bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

Vy

Muốn mua sản phẩm

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 39
Trong ngày: 279
Trong tuần: 1079
Lượt truy cập: 686326

CÁCH ĐÁNH, CÁCH NGHĨ...

Cầm Sơn
 
CÁCH ĐÁNH, CÁCH NGHĨ CỦA MỘT VỊ TƯỚNG
 
(Suy nghĩ khi đọc “Một thời Quảng Trị” – Hồi ức của Anh hùng LLVTND, Thượng tướng, Viện sĩ Khoa học Quân sự LB Nga, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu do Đại tá Lê Hải Triều thể hiện- NXB QĐND 2009)
 
Thượng tướng, Tiến sĩ, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Liên bang Nga, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu sinh năm 1947, năm nay 74 tuổi. Để chuẩn bị cho việc tiếp tục xuất bản một cuốn sách mới nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 vào năm 2022 của Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Ngày 02 tháng 12 năm 2021, Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tổ chức một cuộc gặp mặt, tọa đàm, giao lưu giữa Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu với một số nhà văn, nhà báo tại trụ sở Văn phòng viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu số nhà 162 đường Trấn Vũ quận Ba Đình thành phố Hà Nội bên bờ hồ Trúc Bạch. Đến dự buổi tọa đàm gồm có:
 Nhà văn Lê Hoài Nam – Người chịu trách nhiệm dẫn chương trình; Nhà văn, phó Giáo sư, tiến sĩ Vũ Nho; Nhà văn, Giáo sư, tiến sĩ Bùi Trọng Thanh; Nhà văn, nhà Kiều học, biên kịch phim Trần Đình Tuấn; Nhà văn, tiến sĩ, giảng viên Đại học Lê Thị Bích Hồng; Nhà văn, nhà giáo Phạm Thị Tâm Dung; Nhà văn Hà Kim Quy đến từ Nam Định; Nhà văn Lan Lê đến từ Phú Thọ; Phóng viên Báo QĐND, Thiếu tá Đặng Bích Trang; Nhà văn, nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn.
Về phía Văn phòng Viện sĩ có Viện sĩ, tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu và ông Phạm Xuân Khoa - thư ký Văn phòng.
 
Các nhà văn, nhà báo được nghe Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu kể lại những hồi ức thời kỳ ở chiến trường. Chuyện kể thì dài và nội dung các câu chuyện của ông đã được nhiều sách vở, báo chí, phim ảnh, bài viết đăng tải nên nhiều bạn đọc đã được đọc, xem, nghe. Trong bài viết này tôi không có ý chuyển tải nội dung những câu chuyện kể của ông. Tôi xin tập trung nói về cuốn sách Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu do Đại tá Nhà văn Lê Hải Triều thực hiện có tựa đề: “Một thời Quảng Trị”, cuốn sách mà trong cuộc tọa đàm này ông Hiệu đã tặng cho mỗi nhà văn một cuốn.
 
Được biết cuốn sách hồi ức  “Một thời Quảng Trị” do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành lần đầu năm 2008 dày 540 trang còn cuốn sách “Một thời Quảng Trị” tôi đang có trên tay do ông Nguyễn Huy Hiệu tặng là cuốn sách được Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân tái bản lần thứ nhất có sửa chữa bổ sung năm 2009 khổ 14cm x 21cm dày 690 trang bìa cứng trang trọng.
 Cuốn sách gồm có bảy chương và một phần giới thiệu 22 bài viết phản hồi của bạn đọc.
    Chương 1 từ trang 13 đến trang 50 có tựa đề: Quảng Trị và cuộc hội thảo “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”.
   Chương 2 từ trang 51 đến trang 129 có tựa đề: Bắc Quảng Trị trong cuộc tiến công năm 1968.
   Chương 3 từ trang 130 đến trang 194 có tựa đề: Chiến đấu trên tuyến hàng rào điện tử MacNaMaRa.
  Chương 4 từ trang 195 đến trang 263 có tựa đề: Chiến dịch phản công Đường 9 – Nam Lào.
  Chương 5 từ trang 264 đến trang 396 có tựa đề: Giải phóng Quảng Trị năm 1972.
  Chương 6 từ trang 397 đến trang 486 có tựa đề: Đập tan tuyến tử thủ phía Bắc Sài Gòn.
   Chương 7 từ trang 487 đến trang 548 có tựa đề : Trên mặt trận mới.
   Phần cuối từ trang 549 đến trang cuối 690 có tựa đề: Bạn đọc với “Một thời Quảng Trị”.
   Nguyễn Huy Hiệu nhập ngũ năm 1965 chiến đấu trên các chiến trường thuộc Quân khu IV và đất bạn Vương Quốc Lào. Bắt đầu từ tháng 2 năm 1968 ông quay về nước ở Quảng Trị. Thời gian tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị là khoảng thời gian ác liệt, cam go và cũng là khoảng thời gian oanh liệt nhất trong cuộc đời quân ngũ của ông. Vì vậy, cuốn sách “Một thời Quảng Trị” với bảy chương của cuốn sách thì có đến năm chương được ông tập trung hồi ức lại quãng đời chiến đấu trong khoảng thời gian từ năm 1968 đến năm 1973 trên chiến trường Quảng Trị và ai cũng biết Quảng Trị trong khoảng thời gian này là địa danh ác liệt nhất, tàn khốc nhất của cuộc chiến tranh trên toàn bộ chiến trường Miền Nam. Là người Việt Nam, dẫu cả đời chưa hề đi đâu ra khỏi lũy tre làng cũng đều biết đến những địa danh đã găm vào lịch sử những cái tên như Thành cổ, Làng Vây, Con suối La La, Đường chín Khe Sanh, Đồi Tròn, Quán Ngang, Gio Linh, Dốc Miếu, Thạch Hãn, Cồn Tiên…
 
Từ anh lính binh nhì năm 1965, được tôi luyện trong chiến tranh với 67 trận đánh lớn nhỏ với ba lần bị thương vẫn chỉ huy đơn vị chiến đấu không rời trận địa, sau tám năm nhưng cam go, ác liệt nhất là khoảng thời gian năm năm ở Quảng Trị, đến năm 1973, người lính Nguyễn Huy Hiệu đã từng bước trưởng thành từ cấp Tiểu đội trưởng lên đến cấp Trung đoàn phó và ngày 20 tháng 12 năm 1973 ông đã được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân và khi ấy ông đang là người lính tràn trề sinh lực, sung mãn tinh thần ở độ tuổi 26. Chỉ cần một thông tin ấy thôi ta cũng thấy khi nghe lại những trận đánh của ông nó sẽ thót tim, hấp dẫn đến mức nào. Tôi không có ý kể lại nội dung, tình tiết về những trận đánh của ông nhưng cũng cần trao đổi với bạn đọc về cách suy nghĩ, cách đánh của ông. Để có được một trận đánh hay, chiến thắng đối phương, ngoài tư chất thông minh, gan dạ và kinh nghiệm chiến trường ra còn phải quyết định nhanh, dứt khoát, không chần chừ và dũng cảm nhận trách nhiệm với quyết định của mình. Tôi rất tâm huyết với đoạn ông kể về trận đánh mà ông đã quyết định nổ súng trước giờ quy định. Ông nói: Thắng lợi thì không sao còn thất bại thì thương vong, thiệt hại không biết sẽ đi đến đâu và chắc chắn nếu còn sống thì ông cũng phải ra đứng trước vành móng ngựa của Tòa án Quân sự. Rất may là trận đánh ấy đơn vị ông đã chiến thắng ròn rã, tiêu diệt gọn cả một tiểu đoàn giặc, bắt sống 60 tên trong đó có cả tên Tiểu đoàn trưởng. Trận đánh thắng này, ừ thì  nói là may nhưng thực ra trước khi quyết định ông đã chắc thắng rồi nên ông mới dám quyết đáp như vậy. Một trận đánh khác ở Cồn Tiên, khi đó ông là Trung đội trưởng chỉ huy một trung đội tăng cường một tiểu đội bắn tỉa. Ông đã cho anh em luồn sâu vào hàng rào thứ 5 của căn cứ địch xây dựng trận địa và nằm lại trận địa tới 52 ngày đêm bắn tỉa tiêu diệt được nhiều tên địch. Đó là cách đánh nằm trong lòng địch để diệt địch, cách đánh này có thể thắng lợi nhưng cũng có thể rất dễ bị tiêu diệt hay bị bắt sống toàn bộ nếu không giữ được bí mật.
 
Sau năm 1975, ông được cử đi học rồi làm công tác nghiên cứu, ông vẫn có nhiều công trình nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước và cho các nước bạn láng giềng. Ngày 12 tháng 6 năm 1965, ông đã được ngài Chan Chea – Quốc vụ khanh, cố vấn cho Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Đảng nhân dân Campuchia; đại diện lãnh đạo Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia trao tặng Huân chương cấp Đại tướng quân.
 
Nhưng cuộc chiến tranh nào cũng đều tàn khốc, cũng là máu, là xương của nhân loại không chỉ ở một phía nào của cuộc chiến. Dẫu chiến thắng cuối cùng đã thuộc về một phía nhưng không có nghĩa là phía ấy không có thất bại, không có đau thương trong các trận đánh cụ thể của toàn bộ cuộc chiến tranh. Để có một vị tướng, một anh hùng cũng đã phải có biết bao các chiến sĩ đã ngã xuống. Tâm sự về khía cạnh này, ông có nhắc tới một câu thành ngữ: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”. Trên đất Quảng Trị có tới 72 cái nghĩa trang liệt sĩ trong đó có hai cái thuộc tầm quản lý cấp Quốc gia là Nghĩa trang Trường Sơn với 10.263 mộ chí và Nghĩa trang Đường Chín với 10.420 mộ chí. Ngoài những nghĩa trang cụ thể có mộ chí liệt sĩ, Quảng Trị còn có hai nghĩa trang không có mộ chí nữa là dòng sông Thạch Hãn và toàn bộ diện tích đất trong thành cổ. Trong 81 ngày đêm giữ Thành cổ Quảng Trị  từ 28 tháng 6 đến 16 tháng 9 năm1972, địch đã ném xuống Thành Cổ Quảng Trị 328.000 tấn bom đạn. Trung bình mỗi chiến sĩ phải hứng 100 quả bom, 200 quả đạn pháo”.  Cứ mỗi một ngày đêm có một đại đội qua sông Thạch Hãn vào thành thay thế cho đồng đội đã hy sinh. Xin trích dẫn một đoạn nhật ký của một chiến sĩ trước lúc hy sinh: “Mẹ ơi! chắc con không còn sống để nhìn thấy mẹ nữa. Pháo, pháo bắn suốt ngày đêm, đầu con lùm bùm như muốn vỡ tung, ăn không được, ngủ không được, máu tai đã bắt đầu chảy rồi, như các bạn con khi chết đứa nào cũng đầy máu tai. Pháo, trời ơi lại pháo! Mẹ ơi, con chắc không về gặp lại mẹ được nữa…”.  Với 81 ngày đêm ấy cũng có tới trên 10 ngàn chiến sĩ nữa đã ngã xuống sông Thạch Hãn và trên mảnh đất Thành cổ. Rất rất nhiều thân thể các chiến sĩ đã hy sinh mà cho đến tận ngày hôm nay chúng ta cũng vẫn không thể tìm thấy vì máu thịt, xương cốt của họ đã hòa vào dòng sông, tan biến về phía mênh mông  trời nước.
 
Hoặc đã trộn cùng đất cát cỏ cây trên từng tấc đất ở Thành cổ Quảng Trị.
 
“Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay động hàng cây.
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Thành Cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho tôi hôm nay đến nghẹn ngào.”
                    (Phạm Đình Lân)
 
Trong cuốn sách “Một thời Quảng Trị” những ký ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu luôn nhớ chính xác tên đồng đội đã ngã xuống của từng trận đánh cụ thể. Không chỉ là ông có trí nhớ tốt mà còn là tình thương yêu đồng đội đã ngấm vào máu thịt người lính nên khi đồng đội hy sinh ông cũng cảm thấy đau đớn như chính máu thịt, xương cốt rứt ra khỏi thân thể của mình.
 
Để khép lại bài viết, tôi xin trích dẫn đoạn văn cuối cùng tập sách “Một thời Quảng Trị” của ông ở trang 548:
Chiến tranh là thế! Một thời Quảng Trị là thế! Xin hàng ngàn, ngàn lần hôn vào lòng đất mẹ. Mảnh đất “lớp lớp địa tầng, đồng đội chúng tôi đông”. Năm nào tôi cũng trở về Quảng Trị một đôi lần. Lần nào tôi cũng dành thời gian đến các nghĩa trang Đường Chín, Hải Lăng, Thành Cổ… để thắp hương cho đồng đội của tôi. Tôi đã đóng góp ý kiến xây dựng Khu di tích Thành Cổ. Tôi kêu gọi các nhà đầu tư, những người có lòng hảo tâm xây dựng những khu tưởng niệm, những khu di tích lịch sử cách mạng để tri ân đồng chí, đồng bào. Tôi nghĩ phải bằng mọi cách để có thể nói lại với mai sau về những sự tích anh hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại, để các thế hệ mai sau không lãng quên quá khứ hào hùng của dân tộc, không lãng quên Một thời Quảng Trị - mảnh đất thiêng liêng và huyền thoại, mảnh đất đau đáu trong tôi suốt cả cuộc đời.
 
                                                                         C.S

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)