bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 15
Trong ngày: 18
Trong tuần: 699
Lượt truy cập: 669722

CHÀNG THƠ QUÊN TUỔI

CHÀNG THƠ QUÊN TUỔI

                   Về tập thơ  NẮNG XUÂN    của Ngọc Du, NXB HỘI NHÀ VĂN, 2022

                   PGS.TS. Nhà văn Vũ Nho

v_nho_tc_bch_kim

        Tôi tin rằng nếu không xem ở bìa 1 gấp tập thơ “Có một đôi sao nhỏ” của  Ngọc Du , nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2008, thì không ai có thể biết được tuổi thật của tác giả. Bởi dẫu các bài có ghi năm tháng sáng tác bên dưới thì cứ “án tại lời thơ”, ai cũng nghĩ chàng thơ trẻ lắm. Đây là  một trong rất nhiều ví dụ trích từ tập thơ mới. Chàng thơ định ghé thăm em, nhưng lại ngại, sợ gặp các cụ thân sinh:

          Vô, chỉ sợ gặp mẹ cha

          Lúng ta lúng túng biết là sao đây

          Bố nghiêm hỏi:

                                      Cháu tìm ai?

          Là anh ngượng nghịu đỏ tai mất rồi

                  ( Chiều nay, viết  năm 2011)

Phải có một trái tim trẻ, tâm hồn rất trẻ, mới dễ ngẩn ngơ, sững sờ trước vẻ đẹp của người khác phái! Chàng thơ Ngọc Du ngây ngất:

                   Em trái chín lựng trên cây

                   Để anh đứng sững mà ngây ngất lòng

                                      (Em)

Là người yêu thơ, yêu nhạc, nên tâm hồn rất nhạy cảm với cái đẹp. Gặp  tình cờ một cô gái, người thơ như reo, như thốt lên:

                   Người đâu xinh đẹp quá trời

                   Để tôi lặng lẽ bồi hồi ngẩn ngơ

                                  (Nhờ)

 Trên đường về tình cờ gặp một “em quen”, (đoán là thế bởi tác giả có từ “vẫn” nghĩa là trước đó đã biết nhau). Quên cả ý tứ, chàng  nhìn chăm chắm rồi sững sờ:

                   Em vẫn dịu  hiền xinh tươi lạ

                   Tôi cứ nhìn em đến sững sờ

                             ( Đường về)

Không ít các bóng hồng xinh đẹp, nồng nàn là nguồn cảm xúc cho tác giả làm thơ, viết nhạc:

                   Em xinh đẹp đến nồng nàn

                   Để tôi dìu dặt cung đàn thương yêu

                                      ( Nồng nàn)

Gặp một cô gái trú mưa dưới hiên có đôi mắt đẹp, thế là  chàng bị hớp hồn ngay, mơ mộng, cầu xin Trời cứ mưa lâu:

                   Ôi đôi mắt đẹp dịu hiền

                   Làm  tôi sờ sừng, đắm chìm trong mơ

                                      (Lạy trời)

Gặp  “ người quen” thuở nào, giờ ai yên phận nấy, tóc đã pha sương mà tình còn vương vấn:

                   Tóc em đã điểm sang màu

                   Lòng xao xuyến vẫn dạt dào bâng khuâng

                             ( Gặp ai)

Chàng thơ ấy thật thà kể lại câu chuyện đèo vợ qua nhà “người yêu cũ” ( Người vợ mà anh trân trọng tặng bài thơ làm nhan đề của tập thơ trước “ Có một đôi sao nhỏ”. Trong tập này, anh nhắc  đến  nàng  trong các bài : Mượn, Đèo vợ, Ru,  Nhớ,  Bé đố, Bộ váy giống in, Chuyện cô hàng xóm, Khổ thân tôi ).  Bài thơ “Đèo vợ” gợi nhớ bài thơ “Không đề” của  nhà thơ nhạc sĩ  Nguyễn Thụy Kha: “ Ðưa người yêu qua nhà người yêu cũ/Rơi cơn mưa ban trưa/ Thấy hồn mình tách thành hai nửa/ Nửa ướt bây giờ nửa ướt xa xưa” . Nhưng ở đây, trong nụ cười hài hước vẫn chứa sự thật là chàng hồi hộp, và quá xúc động hoặc cũng hơi giàu “trí tưởng bở”:

                   Đèo vợ qua nhà “người yêu”

                   Tưởng người xưa vẫn trông theo bồi hồi

                   Thình lình, vợ thét rụng rời:

                   “Sao tay lái cứ lắc hoài …thể ông?”

Người thơ không ngại kể lại chuyện “ Nổi loạn” mà tôi tin là thật chứ không phải hư cấu hay bịa tạc. 

Tôi thích bài thơ “Vô đề” như một ngụ ngôn về Biển (thấp, dưới) và Trời (cao. trên):

          Trông lên trời không thấy Biển

          Ngó xuống Biển lại thấy Trời

          Người trên vô tâm lắm

          Kẻ dưới tình đầy vơi…

Chuyện thế sự nói nhân chuyện thương con Trâu làm thật mà ăn giả, liên hệ đến con người:

                   Đời: kẻ lười hèn kém

                   Vẫn thăng chức cực nhanh

                   Còn người tài, xốc vác

                   Mãi vẫn chỉ bình bình…!

                             ( Thương)

Kể chuyện làng tiến bộ, nhưng vẫn thấy có sự nuối tiếc, ngậm ngùi:

                   Ao làng, trăng tắm mây bơi

                   Bà con san lấp thành nơi phố phường

                   Ô tô, xe máy chật đường

                   Điện đêm bật sáng, trăng vàng ngẩn ngơ

                                      ( Làng tôi)

        Tôi đã nhấn mạnh và chứng minh chất tươi trẻ trong thơ của chàng thơ Ngọc Du. Cố nhiên, tác giả còn nhiều điều để bạn đọc sẻ chia, khám phá. Đó là những bài thơ về nghề điện, những nhà máy điện,  những bài thơ thù tạc vui tươi tặng bè bạn, những bài thơ tặng vợ, những bài thơ  thế sự, về các nhân vật Lịch sử, những bài thơ vui về cô hàng xóm.  Một số bài thơ tặng bạn thơ  Minh Hương, Phạm Hồ Thu,  Minh Đan,  Kim Liên, Hằng Thúy. Đặc biệt là những  bài thơ nhớ thuở học trò, những bài thơ tặng các cháu. Điều đó chứng tỏ bút lực mạnh và đề tài phong phú, đa dạng của  anh Ngọc Du!

          Xin chúc mừng tác giả và hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc!

                             Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2021

         hoa_gao

                  

                  

                  

 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)