bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 30
Trong ngày: 493
Trong tuần: 1449
Lượt truy cập: 640189

CHUNG CHIÊNG NÉT BÚT HỒN LÀNG NGÕ QUÊ

Chung chiêng nét bút
 hồn làng ngõ quê([1])

     TS. BÙI NHƯ HẢI

Tôi quen biết anh Trần Bình trong một lần tại nhà thư pháp, nhà thơ Hoàng Tấn Trung tổ chức gặp mặt nhóm anh, chị, em văn nghệ sĩ thân thương nhân dịp Xuân 2009. Sau buổi giao lưu đó, tôi và anh Trần Bình cho nhau số điện thoại, facebook, Zalo để liên lạc, trò chuyện, trao đổi với nhau về những vấn đề liên quan đến thơ văn và thi thoảng “trà dư tửu hậu”, từ đó tình cảm giữa tôi và anh ngày càng gắn kết, thân thương hơn. Tháng 1, năm 2010 Trần Bình trình làng tập thơ đầu tay của mình, có tên là Chiêm bái quê nhà. Tập thơ vừa mới xuất bản, Trần Bình liền làm một cuộc hành trình vào tận Hải Lăng, trước là để hội ngộ cùng anh, chị, em,... thân hữu văn nghệ phía Nam, sau là để mến tặng tập thơ và mời dự buổi ra mắt tập thơ đầu tiên này tại tư gia - làng An Nhã, xã Gio An, tỉnh Quảng Trị. Cầm tập thơ và giấy mời trên tay, tôi liền đùa giỡn với anh rằng: Anh trai nhà mình cũng có điều kiện khá giả nhỉ. Vừa mới xuất bản thơ, thì liền làm một cuộc tiệc thơ nữa. Tôi vừa dứt lời, anh đáp lại rằng: Khá giả gì đâu chú, thậm chí nghèo rớt mồng tơi nhưng vì yêu mến thơ ca, quý trọng thân hữu văn nghệ, nên nhân tiện xuất bản tập thơ, anh tổ chức để bạn bè văn nghệ tỉnh nhà và một số anh, chị, em phương xa có dịp giao lưu nhau. Qua lời nói chân thành, chất phác của anh tôi mới thấu thị thêm về con người, về sự khó khăn, vất vả của gia đình anh, khi mà đời sống kinh tế còn eo hẹp, con cái hiện đang đi học nhưng vẫn không từ bỏ đam mê sáng tác thơ ca, mà còn dấm thân vì nó nữa. Càng nghĩ, tôi lại càng quý trọng, cảm mến Trần Bình biết dường nào!

Đến dự buổi ra mắt tập thơ, không chỉ có bạn bè trong giới văn nghệ, thân hữu, mà còn có cả những bạn đọc yêu mến thơ Trần Bình trên khắp mọi miền đất nước nữa. Một điều thú vị, trong buổi ra mắt tập thơ này, tôi đã được nghe một số người kể lại câu chuyện đầy thú vị về nhà tài trợ chính của buổi tiệc ra mắt tập thơ Trần Bình. Người tài trợ chính cho buổi tiệc ra mắt tập thơ không ai khác, đó chính là phu nhân của Trần Bình. Trong lúc kinh tế gia đình đương còn eo hẹp nhưng người vợ yêu quý của anh vẫn quyết định làm thịt một con heo to hơn bốn mươi ký sau bao ngày chăm sóc rau cám vất vả để đãi bạn bè văn nghệ của chồng mình. Chính hành động này của phu nhân Trần Bình, đã tạo ra sự xúc động mạnh mẽ trong làng văn nghệ của tỉnh Quảng Trị. Sự kiện mang tính đột phá, “lịch sử” vì xưa nay trong làng văn nghệ của tỉnh nhà chưa có một người vợ của một nhà thơ có hoàn cảnh khó khăn, đương cần tiền để lo trang trải gia đình, con cái học tập, mà lại dám làm thịt cả một con heo - vốn liếng và công cán đã đầu tư vào đó nhưng không lấy lại một đồng nào. Phạm Xuân Dũng bình luận sự kiện này một cách dí dỏm rằng: “Giữa thế kỷ 21 trong tình cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, gạo châu củi quế, lạm phát thơ, lại có một người vợ quê chịu thương, chịu khó, dũng cảm hiến tặng cả một gia tài không nhỏ cho một cuộc chơi, mà thiên hạ cho là phù phiếm, khiến nhiều người choáng váng và phát ngộ khi nhìn nhận lại thi ca”. Nhà báo Lê Đức Dục luận đàm càng dí dỏm hơn nữa về sự kiện mang tính đột phá này rằng: “Tôi cũng là người làm thơ, đăng tải nhiều nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy có người vợ Trần Bình dám đem heo đãi thơ. Giá như ngày trước, tôi cũng được vợ tôi tặng cho tôi một đùi gà vì thành tích làm thơ, thì chắc bây giờ tôi đã là một nhà thơ thành đạt. Điều đáng nói ở đây, tôi nhấn mạnh, chưa phải là thơ, mà là cách ứng xử với thơ”. Qua buổi ra mắt tập thơ này, tôi càng hiểu hơn và học ở Trần Bình - một con người luôn sống hết mình với bạn bè, luôn cháy hết mình với thơ ca, với cuộc đời.

Sau buổi tiệc ra mắt tập thơ Chiêm bái quê nhà vài ngày, tôi tranh thủ thời gian đọc tập thơ, tôi đọc lần một, lần hai và thong thả gửi một chút tâm tình để lắng nghe tiếng nói thiết tha, đạm nhiên của nhà thơ Trần Bình qua suốt tám mươi lăm bài thơ. Xuyên suốt tập thơ chính là tấm lòng của Trần Bình đối với quê hương Gio An - một mảnh làng nhỏ nằm ở phía Tây Gio Linh của tỉnh Quảng Trị nhưng rất nổi tiếng, đã đi vào lịch sử âm nhạc về chiến tranh cách mạng với ca khúc Tiếng đàn ta lư của nhạc sĩ Quân đội Huy Thục. Bài hát đã đi cùng năm tháng, với những lời ca hào sảng: “Tiếng trống trận từ Gio An vọng tới. Rừng ta ơi! Hãy thức dậy vui cùng bản làng. Mừng thắng trận Gio An,...”. Làng quê anh không những nổi tiếng anh hùng thời chống Mỹ, mà còn là một làng quê có nhiều di tích văn hóa cổ rất đặc sắc, ghi dấu một thời phồn thịnh của người Chăm đã từng sinh sống nơi này. Trong đó là một hệ thống giếng cổ rất độc đáo, một hệ thống nước ngần trong vắt chảy ra từ các khe núi quanh năm. Mạch nước ngầm này được người bản địa gọi là nước mội. Người Chăm một thời sinh sống nơi đây, đã dùng đá để xếp thành những giếng quanh mội nhằm dẫn nước về sinh hoạt và trồng lúa. Ở làng quê này cũng có một loại rau rất nổi tiếng, đó là rau liệt. Loại rau này, chỉ mọc và sống ở những mội nước chảy ra từ khe núi trong veo, được người dân hái để ăn và đem bán. Trần Bình sinh ra và lớn lên, sinh sống tại mãnh đất này, đã được tắm gội khí linh của mạch huyết ngầm cội nguồn văn hóa làng Do An, nên con người và tâm hồn của anh cũng rất đỗi chân chất, thuần khiết như chính mảnh đất đỏ bazan và dòng nước trong veo của giếng mội nơi đây.

Trở lại với tập thơ Chiêm bái quê nhà, tôi nhận thấy rằng: Tập thơ này, chính là sự kết tinh và phát tiết ở độ sung mãn nhất của nhà thơ Trần Bình để gieo nên những vần thơ thao thiết, mặn nồng của một tâm hồn thơ ca đầy nhiệt huyết và cháy bỏng. Cuộc sống của anh hiện nay vẫn còn đeo đẵng nợ áo cơm, trong cái bon chen tấp nập ngược xuôi của cơn luân chuyển như vũ bão kinh tế thị trường thời nay. Nhưng với sự đam mê sáng tác thơ ca, đã thôi thúc Trần Bình vượt qua được những lo toan trong cuộc sống thường ngày để đến với vương quốc của thi ca. Trong cuộc sống, Trần bình là người rất đỗi tình cảm, chan hòa và rất cầu thị, khiên tốn, nên đã được đáp đền trong sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc khi tác phẩm đầu tiên trình làng. Nếu bạn đọc lắng lại lòng mình, để thử hình dung ra một Trần Bình với tất cả những gì còn đọng lại từ một trái tim luôn sâu nặng với chốn quê:

Tôi lớn lên nghèo khổ với làng

Biết lam lũ từ ngày còn tấm bé

Tôi đi học ở trường làng giải phóng

bạn bè áo vá, quần chun

Tôi quê quê muôn nỗi vui buồn

Câu hát mẹ, đường cày cha khó nhọc

Những năm tháng cả làng xơ xác

Những lời ru bắt nhịp à ơi

Khổ nghèo nuôi lớn những khát khao

                                         cháy bỏng

                                                     (Làng ơi)

Trái tim Trần Bình đã dành trọn vẹn cho mảnh đất quê hương của mình. Làng quê An Nha - Do An đã tắm gội anh từ những khí linh của nguồn cội. Là nơi anh sinh ra và lớn lên trong những năm tháng đau thương, chia cắt của chiến tranh:

Mẹ sinh tôi ra giữa làng

Năm bom đạn.

Quê tôi thành làng trắng

Ngày khói lửa, theo mẹ đi sơ tán

Tuôi thơ lưu lạc, xa nhà.

Đất nước cắt ngăn, đôi bờ sông vời vợi

Rất nhiều hi sinh từ mỗi chia ly

Rất nhiều đau thương từ các cuộc ra đi

Kẻ mất người còn

Tan hoang xóm mạc

Làng tan nát

Trắng khăn tang!

Sự hủy diệt chiến tranh 

Đau từng thớ đất!

Đó là nơi Trần Bìnhn đã trải qua những ngày tháng cơ cực, khổ ải:

Tôi lớn lên nghèo khổ với làng

Biết lam lũ từ ngày còn tấm bé

Đó cũng là nơi anh được dưỡng nuôi từ những nghĩa tình, ân nghĩa sẻ chia cuộc đời: 

Thương nhau củ sắn chia đôi

Bát canh san nửa đầy vơi nỗi niềm

Làng quê Trần Bình, đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt, dữ dội, người dân phải hứng chịu cảnh bom rơi, máu đổ nhuốm cả màu đất đỏ bazan. Sau chiến tranh, người dân nơi đây cũng chịu nhiều khổ cực, vì di họa của cuộc chiến để lại, cuộc sống trăm bề thiếu thốn, nhà cửa lụp xụp, con đường đất bụi mù mịt,... Nhưng nhờ ánh sáng của Đảng từ khi đổi mới đến nay, làng quê của Trần Bình đã có sự hồi sinh, đang vươn mình từng ngày, từng giờ: 

Thương lắm làng tôi

Mạch nước chảy từ Giếng cổ

Đất màu mỡ muôn đời bazan đỏ

Cuộc sống hồi sinh qua những nhọc nhằn

Những rừng cao su, những vườn tiêu xanh

Xanh lại tình yêu cuộc sống!

                                         (Làng ơi)

Trong Lời tri ân của tập thơ Chiêm bái quê nhà, Trần Bình đã viết: “Chiêm bái quê nhà trước hết là món quà, tôi muốn dâng tặng cho song thân như một sự tạ lỗi. Song thân tôi đã sinh ra và nuôi dạy tôi trong sự kỳ vọng ở tương lai, nhưng tôi vẫn chưa đền đáp được công ơn sinh thành và dưỡng dục của mẹ cha”. Công đức của mẹ cha như trời biển. Cha mẹ chính là chỗ dựa vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần. Mẹ cha là những đấng sinh thành, là nguồn dưỡng nuôi tình cảm lớn lao, đằm thắm, ngọt ngào nhất. Vì thế Trần Bình, đã dành vẹn nguyên tình yêu cao đẹp nhất để dâng lên đấng sinh thành của mình. 

Mỗi chúng ta đều sinh ra từ một người mẹ, nên không gì có thể so sánh được với người mẹ của mình trên thế gian này. Chính nhà thơ Xuân Quỳnh trong một bài thơ vui về phụ nữ cũng đã viết: Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng, bác học,... hay là ai đi nữa, vẫn là con của một người phụ nữ, một người đàn bà bình thường không ai biết tên tuổi. Hình ảnh người mẹ vì thế được hiện hữu trong các loại hình nghệ thuật. Mỗi người chỉ có một mẹ thôi, mà đã biết bao ơn nghĩa nặng sâu. Mẹ không chỉ là người mang nặng đẻ đau, mà còn là người đã dưỡng nuôi, chở che cho chúng ta suốt cả một hành trình dài trong cuộc đời. Đọc những bài thơ như Cò ơi thao thiết, Mạ tôi,… độc giả sẽ thấy được người mẹ tuyệt vời nhất, với những phẩm chất lớn lao nhất: tần tảo, đảm đang, giàu đức hy sinh, thương yêu chồng con đến quên cả bản thân mình. Mẹ như thân cò suốt ngày lặn lộn ngoài ruộng đồng, trên nương rẫy, chăm chỉ như con tằm nhả tơ để nuôi con khôn lớn, thành người. Ngay cả những lúc có chiến tranh ác liệt nhất, nguy hiểm nhất, mẹ cũng xả thân để đùm bọc lấy các con, mong được các con an toàn: 

Mạ tôi cả ngày dang nắng

Còng lưng trưa má, ruộng lầy

Đi qua tháng năm cùng cực

Rách lành no đói lắt lay

 

Chiến tranh một thời bom đạn

Người quê li loạn khắp vùng

Đèo bồng mạ tôi thúng mủng

Ôm đùm che chắn các con

            

Ngày trở về sau giải phóng

Làng trên, xóm dưới điêu tàn

Mạ lại còng lưng cày cuốc

Vượt lên gian khó nghèo nàn

(Mạ tôi)

Thương biết bao, trên bờ vai của mẹ đôi quanh gánh luôn “đeo bám còng lưng” vì cuộc sống mưu sinh hằng ngày: 

Gian khó đè lên hai đầu quanh gánh mẹ tôi  

Triêng thúng cả một mùa màng ra chợ

Xa xót biết bao, khi cha ngày đêm nhọc nhằn, vất vả trên cánh đồng với những đường cày ải vụ:

      Cha cúi gập mình trên những đường cày ải vụ

     Cái nghèo, cái khổ đeo bám còng lưng! 

Những nỗi gian lao, vất vả của cha mẹ, nhà thơ  đều thấu thị. Hình ảnh đêm ngày cha me phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, đã in dấu vào trong tâm thức của người thơ: 

Miếng ăn hòa mồ hôi mẹ những

dặm dài thon thắt

Chữ nghĩa trong đầu là những hạt lòng

                                              thôi thúc từ cha

Cũng có lúc nhà thơ “cứ tưởng mình nên người”, nên đã “Gồng mình che dấu nét quê”, “quên đi cái kiếp thân cò”, rồi “Khát những tiệc tùng phố xá”. Nhưng đó là, chỉ cái nghĩ thoáng qua, dại khờ của tuổi niên thiếu. Những tháng năm buôn ba, nhọc nhằn nhưng Trần Bình vẫn khôn nguôi nỗi nhớ thương cha mẹ, luôn vọng về, neo đậu một chốn quê. Tình thương ấy, còn lớn hơn khi cha mẹ của anh đã qua đời. Nỗi đau không thể lấp đầy sự chia biệt tình mẫu tử, tình phụ tử. Thân xác của cha mẹ, đã hòa tan vào cát bụi, đất trời và cây cỏ nhưng hình bóng và tình yêu của cha mẹ vẫn còn neo đậu nơi chốn quê:

Mẹ ơi!

Sáng nay về tạ lỗi mùa màng

Mẹ cha mồ yên, mả vắng

Con bỗng thèm một góc quê da diết nắng

Con bỗng thèm một lời ru

(Cò ơi thao thiết)

Cha mẹ cũng chính là một phần của hồn quê, nên trong tâm thức của Trần Bình không lúc nào nguôi chốn quê của mình. Trần Bình luôn nguyện ước, dẫu mai này có khó khăn gì đi nữa vẫn muốn sống nơi mảnh làng mình sinh ra và lớn lên. Ước nguyện đó, đã trở thành sự thật khi Trần Bình lớn lên đi học, đi lính rồi cũng trở về với gia đình, với quê hương, rồi làm cán bộ ngành văn hóa xã hội tại xã Do An. Mặc dù hiện nay, Trần Bình đang sống và làm việc tại quê hương, nhưng trong tâm thức của anh luôn truy tìm lại chính mình để chiêm bái quê nhà:

Tôi về chiêm bái dòng sông

Ngổn ngang một mối tơ lòng tình tang

Chiều ngơi dưới gốc đa làng

Xiêm y ai khiến rộn ràng đồng dao

 

Ta về đứng dưới trời Trăng

Chung chiêng nét bút: hồn làng ngõ quê

Người đi độ ấy chưa về

Để ai chiêm bái lời xưa cõi ngày...!

Cuộc sống xô bồ, có nhiều cám dỗ, nên rất dễ kéo con người ta đi thật xa nơi từng sinh ra và lớn lên để rồi lãng quên! Những người ở quê, cũng có thể nhớ đến mình, do đó nhất định sẽ buông một lời trách cứ và kèm một lời mời gọi trở về với chốn quê nhà:

      Có cả một hội đồng hương làng ở phố

      Thương đến nghẹn ngào cái giọng miền Trung

      Sao nỡ nói tiếng Nam, tiếng Bắc

      Để mô, tê, răng rứa… ngại ngùng

(Đồng hương)

Nhưng quê hương - hai tiếng gọi tìm về. Tìm về một thời êm đềm, với những kỷ niệm chan chứa tình người, tình đời nông ấm:

Xa quê mười mấy năm rồi

Thị thành riêng một khung trời nhỏ nhoi

                   

À ơi câu hát bồi hồi

Khúc ru quê lại ngậm ngùi chơi vơi

Bạc đầu cơm áo mù khơi

Nhớ thương chốn cũ rối bời ruột gan

 

Chiều nay trở lại thăm làng

Chiều nay anh khóc ngỡ ngàng: quê ơi!

                                                     (Người quê

Như đã nói ở trên, để tập thơ ra mắt được với bạn đọc và có một buổi ra mắt tập thơ ấm cúng, vui vẻ như vậy, chính là nhờ công lao đóng góp không hề nhỏ của người vợ yêu quý của Trần Bình. Mặc dù phu nhân của anh không có sự đam mê, yêu thích sáng tác và thưởng thức thơ ca nhưng lại rất yêu quý và trân trọng thơ ca, đặc biệt là luôn động viên, giúp đỡ để chồng mình - anh Trần Bình sáng tác.  Chính vì thế, anh cũng đã dành trọn vẹn tình cảm của mình để ghi Lời tri ân người vợ của mình: “Tôi tri ân người vợ tần tảo, giàu nghị lực và đức hi sinh vì chồng con, đồng thời cũng là một tấm gương đầy ý chí, nghị lực. Từ trong nghèo khó, cô ấy đã vươn lên để có một vị trí nghề nghiệp ổn định, trở thành trụ cột vững chắc của gia đình, để chồng có thể làm thơ và các con yên tâm học hành xa nhà”. Không những là lời tri ân, Trần Bình còn sáng tác những bài thơ để tặng vợ, xem đó như là một món quà vô giá của mình đối với vợ. Vắng em, Ghi nỗi lòng con,... là những bài thơ Trần Bình viết ra từ tận đáy lòng của mình để ngợi ca người vợ giàu nghị lực, tần tảo, giàu đức hi sinh và “tấm gương đầy ý chí” trong cuộc sống mưu sinh đầy nghiệt ngã này:

Vắng em hiu hắt cửa nhà

Mỗi đêm còn lại anh và các con

Nhớ thương lặng thắt trong hồn

Thương về em một, 

                      thương con bội phần!

(Vắng em)

Sẻ chia những khó khăn, vui buồn trong cuộc sống cũng như đáp đền công ơn người vợ hiếu thảo, thủy chung của mình, Trần Bình đã thay vợ nuôi dạy con cái, chăm lo gia đình mỗi lúc vợ vắng nhà:

Tiễn mẹ đi học nơi xa

Các con ở nhà với nỗi nhớ mong

Hiểu gì đâu nghĩa thời gian

Con thường quen mỗi chiều tan mẹ về

Quen từng đêm thức gần kề

Có bàn tay mẹ vỗ về đung đưa.

Giờ nằm nghe ba đọc thơ

Hát thay lời mẹ, tiếng ru ngọt ngào

Ầu ơ con ngủ đi nào...

Mẹ đang bận học, lâu lâu mẹ về!

                                         (Ghi nỗi lòng con)

Tôi nhớ đọc đâu đây của một nhà triết luận nào đó, đại ý nói rằng: Thương yêu một con người cụ thể có khi còn khó hơn tình thương yêu cả nhân loại nữa. Trường hợp Trần Bình cũng giống như thế, tập thơ Chiêm bái quê nhà mặc dù có rất nhiều bài thơ hay, ấn tượng và có sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít một số bài thơ có những cảm xúc chưa đạt độ chín, rơi vào kể lể dài dòng và miêu tả; ngôn ngữ còn vụng về, hình ảnh có chút sáo mòn, quen thuộc,… Tôi hi vọng, trên con đường sáng tác thơ ca của Trần Bình sẽ có sự đột phá hơn nữa. Đáp ứng được tầm đón đợi của bạn đọc gần xa. Dẫu biết rằng, thời gian chính là chứng chỉ duy nhất để bạn đọc yêu mến thơ Trần Bình. Từ đó, mới có cái nhìn khách quan từ sự đồng cảm và sáng tạo trên nẻo đường thơ của anh. Vì thế, thật sự tôi không hề viết bài này để lăng xê hay lót đường, nhưng tôi lại thiết nghĩ về Trần Bình như một nhà thơ của tương lai!  

                                                Cu Hoan, tháng 01/2010

 

([1]) Nhân đọc tập thơ Chiêm bái quê nhà của Trần Bình, Nxb. Giao thông Vận tải, 2010.

product2531506759683

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)