn như cá suối chiên giòn quấn lá lốt, thịt gà chạy bộ, rau bò khai, bánh ngô trắng muốt ngỡ bánh dầy, mướp đắng nhồi thịt,… có bia, có pépsi và đặc biệt là rượu  ngon nếp cẩm của anh Thanh Sơn, rượu dâu của Phó miền Đình Bắc, rượu sâm của thi nhân Quang Hoàn,..Có chén rượu nên không khí càng rôm rả, thân tình với các vị lãnh đạo Câu lạc bộ văn nghệ Thành phố.

          Buổi giao lưu bắt đầu với việc giới thiệu chương trình và đại biểu của MC Thanh Tùng, đoàn MCT.

          Hai tiết mục chào mừng của CLB nghệ thuật thành phố và một của MCT rất độc đáo và ấn tượng. Nhà văn Phạm Ngọc Tâm Dung đọc lời khai mạc. Nhà thơ Nguyễn Đình Bắc giới thiệu tóm tắt về Thi nhân MCT, những hoạt động giao lưu, in ấn, phổ biến tác phẩm. Vũ Nho được mời lên mở đầu giao lưu! Thật cảm động!

( Khi  giao lưu nội bộ ở trên ô tô, tôi đã khoe rằng từng là cua rơ xe đạp xuyên Bắc Kạn. Đi từ Ninh Bình ra Hà Nội, nghỉ ở nhà thầy Mai Xuân Hải, hôm sau đạp sang Yên Viên mới có tàu Thái Nguyên. Nhưng đến Yên Viên, tàu đã chạy rồi. Đành đạp tiếp Thái Nguyên. Nghỉ đêm ở Thái Nguyên, lấy tem phiếu cho Đoàn Thực tập rồi đạp miết lên Bắc Kạn. Tối thì đến. May mà chiếc xe Phượng Hoàng của ông bà Thám cho thằng cháu mượn rất tốt! Không trục tặc hỏng hóc gì).

 Tại Hội trường, tôi đã nhắc vắn tắt kỉ niệm làm trưởng Đoàn thực tập ở cấp 3 Bắc Kạn và buổi liên hoan uống rượu bằng bát ( vì không đủ chén) với thầy Hiệu trưởng Ma Văn Tiều, các thầy Kiệm, cô Bích dạy Văn  và Hội đồng nhà trường. Tôi cũng tự hào là Trưởng đoàn dẫn sinh viên kiến tập đầu tiên đến cấp 3 Chợ Đồn, vì trước 1975, đây là khu quân sự bí mật “ngoại bất nhập”. Và để bày tỏ lòng yêu mến mảnh đất Bắc Kạn, tôi “phá lệ” hát 2 bài. Một bài “Lặng lẽ tình yêu” phổ nhạc cho bài thơ của sinh viên Nguyễn Kiên Thọ, khi tôi ở Nga về, làm Chủ khảo cuộc thi thơ của Liên chi đoàn khoa Văn. Một bài hát tiếng Nga “Chiều Mát xcơva”. Mọi người vỗ tay nhiệt liệt! Tôi nghĩ  đó chủ yếu là động viên chàng trai 77 tuổi còn “máu” văn nghệ  mà thôi!

          Các tiết mục của  CLB văn nghệ tp Bắc Kạn rất công phu. Chủ nhiệm Vũ Văn Xuân, Phó chủ nhiệm Vũ Thị Chiến và Phó chủ nhiệm Trần Mạnh đều tham gia hát, múa quạt, múa bát, song ca cả lời Việt và lời Tày. Rất chuyên nghiệp và  hấp dẫn. Các thi nhân MCT cũng thật tài hoa. Chị Minh Khuê hát chèo, chị Song Thủy hát văn, anh Đình Bắc, Quang Hoàn, Trương Việt, Nguyễn Trung đọc thơ,  anh Hoàng Thảo đã có ngay thơ về khu di tích Nà Tu. Nhạc sĩ Phạm Văn Quang hát. TS Ngọc Châu hát thơ anh được phổ nhạc và mặc quân phục quân giải phóng với mũ tai bèo để trình bày . Ba nữ nhà thơ Tâm Dung, Thanh Tùng, Trà My đọc liên khúc thơ tình yêu và quê hương.

          Các tiết mục đan xen thật hài hòa và hấp dẫn!

Sau đó thành viên tham gia giao lưu chụp ảnh lưu niệm. Thật tuyệt vời. Ai cũng hài lòng.

          Hôm sau 6 giờ Đoàn đã ăn sáng rồi lên xe đi Ba Bể. Trời dịu mát, nắng nhẹ. Nước hồ xanh long lanh! Tuyệt vời cho chụp ảnh! Đoàn lên xuồng do hướng dẫn viên mang cả đàn tính, micro, loa xuống  xuồng. Chúng tôi thăm khu  đền An Mạ, chụp ảnh, xuồng  đi qua Pò Già Mải ( Đảo bà góa) nhưng không lên thăm,  rồi về lại bến tàu. Cô gái Tày giới thiệu với Đoàn lịch sử Hồ Ba Bể, giới thiệu sli, lượn của người Tày hát giao duyên, hát trong đám cưới xin dâu. Cô hát và chơi đàn tính rất hay. Nhiều bức ảnh được chụp. Rồi chúng tôi cũng trổ tài hát hò! Vũ Nho hát “Đôi bờ” bài tủ! Nhạc sĩ Phạm Văn Quang hát bài anh sáng tác, đệm đàn mồm! Thanh Tùng hát Kachiusa! Vũ Nho phụ họa. Rồi nhạc sĩ Phạm Văn Quang hát chế bài Kachiusa với lời rất ngộ:

           Nhà mà đang xây người ta mới kêu là xây nhà.

           Nhà mà đi thuê người ta  sẽ kêu thuê nhà.

           Nhà bán đi sống lang thang mới kêu là không nhà.

           Có cô v xinh ngồi bên cũng kêu là Nhà...

 

Còn nhiều  đoạn khác nữa về gà, về cầu, về bò,…

Cứ gọi là cười bò!

           Thuyền về bến!

Tạm biệt hồ xanh!

Tạm biệt một buổi sáng trong lành phơi phới niềm vui, hứng khởi.

Ăn trưa ở khách sạn Thái Bình rồi về  qua Thái Nguyên thẳng hướng Hà Nội.

Trên xe  có lúc mệt mỏi, “mất điện”. Nhưng qua trạm nghỉ Hải Đăng, tỉnh táo, lại vẫn đọc thơ, hát hò, kể chuyện, cho đến tận khi về đến Hà Thành. Mọi người hẹn nhau có cuộc nào ới thì lại đi!

       Ngoài thơ, ảnh, quà tự mua, mỗi người còn được chị Nguyễn Thi Xê tặng quà quê Bắc Kạn. Ban quản trị mua tặng “bí thơm” làm quà,…

          Ai cũng hài lòng vì chuyến đi  an toàn,  quá thành công, thành công ngoài mong đợi!

                                         Bắc Kạn – Hà Nội 13 – 15 tháng 5 năm 2014

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)