bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 8
Trong ngày: 246
Trong tuần: 694
Lượt truy cập: 668300

CHÚ MÈO NGỐC NGHẾCH

Dương Hiền Nga

CHÚ MÈO NGỐC NGHẾCH
 
- Miu miu! Miu đâu rồi! Nghe tiếng cô chủ nhỏ gọi mình, miu chạy từ dưới vườn lên quấn quýt quanh chân cô bé Mai, nũng nịu cọ đầu vào giày và ngước đôi mắt xanh biếc nhìn cô chủ chờ đợi… Đó là một chú mèo năm tháng tuổi rất hiếu động. Bốn chân chú trắng muốt, sang trọng, ngực nở, lưng dài. Mặt chú tròn và trắng nhưng cái sống mũi lại đen nhánh trông rất nghịch ngợm. Hàng ngày, miu nô đùa với lũ mèo trong xóm, dồn nhau chạy từ nhà nọ sang nhà kia. Có lúc bốn năm con ngủ lăn lóc trên nóc nhà tắm. Thường thì chú về ngủ ở đầu hè có nắng ấm, ngủ say sưa mõm hếch lên trời vô tư, cái đầu lưỡi màu hồng thò ra một chút…
Đã mấy năm nay, cả xóm họp thống nhất không ai được đánh bả chuột, mỗi nhà nuôi một, hai con mèo nên không thấy bóng dáng tên chuột nào. Ngô, thóc, áo, quần không bị chuột cắn phá nữa. Lũ mèo như một tài sản chung cả xóm đều thương quí chúng, đến nhà nào cũng được ăn ngủ thoải mái. Đôi khi có nhỡ miệng ăn vụng tý cá, tý thịt cũng không ai đánh, mọi người còn bảo nhau: “Chó treo, mèo đậy”.
Ngủ no mắt, miu dậy vươn vai tung tăng chạy khắp sân. Đối với chú, bất kỳ vật gì động đậy, đu đưa đều là mục tiêu vờn bắt. Có lúc cao hứng chú lấy đà leo lên cây ổi, đến lưng chừng cây, chú vừa kêu vừa tụt xuống. Mỗi khi thấy chú chim sâu lích tích chuyền cành là mắt chú sáng rực lên, hai con ngươi đang bé như cái tăm bỗng to tròn ngay ra, chú rón rén tới gần nhưng chim sâu cảnh giác bay vù đi. Miu nhìn theo ngẩn ngơ tiếc nuối.

e31d13b589accf2ae2e7e6ee785e0b26


   Cả nhà bé Mai đều yêu quí miu, vậy mà chiến công đầu tiên chú lập được lại bị bà ngoại giận mắng cho. Đó là một buổi chiều mùa hè, ông mặt trời còn ngập ngừng chưa xuống núi, bé thấy miu tha một con chim non từ vườn lên chạy thẳng vào nhà.
- Bà ơi! Miu bắt được chim.
- Ôi trời! Ai cho mày bắt chim, ngốc quá! Phải bắt chuột chứ!
Tiện chiếc kim đan trên tay, bà đét vào mông miu một cái. Chú sợ quá lấm lét chạy vào gầm giường, con chim non chưa đủ lông kêu thất thanh: "Choét… choẹt choẹt…". Bà khua chổi vào gầm giường, miu chạy ra, bà gỡ con chim khỏi miệng chú, con chim đau quá lả đi trên tay bà…
Vừa lúc đó tiếng chích chòe mẹ kêu hốt hoảng dưới vườn. Hóa ra cái tổ nằm ngay trên cành muỗm, chim mẹ về mất con kêu thảm thiết, bay lồng lộn quanh tán lá. Mặt trời sắp tắt mà chim mẹ vẫn thảng thốt: "Chòe… chòe! choẹt… chòe chòe!". Tiếng kêu không dứt. Bữa cơm chiều cả nhà vẫn ngồi ăn ở sân nhưng không vui vẻ như mọi ngày. Bà ngoại chép miệng:
- Tội nghiệp chích chòe mẹ!
Bé cũng thấy thương con chim mẹ quá. Con chim non đã chết nhưng bà không cho miu ăn, bà bảo:
- Cho ăn nó quen miệng, suốt ngày đi rình bắt chim. Các loài chim nhỏ ăn sâu bọ, góp phần bảo vệ mùa màng cháu ạ.
- Bà ơi, thế có những con gì biết ăn sâu bọ nữa ạ?
- Nhiều lắm cháu ạ, các loài chin nhỏ ăn sâu bọ, ăn rận rệp. Cóc, thằn lằn, nhện, dơi… ăn ruồi,  mối và muỗi; thạch thùng ăn bướm, gián, muỗi… Bé tròn mắt nghe bà giảng giải về những loài có ích cần được bảo vệ, miu cũng ngồi cạnh nghe nhưng chẳng hiểu gì nên trưa hôm sau chú lại vồ được một chú thằn lằn đang sưởi nắng. Bé nghe bà nói rồi nên nhân lúc miu nhả thằn lằn ra để vờn nghịch nhưng chú thằn lằn vừa đau vừa sợ đờ ra không chạy được, bé nhanh tay chộp lấy cứu thằn lằn. Miu lao theo đớp được cái đuôi đứt ra rơi xuống đất, cái đuôi vẫn nhẩy đong đong, miu thấy lạ đuổi theo quên cả thằn lằn.
Bé nâng thằn lằn lên nhìn kỹ thấy hai mắt nó nhắm nghiền, bụng thở hý hóp, bộ vẩy óng ả thật ưa nhìn, lưng xanh đen, bụng vàng trắng bóng mỡ, hai vết răng miu cắn phập hai bên sườn. Thương thằn lằn bị đau, bé đặt nó vào giữa bụi hoa nhài. Một lúc sau, thằn lằn hoàn hồn nhúc nhắc bò đi. Thỉnh thoảng, bé Mai vẫn nhìn thấy chú thằn lằn cộc đuôi này. Bây giờ chú đã cảnh giác hơn, hễ thấy động là lẩn ngay.
Có hôm vừa lên đèn là mấy chú bọ hung đen bay vè vè vào nhà, miu nhẩy cẫng lên vờn theo. Bé Mai định đập chết vứt đi cho đỡ hôi, bà ngoại bảo gẩy nó xuống vườn, đừng đánh nó chết vì trông nó xấu xí nhưng là con vật có ích. Rồi bà giảng giải:
- Cháu biết không, trên thế giới còn có Hiệp hội bảo vệ bọ hung đen vì nó góp phần làm sạch môi trường, phân hủy chất cặn bã do động vật thải ra làm đất tốt hơn đấy.
Ô, hóa ra xung quanh mình có biết bao điều lý thú về những loài vật nhỏ bé mà hữu ích, vậy mà bây giờ bé mới hiểu. Miu vẫn ngồi thản nhiên liếm láp hai cái chân trắng muốt. Bé Mai dí yêu ngón tay vào trán miu:
- Miu thật là ngốc nghếch!

                  D.H.N

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)