bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

Vy

Muốn mua sản phẩm

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 10
Trong ngày: 46
Trong tuần: 811
Lượt truy cập: 695101

CẢ ĐỜI TÌM NẮNG CHO THƠ

Bùi Xuân Tường

CẢ ĐỜI TÌM NẮNG CHO THƠ
Làm thế nào để có bài thơ hay - Nhìn từ những tác phẩm được giải A, B – 2009 – 2023)
 
  1. Học thầy, học bạn, học các nhà thơ
Khi còn là học sinh, giáo sinh sư phạm tôi được các thầy giảng thơ, bình thơ, tôi đã thuộc lòng và ghi nhớ những bài thơ nổi tiếng của thầy tôi đã giảng:
Giọng thầy thao thiết tiếng thơ ngọt ngào
Thơ thầy giảng, sóng xôn xao
Mùa xuân năm ấy én trao tím trời
(Thầy Tôi -  Một Thoáng Tâm Tình)
Vậy thế nào là bài thơ hay? Làm sao để có bài thơ hay?
Tính đến nay tôi đã học thầy, học bạn để có được vài tập thơ do Nhà suất bản Hội nhà văn cấp phép.: Hồn Quê –I, II – (2009 – 2010); Bóng Làng (2013) ; Một thời Để Nhớ (2015); Một thoáng Tâm Tình (2018); Mùa Thu Nhớ (2021). Hồn Làng (2023)
Nhìn lại thơ mình tôi vẫn trăn trở:
Thơ người hồn héo thơ tươi
Thơ mình im ắng thơ người hư vô
Thơ mình nhẹ nhẹ vấn vương
Ngẫm đi ngẫm lại thấy thương thơ mình
Tôi luôn tự hỏi:       
Thơ là ngọn nắng hay chưa
Hay là rêu cũ bên chùa vô vi
Và cứ: Buổi chiều dở đọc thơ mình
Ùa bao khát vọng bóng hình hồn thơ
Tôi tự suy nghĩ: Thơ hay, mới, khác lạ, nghĩa là không phải là bản sao của người khác, người đi trước. Thơ phải tạo ra một nét riêng, Một thứ cá tính để không lẫn vào thơ người khác. Cái mới khác lạ tất nhiên là khó đọc, khó hiểu, khó thuộc, cho nên:
Mưa xuân giải bụi đường Xuân
Giở thơ ra đọc dần dần dõi đêm
Ôi thôi! Thơ hóa trước rèm
Làm thơ khó đọc… em đem hóa rồi
(Hóa Thơ - Hồn Làng)
Tôi hiểu ra nôm na:
Vốn thơ, hình tượng vô hình
Còn là ngọn nến lung linh giữa trời
Hay:
Đêm khuya trời đất lặng thinh
Thơ mình lừa dối cả mình hay sao?
Đi tìm mật mã thơ nào
Mà sao sao vẫn cồn cào trong tim
Tại sao thơ mình lại lừa dối mình? Vậy mật mã thơ là gì?
 
  1. Tìm nắng cho thơ mình?
Có những bài thơ tôi viết còn giản đơn, dễ dãi, không lập tứ, tìm hình ảnh, tìm từ, chưa viết sâu sắc mới mẻ, chỉ lo vần điệu. Vậy muốn làm được bài thơ hay, tôi cần có cảm xúc, hai là suy nghĩ, ba là tìm cách thể hiện. Cảm xúc phải chân thành và mãnh liệt, suy nghĩ phải sâu sắc, thể hiện phải mới lạ.
Vườn khuya không có trăng
Về ao sâu làm bạn
Tây vung chiếc chũm cong
Được cả vòm sao sáng
(Được - Hồn Quê II – 2010)
Thật vô lý, đi cất cá lại cất được được cả “vòm sao sáng”. Vậy làm bài thơ, cần khai thác yếu tố nghịch lí trong đời sống, cố gắng đạt đến sự phi lý. Nhưng phi lý trong hình thức hợp với nội dung. Bài “Sao Anh Không Về”. Câu hỏi tu từ là đề bài: Sao anh không về? Khi viếng nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên tháng 4/2009:
Tôi nhẩm tên anh, anh đứng dậy! Và như nghe thấy, nhìn thấy hình ảnh các liệt sĩ trả lời:
Còn bao đồng đội ở nơi này
Nắng vàng lòng chảo chung câu hát
Ở đây các liệt sĩ còn có đồng đội, có dòng Sông Nậm Rốm, có hoa ban trắng, cúc vàng có hương thơm ngào ngạt nên ở lại mà không về đâu các anh ạ! Tôi chào các anh
Anh ơi! Không về, anh ở lại
Chúng tôi thề giữ nước non này!
(4/2009 - Hồn Quê II)
Ngày 18/6/2019 - Đoàn văn học nghệ thuật Thanh Thủy về viếng nghĩa trang Ngã ba Đồng Lộc, viếng mộ 10 bông hoa bất tử tôi có viết: Bài thơ – “Nước Mắt” trang 11 trong tập: “Một Thoáng Tâm Tình”
Đũa găm cơm úp gọi em
Hương bay đỏ quít cháy lên Sơn Bằng
Ngàn phố, ánh lửa sao băng
Mà em mãi chẳng về ăn cơm chiều
Hình ảnh: Đôi đũa, bát cơm úp làm sao gọi được người chết – Hồ Thị Cúc, nhưng hợp lý về nội dung là: Tục cúng cơm của người Việt xưa nay đúng là phi lý về hình thức nhưng hợp lý về nội dung!
Cho nên tôi khám phá, đọc lại thơ mình đã viết có bài được đi theo mạch phản biện nghịch lí nhưng sâu sắc, có bài nặng về trí tuệ, suy tưởng. Nhưng tự mình phải bồi dưỡng nghị lực cho mình, sáng tạo hơn, cố gắng để người đọc không quên thơ mình. Như bài: “Bát Canh Cua”:
Cua đồng mát cả trưa hè
Rau đay dẫn lối đồng quê vào mùa
Gạch cua vàng thậm mỡ cua
Cà chua vài lát đung đưa màu hồng
Thêm hành mát cả mùa đông
Chua me, ớt thóc cháy đồng quê em.
Nghịch lí: Hành mát cả mùa đông, rau đay mà dẫn lối được, “ớt thóc” cháy cả đồng quê
Nhưng hợp lý: Loại ớt cay nhất, cháy họng, cháy cả đồng quê
Kết bài thơ:
Về quê vội vã sao đành
Thương em, thương cả bát canh cua đồng!
Tại sao thương cả bát canh cua đồng? Để người đọc tự suy nghĩ về quá trình lao động của người nhà quê mới có bát canh cua đồng!
Đọc lại bài: “Gửi Trường Sa” câu kết:
Hỡi người thao thức xóm quê
Giục đào nở vội gửi về Trường Sa!
Giục thế nào được đào? Chỉ giục người thôi chứ! Nhưng hợp lý ở đây là tấm lòng người Việt, lòng mong muốn của họ muốn có những cành đào đẹp nhất, nở đúng dịp tết Nguyên đán để gửi về đảo mừng ngày tết năm 2009.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Đỗ Nhuận, bài: “Có Ai Đang Hát” trang 108 - tập Hồn Làng có đoạn:
Tìm về dòng nước Sông Thao
Men theo thương nhớ níu vào hồn thơ
Hồng Hà gánh cát lặng lờ
Cuối sông ai đó nằm mơ ngược dòng
Tác giả thơ gọi và hỏi:
Đỗ Nhuận tỉnh dậy mà trông
Ai kia đang hát bên dòng Sông Thao?
Câu hỏi tu từ nhưng không cần trả lời! Vì bài hát: “Du Kích Sông Thao” của Đỗ Nhuận, người du kích xưa đã hát, người dân ven Sông Hồng đã hát, cả nước đã hát và đang hát để kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; vậy nhạc sĩ có ghé nghe thấy không? Cho nên có người nói: "Câu thơ trong khiết chỉ có thể lọt vào khóe mắt trong”.
Thơ chứa đựng khát khao muôn đời cuộc sống! Khát vọng cuộc sống là gì? Không ai biết! Nên không thể định nghĩa: thế nào là thơ hay! Có người nói: Thơ hay đầy hoang hoải mịt mờ! Trước hết là cái nội dung lớn rung động tâm hồn người đọc, chứ không phải phép phù thủy của kĩ thuật như các nhà thơ lớn: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương … Là tấm lòng nhân hậu mênh mông. Cái mới, đẹp, hay, không phải lúc nào cũng chồng khít lên nhau. Đó là bộn bề của thơ; nay đang trong cuộc kiếm tìm thử nghiệm.
Như Chế Lan Viên đã viết: “Vạt áo nhà thơ không thể đựng hết được bạc vàng mà đời rơi vãi, hãy nhặt những chữ trong đời mà viết nên chương”. Thơ hướng tới độc giả số đông chứ không hướng tớ số ít tầng lớp ưu tú, hay chỉ viết cho tôi. Có người nói: “Thơ hay phải bay tới hang cùng ngõ hẻm, có sức lan tỏa trong cộng đồng”. “Hồn thơ phải rung động lòng người, tác động vào tâm hồn người đọc”.
Xuân Diệu đã nói: “Phải mượn thời gian vặt lông vịt cho thơ để định giá thơ hay dở. Có hàng trăm quan niệm cách hiểu, cách diễn đạt đề tài bằng mục đích khác nhau. Có người đòi phá hết vẩn, luật ràng buộc để thơ bay cao, xa tới thiên tài. Có người nói: “Đốt cháy hết buồn vui đời mình cùng cuộc sống để tìm đến hướng đi đến thơ hay!”. Gớt nói: “Niềm đau vĩ đại nâng ta diệu kỳ!” Vậy đau khổ nhưng có khi là niềm hạnh phúc.
Ta có thể nói thơ là kinh nghiệm sống được chuyển đi bằng kênh tình cảm, đó là những cảm xúc chợt đến chợt đi. Có giây phút thăng hoa xuất thần. Nhưng rồi từ giây phút xuất thần ấy, sự suy niệm đã đến len lỏi trong từng chi tiết, biến hóa thành những hình ảnh. Mỗi bài thơ chỉ có ý tưởng mà không có hình tượng độc đáo thì bài thơ sẽ chết; nếu bài thơ chỉ có tư duy sâu sắc, thiếu cảm xúc, nếu chỉ có tỉnh táo thiếu đi mộng ảo thì bài thơ trần trụi.
Nghĩ về thơ mình tôi tự nhủ:
Thơ không ánh nắng lung linh
Thơ không ngọn đuốc soi mình nàng thơ
Vì vậy mới thương thơ mình:
Thơ người hồn héo thơ tươi
Thơ mình im ắng thơ người hư vô
Có nhà thơ cho rằng: Hệ thi pháp mới tự do bay bổng ảnh hưởng thơ hiện đại, cái tôi mặc sức phơi bày, khác với hệ thi pháp cũ: kể, tả - suy luận.
Kết thúc nghiêng về cổ vũ đọng viên. Hệ thi pháp mới: Nghĩ – Cảm - Suy tưởng.
Kết thúc mở. Hệ thi pháp mới sau chấm câu phải mở ra một chân trời mới, khiến người đọc phải suy ngẫm:
Mưa xuân ngọt giấc mơ trưa
Còn ai? ai vắng? thiếu thừa …còn ai?
(Hồn Làng)
Không những cổ vũ mà còn dự báo, không những bồi dưỡng nhận thức mà còn phải thức tỉnh lương tri:
Chắt chiu giữ mảnh hồn làng
Xóm thôn yên ả như đang thầm thì
Bôn ba sóng cả quản chi
Từ, bi, hỷ, xả, thở đi mình cười
Hay:
Con ôm trái đất đủ rồi
Quê hương nguồn cội muôn đời với con
(Mảnh Hồn Làng)
Với bài: “Chào Em Cô Gái Sông Đà có câu:
Cho anh xin là một con đường
Như rồng thiêng bay về Tu Vũ
Đón Bác về quê ta lần nữa
Cùng Sơn Tinh dự hội Lăng Sương
Khói linh thiêng dựng cột đá thề
Lời Tổ quốc âm vang còn mãi
Từ nghĩ, cảm, suy tưởng: Như mơ thấy Bác về quê ta lần nữa. Hình ảnh mơ thấy Bác về… “Cùng Sơn Tinh dự hội Lăng Sương”. “Khói linh thiêng”. Trong ngày kỷ niệm 20 năm tái lập huyệnThanh Thuỷ. Để báo công với Bác. Còn hiện tượng khi xin cô gái được về Sơn Thủy:
Vùng tự do kháng chiến ngàn ngày
Chín năm trường anh vệ quốc về đây
Phùng Đình Ninh cùng mìn tung xác giặc
Anh hóa thành Cây Thị đứng ngàn năm
Thì thật là hùng tráng, phi lý nhưng thật có lý, hợp với Cây Thị 783 năm là có thật được Hội Bảo tồn thiên nhiên cây di sản gắn biển “Cây di sản Việt Nam” năm 2012.
Kết bài thơ này ở câu:
Em gái Sông Đà ơi!
Cho anh về Thanh Thủy
Để cùng ai tắm nóng Đảo Ngọc Xanh
Sương nước ấm từ vòng tay đất mẹ
Xe anh dừng… dừng mãi được không em?
Bài thơ kết thúc bằng câu hỏi tu từ bỏ lửng để tác giả cùng bạn đọc suy ngẫm về vùng đất ven Sông Đà đầy tiềm năng du lịch.
   Có thể nói rằng: Kết thúc bài thơ mở, không đóng lại mà đã mở ra chân trời mới cho ngành du lịch Thanh Thuỷ. Bài thơ có tính lãng mạn. Nó là chất xúc tác, gây men nâng cánh thơ bay lên, thăng hoa và lan tỏa.
Vậy thơ tôi sáng tác làm sao để “Cả đời buộc nắng cho thơ?” Tuy chưa có nhiều bài thơ hay, nhiều bài chưa có ánh nắng lung linh trong thơ, nhiều bài sáng tác còn Theo hệ thi pháp cũ: Kể, tả, suy luận, kết thúc đóng nghiêng về cổ vũ động viên. chưa theo hệ thi pháp mới: Nghĩ, tả, suy luận, kết thúc mở.

  Cho nên hệ thi pháp mới: Cần phản ánh những phản biện, không những cổ vũ mà còn dự báo, không những bồi dưỡng nhận thức mà còn thức tỉnh lương tri. Mặt khác tôi thấy: Làm thơ cần làm cuộc cách mạng với chính mình để bước vào thế giới trẻ trung hơn, sáng tạo hơn, cần nghị lực để đi tìm cách đi riêng cho mình.
Vậy xin chia sẻ đôi điều, mong bạn đọc góp ý giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn!
 
                                                                       B.X.T


 
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)