bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 30
Trong ngày: 237
Trong tuần: 1447
Lượt truy cập: 639416

TẢN MẠN SỰ ĐỜI ( TIẾP)

mai_thanh_tan

                            GS.TSKH. MAI THANH TÂN

Thiền định

Thế k 20 đã chng kiến nhng tiến b vượt bc ca khoa hc công ngh, đồng thi cũng phát trin xu hướng khai thác nhng giá tr ct lõi, bn cht bên trong ca mi con người, hướng đến sng có ý thc hơn trong suy nghĩ, tình cm và hành động mà không b ràng buc bi các nguyên tc, định kiến xã hi.

Cuc sng luôn biến đổi và có nhiu th nm ngoài tm kim soát to nên s lo lng bt an. Thin là mt trong nhng bin pháp giúp thay đổi trng thái tâm trí để tr nên tt hơn. Thin là tĩnh tâm, là s tp trung tâm trí cao độ nhm đạt được giác ng v bn cht tht ca s tn ti mt cách đúng đắn và sáng sut. Thin to ra cm giác bình tĩnh và hài hòa v mt ni tâm cho con người. Trong Phật giáo, thiền là những pháp thực hành nhằm luyện tâm. Trong yoga, thiền là trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở, đắm mình trong ý nghĩ về ý thức vũ trụ. Osho, mt trong nhng nhà huyn môn ni tiếng người n Độ có viết cuốn “Thin” rất thú vị.

Dù được diễn đạt rất khác nhau nhưng về bản chất, các định nghĩa về thiền đều cho thấy đây là phương pháp rèn luyện khả năng tập trung của con người, từ đó giúp con người trở nên bình tĩnh và lắng dịu để cảm nhận được sự bình an sâu thẳm. 

Thin định không liên quan đến đức tin và giáo lý mà thiên v thay đổi ý thc, tìm li nhn thc và đạt được trng thái bình an, giúp con người liên lc vi bn th ca mình.

Mc dù không đi vào lĩnh vc thin, tp mãi vn không th ngi đúng tư thế, đầu óc thì không tp trung nhưng tôi có quan tâm đọc các cun sách v chủ đề này và hôm nay tôi có thêm mt cun sách để suy ngm về mt lĩnh vc không mi l trên thế gii, đặc bit là ở Ấn Độ, Trung Hoa và Nht Bn, tuy nhiên vi tôi là mi m, đầy thú v và rất đáng quan tâm.


Số 13

Lâu nay rất nhiều người sợ con số 13 và coi đây là con số rủi ro và suy luận ra nhiều thứ. Thực ra quan niệm này đã có từ lâu đời. Trong sách Phúc âm có câu chuyện vào năm thứ 33 sau công nguyên, một bữa tiệc vào tối thứ 6 của Chúa Jesus cùng 12 tông đồ, Chúa bị tông đồ thứ 13 là Juda phản bội, sau đó bị bắt và bị đóng đinh lên cây thập tự. Liên quan đến bữa tiệc này, nhiều thế hệ trên thế giới đã được thưởng lãm bức tranh rất nổi tiếng “The last supper” (Bữa tiệc cuối cùng) của Leonardo da Vinci. Ông đã dành 7 năm để hoàn thành bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng”. Trong hàng trăm người, ông chỉ chọn được một người để làm hình tượng Chúa Jesus. Bức tranh không chỉ nổi tiếng vì giá trị nghệ thuật mà còn vì nhiều bí ẩn. Phải mất hơn 6 năm tìm kiếm, ông mới chọn được một kẻ tử tù bỉ ổi, đê tiện, để làm hình mẫu cho kẻ phản bội Judas. Tuy nhiên điều không ngờ đó lại chính là người mà 7 năm trước đã được ông chọn làm hình mẫu hoàn hảo của Chúa Jesus! Qua việc chọn hình tượng để vẽ 12 tông đồ của bức tranh cho thấy khoảng cách giữa thần tượng và kẻ tội đồ cũng chỉ là gang tấc tùy vào thời điểm, cách nhìn nhận và việc nhận ra ai là kẻ phản bội, kể cả trong tranh và ngoài đời, thật không đơn giản. 

Leonardo da Vinci (1452-1519) là một thiên tài toàn năng người Ý. Ông là tác giả của những bức họa nổi tiếng như bức ”Salvator Mundi” (chân dung Chúa Jesus), “Người đàn bà và con chồn”, “Chân dung hầu tước Isabella d’Este”,“Mona Lisa. Nhưng có lẽ để lại nhiều dư hưởng nhất là bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng”.

Suốt hàng nghìn năm nay người ta cho rằng con số 13 đem lại điều bất hạnh. Đó là chuyện có thật giữa thời buổi 4.0. Người ta còn kể nhiều tai họa liên quan đến con số 13 như cơn bão Bhola làm 30 vạn người chết ở Bangladesh ngày 13 (11/1870), con tàu Apollo thứ 13 được phóng lúc 13 giờ (11/4/1970) đã nổ tan tành. Chiếc máy bay chở đội bóng bầu dục của Uruguay và máy bay Nga chở 174 người cùng rơi vào ngày 13 (10/1972). Quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật có sức công phá 13 nghìn tấn thuốc nổ TNT, công nương Diana bị tai nạn chết trong đường hầm ở cây số 13. Vua Bảo Đại, vị vua thứ 13 của triều Nguyễn, lên ngôi lúc 13 tuổi, có 13 năm trị vì, 13 người con, và khi hạ huyệt lúc 13 giờ…

Theo kinh Dịch, số 13 là sự kết hợp của ngoại quái Càn (Thiên), nội quái Ly (Hỏa) hợp thành quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân trong số 64 quẻ. Hầu như các quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân đều là hào Dương, chỉ có 1 hào Âm làm chủ quẻ là hào Lục Nhị. Hào này là chủ nội quái Ly (Hỏa) tượng trưng cho sự văn minh, sáng sủa và trí tuệ. Dịch nghĩa quẻ này là sự đồng hành, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, đây là một trong những quẻ tốt. Theo đó ý nghĩa, trong kinh Dịch số 13 không phải là số mang lại những điều không hay, xui xẻo như nhiều người vẫn thường nghĩ mà là số tốt đẹp.

Theo phong thủy, số 13 thuộc hành Hỏa. Chính vì thế, số 13 thường sẽ bổ trợ rất tốt cho những người mệnh Thổ bởi Hỏa sinh Thổ. Số 13 sẽ giúp cho người mệnh Thổ gặp được nhiều điều may mắn, tốt lành, phát lộc phát tài trong công việc cũng như cuộc sống.

Phật giảng số 13 có ý nghĩa đại diện cho sự đại cát đại lợi, mang theo những giá trị sâu sắc. Điều này thể hiện thông qua chuỗi hạt cầu nguyện của các nhà sư và Phật tử thường có 13 hạt liên tiếp. Nguồn gốc của chuỗi hạt Phật bắt đầu từ khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc với 13 tông phái, sau đó, Phật tháp cũng được xây dựng với 13 tầng, đại biểu công đức viên mãn có 13 lực. 

Trong toán học, 13 là số nguyên tố, trong hóa học là thứ tự của nguyên tố nhôm (Al). Có lẽ cũng chỉ là những sự kiện ngẫu nhiên vì có vô số rủi ro chẳng liên quan gì đến con số 13 cả. Vũ trụ là vô cùng, cũng là nghe để cho biết vậy thôi nhưng để thuyết phục tại sao người ta sợ con số 13 đến thế lại không hề dễ.

unnamedmn

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)