bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÀI VIẾT CỦA PGS.TS. LA KHẮC HÒA ( LÃ NGUYÊN)!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BS ĐINH HỮU DUNG!NƯỚC VỐI ĐẶC SẢN VÙNG ĐỒNG CHIÊM GIA VIỄN RẤT SẴN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BẠN NHƯ NGUYỆT ĐÃ GỬI BÀI!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ ĐƯA BÀI LÊN TRANG, LÀM CHO TRANG THÊM PHONG PHÚ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NHÀ GIÁO TRẦN TRUNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN PV KIM KHÁNH, PHÓNG VIÊN HTV9!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ ĐƯA VIDEO CLIP NÀY LÊN TRANG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ THƠ BÙI MINH TRÍ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 7
Trong ngày: 219
Trong tuần: 706
Lượt truy cập: 612925

MẨU GIẤY BUỒNG BÊN

MẨU GIẤY BUỒNG BÊN

 

                                                                                         Nhân Ân

                                                                                         Vũ Công Hoan dịch

v_cng_hoan_nheo_mt

CỐ DỊCH GIẢ VŨ CÔNG HOAN

 

Tôi thuê phòng ở Dương Liễu Thanh đi làm thuê. Một hôm đi làm về, nhìn thấy trên cửa có mẩu giấy. Mẩu giấy viết:

“Tháng trước tiền điện hết tất cả 15 đồng 5 hào. Phòng bên”.

 

Lúc này tôi mới biết, thì ra có người ở phòng bên cạnh cách một cửa, hơn nữa chúng tôi cùng sử dụng một công tơ điện. Anh (chị) ấy nhét mẩu giấy là để đòi tôi trả một nửa tiền điện. Tôi vội vàng bỏ ra tám đồng chuẩn bị đưa sang. Nhưng khi vừa trông thấy “Tướng quân sắt” canh cửa, đành phải bỏ tiền vào túi mì ăn liền gấp cẩn thận nhét vào khe cửa.

 

Hôm sau, hết giờ làm việc tôi về nhà, vừa mở cửa đã phát hiện một vỏ túi mì ăn liền nhét trong khe cửa. Bên trong có hai đồng nâm hào và một mẩu giấy. Mẩu giấy viết :

“Bạn đến chưa đầy một tháng, cho nên không thể thu tiền điện cả tháng của bạn”.

Nhìn dòng chữ, tôi thấy ấm lòng. Ôi, con người này sòng phẳng quá đi mất, mình giành cho anh(chị) chút hời nhỏ, anh (chị) cũng không lấy…

 

Từ đó trở đi tôi luôn luôn để tâm đến từng cử chỉ của người ở phòng bên. Nhưng lạ quá, chưa bao giờ tôi nghe thấy tiếng động nào trong phòng của anh (chị), cũng chưa bao giờ tôi trông thấy mặt mũi anh(chị).

 

Nửa tháng sau, tôi đun sắp hết than. Mấy ngày liền tôi ra phố lùng mua than đều không tìm được. Dân cư gần đó ai cũng bảo: Trạm than mỗi tháng mới đến bán một lần. Không biết làm thế nào, tôi đành phải để một mẩu giấy cho anh (chị) ở phòng bên cạnh hỏi xem ở đâu bán than.

 

Hôm sau tôi đi làm về trông thấy một bao than đặt ở cửa. Trên bao có một dây thép nhỏ thắt nút buộc một mẩu giấy viết: “83 x 0.19 = 15.77(ghi chú: Thực trả 15 đồng)”.

 

Tôi nghĩ một con người cẩn thận như thế chắc chắn là đàn bà. Nhưng lại nghĩ, một bao than 40 kg, một người đàn bà hoàn toàn không vác nổi, nhất định là đàn ông.! Đàn ông tỉ mỉ như thế quả là hiếm…

 

Tôi nhét tiền mua than vào khe cửa hàng xóm theo cách làm như trước. Đương nhiên không thiếu tiền bồi dưỡng, không nhiều cũng không ít – 5 đồng.

 

Nào ngờ, cách làm của tôi khiến bạn láng giềng không hài lòng. Cách một hôm, năm đồng của mình và một mẩu giấy với giọng tức giận nhét trong khe cửa: “Thưa Tiểu thư, Tiểu thư có biết tính sổ không hả? Có tiền Tiểu thư hãy cứu trợ trẻ em thất học”.

 

Nhận ra ngay anh bạn giận, nếu không anh không dùng từ nghiêm khắc như thế. Nghĩ đến cách làm của mình làm tổn thương đến lòng tốt của anh, tôi hết sức trách mình. Ân hận quá, tôi tìm giấy bút trịnh trọng viết: “Xin lỗi”, tiện thể còn vẽ tranh một bé gái đang khóc.

 

Mẩu giấy của tôi đã đánh đổi về một mười cái kẹo sữa Aerbeisi và một mẩu giấy tình cảm dịu dàng thắm thiết: “Ngoan, đừng khóc, nói cho em một bí mật, trong bao xác rắn ở cửa có củi chẻ nhóm lò”.

 

Tôi thắc mắc vô cùng, tại sao anh biết tôi là con gái? Nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng tôi hiểu ra, quần áo tôi phơi trong sân đã phản bội mình.

 

Nhưng lạ thật, từ sau khi đến đây ở, chưa bao giờ tôi thấy anh giặt quần áo lần nào. Để xác định giới tính của anh, càng để tỏ lòng cảm ơn sự quan tâm của anh đói với mình thời gian qua, tôi viết trả anh một mẩu giấy: “ Em cũng nói với anh một bí mật, ngày chủ nhật em nghỉ, anh có quần áo cần em giặt không?”.

 

Trả lời của anh là: “ Cảm ơn, xin thứ lỗi kẻ hèn kém này không thể làm đẹp lòng người”. Có lẽ e ngại sự từ chối của anh làm tổn thương tôi, anh còn vẽ một bông hoa hồng nho nhỏ ở dưới mẩu giấy. Tuy vẽ không đẹp lắm, trông y như hoa loa kèn, nhưng tôi đoán nhất định anh vẽ bông hoa hồng.

 

Mẩu giấy khiến tôi suy nghĩ lung tung lâu lắm. Tôi vẽ một chiếc máy giặt trên tờ giấy, ghi chú bên cạnh: “Miễn phí, không giặt cũng phí hoài”.

 

Hôm sau tôi nhìn thấy một túi ni lông ở trước cửa, bên trong có hai chiếc áo sơ mi kẻ ô. Tôi rà soát lại thấy áo còn sạch tinh. Anh ấy sợ làm phật lòng tốt của tôi.

 

Một tuần sau, sáng sớm, tôi phát hiện hai mẩu giấy dán ở cửa, một mẩu vẽ hoa tuyết rất đẹp. Dưới hoa tuyết là một cô gái đáng yêu. Còn mẩu kia viết một câu: “cẩn thận đường trơn”. Mưa tuyết rồi, anh ấy nhắc tôi đi đường cẩn thận. Xuống gác vừa nhìn, quả nhiên ngoài trời mênh mông trắng xoá.Trái tim tôi bỗng ấm hẳn lên.

 

Tôi nóng lòng muốn nhìn mặt anh. Hôm sau tôi dán một mẩu giấy trên cửa buồng anh. Tôi vẽ trên giấy một cô bé bẽn lẽn, mở to cặp mắt hiếu kỳ nói: “ Người phòng bên, em muốn gặp anh”.

 

Trả lời của anh là một con ếch xanh, không một câu một chữ. Anh định bảo tôi, anh là một con ếch xanh, anh doạ tôi. Có đi có lại mới toại lòng nhau,thế là tôi vẽ một con khổng long nhe nanh múa vuốt, ngầm nói với anh em không sợ anh đâu.

Mấy ngày tiếp theo, tôi sống trong chờ đợi và thất vọng, bởi không hề có tin gì của anh. Tiễn tôi đi làm hàng ngày là chiếc khoá sắt trên cửa buồng anh. Tan tầm về nhà, đón tôi vẫn là chiếc khoá sắt khoá im ỉm, hình như hoàn toàn chưa từng có người ở trong đó. Tôi thất vọng đến cực điểm, có lẽ nào anh chuyển đi không một lời chia tay? Tôi muốn nhìn thấu qua bức rèm xem có người ở trong phòng anh hay không. Nhưng tấm rèm cửa sổ bên đó quá dầy tôi không sao nhìn được.

 

Xem chừng than đã sắp hết, củi nhóm cũng chỉ còn vài mẩu, mà tôi không rõ chỗ mua than ở đâu, bỗng dưng ngầm sốt ruột. Tháng chạp ở vùng Dương Liễu Thanh  một giọt nước cũng đóng thành băng. Nhìn chiếc bao xác rắn lép kẹp, tôi hạ quyết tâm tranh thủ thời gian tìm mua than. Một hôm đi làm về, tôi hỏi ba cụ ông,bốn cụ bà, mới biết được địa chỉ chính xác của trạm than.Nhưng vừa bước vào sân, tôi đã phát hiện hai bao tải than xếp ở cửa. Giữa bao than kẹp một mẩu giấy : 162 x 0.20 = 32.4(thực trả32.5). Kịp thời quá! Đúng là đưa than đến trong tuyết lạnh! Ngay đến củi nhóm bếp cũng chẻ sẵn, xếp ngay ngắn bên cạnh bao tải thạn.

 

Tôi vội vàng nhìn cửa, quả nhiên dán một mẩu giấy mới: “ Tiểu thư, xin chớ quên đặt bếp lò cẩn thận, ngộ nhỡ ống nước đóng băng, tiểu thư đành phải hát “Thượng Cam lĩnh”( một bộ phim miêu tả cuộc chiến tranh chống Mỹ viện Triêu- ND).

 

Bỗng nhớ lại những câu truyện liêu trai dưới ngòi bút của nhà văn Bồ Tùng Linh, tôi thầm nghĩ, phải chăng có một con cáo ngàn năm tuổi đang ở phòng bên

cạnh? Tại sao lần nào cũng giúp tôi đúng lúc, lại không xuất đầu lộ diện? Nhưng tôi đâu phải một thư sinh vào kinh thi tuyển. Tôi chỉ là một cô gái đi làm thuê. Hơn nữa, dưới ngòi bút của ông lão họ Bồ, chỉ có câu truyện cáo cái yêu thư sinh, chứ không có cáo đực yêu nữ sinh. Nghĩ vậy, tôi nẩy ra một kế, Tôi nhét tiền mua than vào khe cửa buồng anh và kèm theo một phong thư: “Thưa hồ ly tiên sinh, xin cảm ơn tiên sinh đã đưa than đến trong tuyết lạnh”.

 

Anh cũng rất nhanh chóng để lại mẩu giấy: “Đã nhận tiền than không thiếu một xu, ngoài ra tôi nghe kể có tiểu thư hồ ly tinh, chứ không nghe ai nói hồ ly tinh tiên sinh. Phải chăng tiểu thư là hồ ly tinh?”.

 

Tôi giận anh ấy nói tôi là hồ ly tinh. Tôi mừng cuối cùng anh ấy đã xuất hiện. Vậy là tôi bực tức viết một câu: “Có anh mới là hồ ly tinh”.Anh ấy chỉ viết gọn lỏn ba chữ “Hồ ly tinh”. Như thế là chúng tôi cố ý như bực tức đối đầu với nhau. Ngày nào tôi cũng thêm một dấu chấm than đằng sau hồ ly tinh. Khi tôi đánh đến tám cái dấu chấm than sau hồ ly tinh trong mẩu giấy mình dán, anh dùng giấy trắng cắt một lá cờ dán cao tít phía trên buồng anh. Tôi nhẩy cẫng lên vui sướng, chúc mừng thắng lợi.

 

Khi mùa xuân đến, tôi gửi thông điệp cuối cùng cho anh. Tôi nói tôi cần gặp anh, nếu không hôm sau tôi chuyển đi. Thông điệp của tôi cuối cùng anh đã coi trọng. Anh vẽ một cây cầu trên giấy mà dưới cầu là dòng sông nước chảy lơ thơ. Đầu cầu có một nam sinh đang đứng ngóng đến mỏi mắt, trong tay cầm một tấm biển: “ Không gặp không về”.

 

Ngoài một cây cầu nước trong nổi tiếng, Dương Liễu Thanh không có cây cầu nào khác. Trước khi đi gặp anh, tôi nghĩ :Một chàng trai hóm hỉnh chân thành như vậy, chỉ cần dáng anh cao một mét sáu, chỉ cần năm giác quan anh hoàn chỉnh, chỉ cần anh chưa đính hôn với cô gái nào, tôi bằng lòng làm bạn gái của anh.

 

 Bạn có biết tôi đã nhìn thấy gì ở đầu cầu nước trong không? Một chàng trai đang buông diều. Trên diều của anh viết bốn chữ “Không gặp không về”. Anh cao lắm, cao những một mét tám. Anh đẹp lắm, mày rậm mắt to. Tôi hầu như choáng ngất…

 

Thì ra, “ Hồ ly tinh tiên sinh” luôn luôn làm ca đêm, cho nên chúng tôi mới luôn luôn lỡ dịp gặp nhau. Để không lỡ gặp nhau, anh đã đổi công tác chuyển sang làm ca ngày.

 

Hiện giờ chúng tôi đã dỡ bỏ bức tường ngăn giữa hai phòng, cải tạo thành một căn hộ ngọt ngào ấm cúng.

 

                                                                         Vũ Công Hoan dịch

 

                                   ( Theo “Tiểu tiểu thuyết năm 2005” Nhà xuất bản Ly Giang)

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)