bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN NGHÊNH NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ TƯỜNG THUẬT BẰNG HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 23
Trong ngày: 259
Trong tuần: 1020
Lượt truy cập: 630692

CỤ LÀ MÃI MÃI

Lã Thanh Tùng
 
CỤ LÀ MÃI MÃI
 
   Khi nghĩ về cuộc đời, liệu có phải mỗi chúng ta đều ít nhất một lần tự hỏi, ai là người quan trọng nhất với mình?
   Câu hỏi ấy có thể sẽ được trả lời theo nhiều cách khác nhau, tùy từng thời điểm. Nhưng tôi tin, trùm lên mọi lúc thì sẽ có một câu trả lời duy nhất, không ai có thể tranh cãi, đó là NGƯỜI MẸ.
Hẳn rồi, bởi tựu trung lại, thì Mẹ là người cho ta hình hài, thể chất, tâm thái, tinh thần, đói, no, sướng, khổ, ước mơ, tình cảm... Có thể nói là tất cả. Thậm chí cả khi ta mắc sai lầm, vấp ngã, thì được trở về bên mẹ vẫn là nơi an yên, dịu lòng con nhất.
  Đã có không biết bao nhiêu câu thơ, bài hát, cuốn phim, bức tượng khắc họa nên những người mẹ tuyệt vời. Nhưng kể cả khi không thuộc số những hình ảnh tinh hoa, lung linh ấy, thì mẹ ta vẫn đủ sức trùm kín cả cuộc đời ta, khiến ta không còn ước mong gì khác là được trở về sà vào vòng tay mẹ.
Cho nên, bao nhiêu ngày không sao. Chỉ đến khi mẹ nằm xuống, các con mới biết mình đã chính thức mồ côi. Chính xác bơ vơ, chơi vơi như đang lêu bêu đầu sông cuối bãi.
Gia đình bạn tôi, các anh chị em, con, cháu, chắt dưới mái nhà số 81, tổ 13 phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, những ngày cuối tháng 10 Tân Sửu, tức tháng 11 năm 2021 này, chính là đang tang tóc, buồn thương như thế.
 img_9520
  Cụ là Phạm Thị Đỗ, một người mẹ, người bà, người cụ rất đỗi bình thường, nhưng điển hình nhất mực cho những người phụ nữ Việt Nam.
Sinh ra trong một gia đình nghèo nơi miền quê Ninh Bình, cụ đã sớm nghe lời Cách mạng, khai thêm 4 tuổi để được tham gia dân công hỏa tuyến, giúp sức Việt Minh đánh Điện Biên Phủ.
Hòa bình lập lại, trong niềm vui chiến thắng của cả Miền Bắc, cụ được biên chế về một nông trường trồng cây ăn quả ở vùng đất Mường Bi Tân Lạc, Hòa Bình.
Ở đây, người nữ nông trường viên nhanh nhẹn, tháo vát ấy đã gặp gỡ anh bộ đội Cụ Hồ vừa chiến thắng trở về. Tình yêu nảy nở trong tình cảm lớn của cả thời đại. Được đơn vị, đoàn thể vun đắp, các cụ nhanh chóng gắn kết với nhau, cùng vun trồng, chắt chiu hạnh phúc.
Những năm đầu hợp tác hóa nông nghiệp, với khát vọng xây dựng quê hương, cụ bà về quê chồng làm xã viên nông nghiệp, để cụ ông yên tâm công tác tại xí nghiệp cơ khí 125 Chúc Sơn.
Rồi chỉ hơn chục năm, 8 người con lần lượt ra đời, chất lên vai người nữ xã viên mảnh mai ấy cả một gánh nặng cùng gia cảnh nhà chồng trong những ngày bao cấp, chiến tranh ác liệt.
Kể cả khi cụ ông về nghỉ hưu theo chế độ, thì nỗi lo cơm áo cho cả cái đại gia đình nheo nhóc ấy vẫn chủ yếu một mình cụ bà đảm nhiệm. Chồng yếu, con đông, công điểm hợp tác xã chẳng được bao nhiêu, cụ vẫn miệt mài bươn chải đủ cách để duy trì cuộc sống.
Rồi cả khi cụ ông mất sớm, 8 người con vẫn được cụ chăm sóc, nuôi dạy, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cháu... phương trưởng nên người. Tất cả, dù là kỹ sư, bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ, hay công nhân, người lao động bình thường... thảy đều là những công dân chân chính, vun dựng nếp nhà và xây đắp quê hương giàu mạnh.
Khi nghĩ về tình cảm cụ, các con, các cháu, chắt lại cùng nhau nhắc nhớ hình ảnh một người bà rất đỗi thân thương, chăm sóc cháu con và thờ cúng Tổ Tiên, hương khói cho chồng:

Bà gọi cháu lớn là Ngốc
Để không ai chê cháu bà là dốt
Bà gọi cháu bé là Ngoác
Để cái ấm sứt quai có bạn có bầu
Bà gọi mẹ cháu là Dơn Dơn
Để bếp lửa buồn cười mà reo lên phần phật
Còn Bà ư?... Ôi cái lưng đau!...
Mẹ cha cái chổi cùn không biết tự nép mình vào góc
...Cháu đi học về, Bà cho quả hồng để cháu môi thêm đỏ
Cháu đi chơi ghêm, Bà gọt bí gọt bầu đứt tay
Tháng lại ngày qua, cái áo càng cũ, Bà càng thương vì mưa nắng
Cháu không mặc nó, mắt Bà thêm mù lòa
Bà làm sao đuổi theo cháu kịp?
Tiếng gọi "Ngốc ơi", bay cao rồi mắc tít trên ngọn xoan tẻ
...Đêm nào Bà cũng hát ru
Thành bài thì ít, âm ư thì nhiều
Cháu ngoan, bố mẹ cháu yêu
Để Bà ra quét vệt chiều chưa tan
Trong mơ cháu bắn "đùng", "đoàng"
Để Bà trở dậy, nghe làn gió xa

  Tình cảm của Mẹ, của Bà, của Cụ sẽ còn lưu mãi trong lòng gia đình, họ mạc, xóm làng, quê hương. Nén nhang thắp nhớ Cụ sẽ không thể nói hết được tấm lòng biết ơn của các con, cháu, chắt, mọi người... đối với Cụ.
   Nhưng chắc chắn, Cụ sẽ vẫn mỉm cười nơi chín suối và phù hộ độ trì cho toàn thể các con, cháu, chắt, cùng họ hàng, lân bàng, làng xóm.
Bởi Cụ là Phạm Thị Đỗ, người phụ nữ Việt Nam điển hình, mãi mãi!
 
                                                                              L.T.T

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)