bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 33
Trong ngày: 214
Trong tuần: 1480
Lượt truy cập: 642982

CHIM VỀ NÚI NHẠN

NGUYỄN THỊ HẢI HÀ

 Ngày xưa nghe hát khi đất nước tôi thanh bình tôi sẽ đi không ngừng.  Sài Gòn ra Trung.  Hà Nội vô Nam …”  Còn tôi, nếu được, thì tôi sẽ đi đâu?  Cái dải đất hình chữ S hiện nay có hơn sáu mươi tỉnh, nếu cưỡi ô tô xem hoa mỗi tỉnh một tuần phải mất hơn một năm. Tôi đã đi hai địa điểm tạm gọi là xa nhất ở Bắc và Nam là Lũng Cú và Cà Mau, thêm vài nơi lên rừng xuống biển nổi tiếng như Sa Pa và Hạ Long.  Lần này, 2023, tôi chọn đi xem Tuy Hòa (Phú Yên) và Qui Nhơn (Bình Định) hai thành phố nhỏ, không mấy nổi tiếng với hy vọng nhìn thấy, cuộc sống tỉnh lẽ vẫn còn đằm thắm hiền hòa, chưa huyên náo chật chội như Hội An, nơi mỗi ngày có cả chục chuyến xe buýt thả nườm nượp khách du lịch xuống bến.  Tôi không có sẵn khái niệm về hai thành phố này, nhờ đó sẽ tránh được sự thất vọng nếu thành phố đã “hương đồng cỏ nội phai đi ít nhiều.”  Tôi sẽ chỉ nhìn ngắm và ghi nhận cảm xúc của riêng mình chứ không phê phán gì cả.

    Những điều tôi biết về Tuy Hòa, gói trọn trong vài truyện ngắn và bài hát.  Tuy Hòa có nhiều nhà văn.  Nghe kể rằng, nhiều người không sống bằng nghề viết, nhưng đến Tuy Hòa ở một thời gian, có lẽ, nhờ phong thủy đều trở thành văn thi sĩ nổi tiếng.  Một nhà văn Tuy Hòa nổi tiếng là ông Võ Hồng.  Ông được nhiều người yêu mến qua “Trận Đòn Hòa Giải.”  Ông còn có rất nhiều truyện ngắn và truyện ở Sài Gòn trước 75.  Văn của ông có phong cách điềm đạm và chững chạc của một nhà giáo.  Tôi hiện có truyện ngắn “Mong Manh Một Thoáng” của Võ Hồng.  Và truyện ngắn “Thư Từ Tuy Hòa” của Cảnh Cửu. 

    “Thư Từ Tuy Hòa” gây ấn tượng mạnh mẽ trong tôi bằng giọng văn ráo hoảnh.  Nhân vật trong truyện, người viết lá thư, là một cô giáo.  Thư gửi một anh quân nhân mới quen.  Khi vào truyện người đọc được cho biết anh lính ấy đã chết vài ba hôm trước khi nhận được thư.  Thư được mở ra sau hai mươi mốt ngày.  Truyện xuất hiện trên Văn số 45, và bút hiệu này chỉ xuất hiện trên tạp chí Văn một hay hai lần.  Nếu nói Cảnh Cửu là bút hiệu khác của một nhà văn, nam hay nữ, nổi danh tôi sẽ không ngạc nhiên.  Nếu xếp “Lá Thư Tuy Hòa” vào thể loại du ký (travel writing), thì đây là một du ký hạng nhất. Hai nhân vật, cô giáo người Tuy Hòa, và anh quân nhân là người gốc Qui Nhơn nhưng đã đi xa từ lâu.  Hai người cùng đi với nhau từ Tuy Hòa đến Qui Nhơn.  Thời gian tuy chỉ một hai ngày nhưng đủ để tình cảm nảy sinh giữa hai người biến thành tình yêu, một thứ tình yêu hối hả, vội vã, của người quân nhân, sống như không có ngày mai và cô giáo cũng biết là anh quân nhân có thể không có ngày mai.  Cảnh Cửu nhắc nhiều đến những địa danh thuộc Phú Yên và Bình Định.  Mỗi địa danh có kèm theo một vài chi tiết đặc biệt về địa danh ấy, chỉ có người sống ở đó nhiều năm mới nhận ra.  Tôi vẫn thường cho rằng phải là người sống nhiều năm ở một nơi chốn nào đó thì mới có thể diễn tả cái hay, cái đẹp, cái dễ thương hoặc là dễ ghét về nơi chốn ấy.  Cảnh Cửu củng cố niềm tin này trong tôi.

    “Con sông Đà Rằng chảy qua cây cầu một ngàn hai mươi thước đó làm anh mê à.  Mùa mưa nước lênh láng bao la thật.  Cũng mùa mưa nước đổ dầm dề gió bấc cắt da chỉ còn con sông Đà và chỏm núi Nhạn là tương phùng như trong chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh.”

    Qua Cảnh Cửu, Tuy Hòa có cây cầu xe lửa chạy trên cao, gió dũi dũi trên mặt sông mát lịm, đập Đồng Cam, đèo Cả, đất úng phèn Hảo Sơn, sông Đà và núi Nhạn. Nghe kể rằng, núi mang tên Nhạn vì ngày xưa trên núi có chim nhạn làm tổ rất đông.  Chim nhạn có lẽ là chim én, hay yến, nếu không cũng chung giòng họ.  Tôi không hề biết hình dáng chim nhạn, nhưng loài chim này luôn gợi lên những hình ảnh rất thi vị.

    Nhạc sĩ Tu Mi trong bài “Tan Tác” viết rằng: “Mây bao la trời đen u tối. Đêm đông trường lữ khách bâng khuâng. Ngóng về phương xa chờ tin nhạn. Nhưng nhạn nào có biết nơi nao mà chờ.”

    Hàn Mặc Tử, mộ chôn nơi Ghềnh Ráng, cũng từng mong chim nhạn về. “Trước sân anh thơ thẩn. Đăm đăm trông nhạn về. Mây trời còn phiêu bạt. Lang thang trên đồi quê.”

    Chim nhạn, gợi lên hình ảnh của sự lãng du, phiêu bạt, và từ đó, sự chia ly.

Trên đường lên tháp Nhạn, tôi bước chân theo mấy câu hát nhịp nhàng “Anh còn nợ em. Chim về núi Nhạn. Trời mờ mưa đêm.” Tưởng tượng đến khuôn mặt nhăn nhó đau khổ, của anh ca sĩ nào đó rồi tự hỏi: núi Nhạn đóng vai trò gì trong chuyện anh còn nợ em của Anh Bằng.  Phải công nhận, thi sĩ và nhạc sĩ có tài xâu chuỗi những sự vật tưởng chừng như chẳng liên hệ gì với nhau, như nợ em, núi Nhạn, và mưa đêm, để làm thành câu hát.  Phải chăng, chim quay về chốn cũ mà người ra đi không về, cũng chẳng có thư, nên người nơi xa cảm thấy mình thiếu nợ người ở lại?

   Trước khi đến Tuy Hòa tôi có thăm tháp Chăm  Po Klong Garai ở Phan Rang.  Tháp ở trên đồi không cao lắm, chừng trăm bậc thang, nhưng có lẽ vì say xe, hay tại buổi sáng hôm đó tôi uống ly sữa pha bằng nước chưa sôi, cũng có thể vì trời nóng quá sức tôi chịu được nên tôi bị đổ mồ hôi lạnh, choáng váng, và nôn mửa (triệu chứng của bị sốc nhiệt).  Vì vậy, khi nghe Tuy Hòa có tháp Nhạn, tôi ngần ngừ không muốn thăm dù tiện đường đi và gần thành phố.  Hầu hết tất cả tháp Chăm  miền duyên hải thường được xây trên đồi cao, gần cửa biển, có sông rộng và dài chảy sâu vào nội địa.  Tôi sợ trời nóng, sức yếu không lên nổi đồi cao.  Tuy nhiên núi Nhạn cao chỉ 64 mét so với mực nước biển.  Và du khách không cần phải đi bộ leo bậc thang mà có xe “tram” chở thẳng lên đồi. 

    Tháp Nhạn nhỏ hơn tháp Po Klong Garai.  Trên đỉnh tháp có linga, được phục chế có màu xám của xi măng chứ không đỏ cái màu đặc trưng của gạch xây tháp.  Trước kia núi Nhạn bị Pháp bắn pháo vào làm sụp đổ một phần tháp.  Vòng quanh chân tháp Nhạn có nhiều tượng phục chế trong đó có Ganesha khiến tôi đoán tháp sẽ thờ thần Hindu, nhưng, tháp thờ thánh mẫu Thiên Y A Na một phiên bản của thánh mẫu Thiên Hậu.  Người Chăm là những người thiện chiến hoặc chuyên nghề mua bán vận chuyển bằng đường biển.  Thánh mẫu Thiên Y A Na là vị thần phù hộ cho người đi biển được an lành.

    Đứng bên tháp Nhạn tôi thấy có hai cây cầu.  Một cây cầu bắc ngang sông Đà Rằng, còn gọi là sông Ba.  Còn cây cầu kia dành riêng cho xe lửa.
( CÒN NỮA)
CÁM ƠN NHÀ THƠ NGUYỄN KHÔI ĐÃ GỬI CHO
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)