bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÀI VIẾT CỦA PGS.TS. LA KHẮC HÒA ( LÃ NGUYÊN)!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BS ĐINH HỮU DUNG!NƯỚC VỐI ĐẶC SẢN VÙNG ĐỒNG CHIÊM GIA VIỄN RẤT SẴN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BẠN NHƯ NGUYỆT ĐÃ GỬI BÀI!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ ĐƯA BÀI LÊN TRANG, LÀM CHO TRANG THÊM PHONG PHÚ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NHÀ GIÁO TRẦN TRUNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN PV KIM KHÁNH, PHÓNG VIÊN HTV9!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ ĐƯA VIDEO CLIP NÀY LÊN TRANG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ THƠ BÙI MINH TRÍ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 6
Trong ngày: 43
Trong tuần: 588
Lượt truy cập: 612516

ĐÁNH CƯỢC VỚI THI CA

Đỗ Ngọc Yên

ĐEM CẢ ĐỜI MÌNH ĐÁNH CƯỢC VỚI THI CA

  1. I. Đối với Nguyễn Lương Ngọc, có lẽ là người hiếm hoi nhất trong làng thi ca Việt đương đại dám đem cả đời mình ra đánh cược cho công cuộc cách tân thi ca, một cuộc chơi đầy phiêu lưu, mạo hiểm, nhưng dù sao ông cũng đã thắng, chí ít là về một phương diện nào đấy của thơ.
Nhưng cần khẳng định một cách chắc chắn rằng, Nguyễn Lương Ngọc không phải là người đầu tiên khởi xướng cách tân thi pháp thơ Việt hiện đại. Điều đáng ghi nhận ở Nguyễn Lương Ngọc không phải là ông đã làm được những gì trong diễn trình vận động cho sự đổi mới thi pháp thơ, mà chính là một tinh thần dũng cảm, thái độ nghiêm túc và một bầu nhiệt huyết tràn đầy trong sự nỗ lực của diễn trình ấy. Có lẽ ở giai đoạn từ sau 1986 đến nay, ít thấy ai dám đem đời mình ra đánh cược với thơ như Nguyễn Lương Ngọc, khi ông dám tuyên bố:
“... anh đủ sức đập vụn mình ra mà ghép lại
Nung chảy mình ra mà tìm lõi
Xé toang mình ra mà kết cấu...”
(Hội họa lập thể)
Chính ông nghĩ và tin rằng:
“Những quy tắc lên men
Khi sự thật bị thay bằng cái giống như sự thật
Có gì không ổn
Có gì như bệnh tật
Khi mồ hôi vã ê a thiên chức nghệ sĩ
Anh không còn muốn nhìn những gì mình đã vẽ
Chính nước mắt, hay máu tứa từ cái nhìn bền bỉ
Đã cho anh chiếc lăng kính này đây...”
(Hội họa lập thể).
  1. II. Đối với ông, thơ ca của giai đoạn trước đấy, đến giờ chỉ là những khuôn mẫu hay qui tắc lên men” chỉ có thể tạo ra những thứ giống như sự thật, chứ nhất quyết không phải là sự thật, thế thì buộc phải đập vỡ nó ra mà làm lại, còn để làm gì. Ông dứt khoát rằng:
“những con đã sinh ra thì đã chết
những con chưa chết thì chưa sinh ra...”  
(Gọi hạc).
Như vậy, Nguyễn Lương Ngọc đã ý thức một cách rõ ràng việc cần thiết phải tạo ra cho thế hệ mình một sân chơi thi ca hoàn toàn mới so với sân thơ truyền thống mà ông coi là những cái đã mốc meo, lên men, giả dối, không còn thích hợp với tâm thế của thi ca cũng như của công chúng thời đại mới. Vì lẽ đó mà ông luôn cảm thấy:
“Cuộc sống lạnh lẽo sao
Cuộc chết ấm áp sao
Em mỉm cười từ đâu
đá Bay - on chao chát
Đăm đắm nhìn từ đâu
Sương Tây Hồ ngột ngạt
Yêu không thể giải thích
Chen chúc hoa lên tịch mịch
Yêu không thể giải thoát...”
(Lời hát).
Vâng! Chỉ có tình yêu thôi, cái thứ tình cảm không thể giải thích thì làm sao lại có thể giải thoát được cho thơ. Trong bầu không khí của thơ cũ, lúc nào ông cũng cảm thấy ngột ngạt, đã có lần ông ước ao được làm một cuộc chết ấm áp để khỏi phải can dự vào cuộc sống lạnh lẽo của thơ cũ. Cả đến sương Tây Hồ ông còn thấy ngột ngạt và những bông hoa thi ca cũ cứ chen chúc mọc lên, nở ra trong cảnh tịch mịch thì còn đâu môi sinh dung dưỡng cho những tài năng thi ca mới đâm chồi, nảy lộc, nở hoa và kết trái được (!?).
Dưới con mắt của Nguyễn Lương Ngọc, nền thi ca Việt đương đại giống như một đàn chim, trong đấy hạc trắng được coi là chúa tể, tượng trưng cho đức tính dũng mãnh và cao sang của những nhà thơ tiên phong trong công cuộc phong hóa thi ca nước nhà. Nhưng than ôi!... Ta hãy đọc trọn vẹn một trong những bài thơ hay nhất của ông, Gọi hạc để kiểm chứng điều ấy.nguyenluongngoc
“Con cắt trắng
xếp cánh
khi gặp con khướu vàng
Con khướu vàng
khép mỏ
khi gặp con hạc đỏ
Con hạc đỏ
nức nở
nhìn con hạc trắng
Hạc trắng!
Hạc trắng!
những con đã sinh ra thì đã chết
những con chưa chết thì chưa sinh ra.”
III. Soi mãi vào bầu không khí u ám của thơ ca truyên thống, cái mà ông cho là cũ, nhưng dường như Nguyễn Lương Ngọc không tìm thấy cho mình bất kỳ một khe hở nào để vượt thoát. Ông quay sang tự cật vấn mình và những người bạn cùng chí hướng. Bài thơ Lý do, mà Nguyễn Lương Ngọc viết gửi người bạn đồng hương, đồng chí hướng của ông là nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho thấy rất rõ sự hoài nghi dường như đến mức bế tắc của ông. Ông căn vặn đủ điều để tìm ra lý do tồn tại của mọi thứ ở đời, trong đó có thi ca và cả chính con người nhà thơ cách tân nữa.
Theo tôi, có thể nói Lý do là bài thơ đạt đến độ chín nhất về cảm quan thế giới, cũng như quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Lương Ngọc:
“Chúng ta, tôi, anh, em và ít người, tìm mãi lý do.
Lý do của đất, của bùn, lý do nước sông về biển và biển tan nát mà không tan nát được.
Không, vâng, tìm lý do của các loài cây, các loài thú, các loài đá, địa y và nấm mốc, tìm lý do của máu, một loài máu tự cho là cao quý bởi thực không gì làm cho nó bẩn được nhưng có thể làm cho nó biến mất.
Cũng như ta chưa bao giờ sinh ra, trên đời.
Lý do của những con chuột tủi hổ với những chiếc răng cứ mọc không ngừng...
và lý do của lưỡi khô trong miệng không cho một người tốt nói lời từ giã cuộc đời lẽ ra tuyệt vời mà chỉ còn ngậm ngùi nỗi niềm của nước lọc.
Và lý do của địa ngục trong lòng bàn tay mịn màng làm tôi nghẹn ngào.
Lý do của đàn kiến bu quanh xác một con mèo không hỏi vì sao con mèo phải chết...”
Khát khao đến phát cuồng, si mê đến nôn nóng thành vật vã cho quá trình đổi mới thi ca Việt đương đại của Nguyễn Lương Ngọc và một số người khác là một sự nỗ lực rất đáng ghi nhận, trong điều kiện tinh thần dân chủ đã được khai thông từ chủ trương đổi mới nền kinh tế của đất nước để hội nhập và phát triển trong các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Thế nhưng, trớ trêu thay đời sống thi ca bao giờ cũng có sức ì, độ trễ nhất định phụ thuộc vào nhận thức, thói quen tâm lý, gu thẩm mỹ của đại bộ phận công chúng yêu thích thơ ca cũng như những người trực tiếp quản lý và lãnh đạo văn nghệ, tại mỗi thời điểm lịch sử cụ thể, nên Nguyễn Lương Ngọc và những nhà cách tân thi pháp chưa làm được là bao cũng là điều dễ hiểu.
  1. Theo tôi, có thể do tham vọng quá lớn, nhưng sức còn trẻ, chưa đủ kinh nghiệm và bản lĩnh vượt thoát, lại do gặp hiểm nạn, nên khoảng 5 năm cuối đời, sức khỏe của Nguyễn Lương Ngọc ngày càng suy giảm và ông đã ra đi ở tuổi 43 để lại niềm tiếc thương cho những người yêu thích thơ ông, cũng như sự nghiệp đổi mới thi pháp thơ còn dở dang, thậm chí mới chỉ là bước đầu phát lộ một khuynh hướng thơ mà ông và nhiều đồng nghiệp đang rắp tâm theo đuổi từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước.
Nhưng, có một thực tế khác không thể phủ nhận được là dường như trong căn số của Nguyễn Lương Ngọc phát lộ qua thi tứ, ngay từ những tập thơ đầu, khi ông mới ngoài 30 tuổi, đã có những dấu hiệu mang tính chất tiền định, báo trước những điềm gở đối với ông. Nguyễn Lương Ngọc thường hay nói về chốn nương thân cuối cùng, cái chết hay đại loại một cái gì đó nói về chỗ tận cùng của cuộc đời:
“Những con đã sinh ra thì đã chết
Những con chưa chết thì chưa sinh ra”
(Gọi hạc);
“Ai bắt anh chăm chút cái chết ngày mai
từ gói kẹo cho con hôm nay”
(Viết cho mình);
“Lý do của đàn kiến bu quanh xác một con mèo không hỏi vì sao con mèo phải chết”
(Lý do)
“Cuộc sống lạnh lẽo sao
Cuộc chết ấm áp sao”
(Lời hát);
“Từ nước sinh ra
Mai có nước ta về”
(Từ nước);
“Anh không thể cất mình lên nổi
Hay chọn đây làm chỗ gửi thân”
(Tìm gặp);
“Tôi của em hay của cỏ?”
(Tỉnh rượu);
“Một tảng thịt tươi nguyên
Cánh chim đã nghỉ ngơi
Sau đường dài”
(Cứu vớt)
  1. V. Theo các nhà tâm lý học, nếu một người quá chú tâm vào một điều gì đấy, dễ tạo nên ảo giác, sự ám ảnh chi phối cuộc sống hàng ngày. Những xung chấn tâm lý thái quá như trên, không chỉ riêng trong lĩnh vực sáng tạo thi ca, mà ngay trong đời thường, nhất là đối với những gì liên quan đến thơ, Nguyễn Lương Ngọc thường có những biểu hiện quá khích như nói nhiều, nổi nóng,… và thậm chí có những việc làm chẳng giống ai hay không ai có thể làm được như ông. Chẳng hạn như hành trình đi bộ xuyên Việt của ông cùng nhà văn Hòa Vang, có thể nói là chuyến đi lịch sử của giới văn chương Việt đương đại. Chuyến đi ấy không nhằm mục đích gây chấn động dư luận báo giới và bằng hữu văn chương lúc bấy giờ về hình ảnh con người cá nhân của hai ông, mà quan trọng hơn là một chiến dịch tuyên truyền, quảng bá cho tiến trình cách tân thơ trên phạm vi toàn quốc. Nhưng tiếc thay kết quả lại không được như mong muốn của chủ quan ông./.
                                                                           Đ.N.Y
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)