bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN NGHÊNH NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ TƯỜNG THUẬT BẰNG HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÀI VIẾT CỦA PGS.TS. LA KHẮC HÒA ( LÃ NGUYÊN)!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 16
Trong ngày: 98
Trong tuần: 932
Lượt truy cập: 629717

MẸ VÀ ÔNG ĂN MÀY CỤT TAY

                                      MẸ VÀ ÔNG ĂN MÀY CỤT TAY

 

                                                                                  Nhiệm Vạn Kiệt

                                                                               Vũ Công Hoan dịch

 v_cng_hoan_nheo_mt

CỐ NHÀ VĂN VŨ CÔNG HOAN

           Một ông ăn mày đến trước cửa nhà tôi, hỏi xin mẹ tôi. Ông ăn mày rất đáng thương. Cả cánh tay phải của ông đều cụt, chiếc ống tay áo lép kẹp buông thõng cứ đung đa đung đưa, ai trông thấy cũng đau lòng. Tôi cứ tưởng mẹ mình nhất định sẽ khảng khái bố thí, nhưng mẹ tôi lại xếp một đống gạch ở cửa, nói với người ăn mày:

 

  • Ông hãy giúp tôi chuyển đống gạch ra sau nhà.

         

          Người ăn mày bực tức nói.

         

          -  Tôi chỉ có một tay, bà còn nhẫn tâm sai tôi bê gạch, không muốn cho thì thôi, việc gì bà phải diễu cợt tôi.!

         

          Mẹ tôi không bực, cúi xuống dọn gạch. Bà cố ý chỉ dùng một tay bê gạch. Dọn xong một chuyến bà mới nói, ông xem một tay cũng làm được. Tôi làm được sao ông không làm được?

         

          Ông ăn mày ngẩn người, nhìn mẹ tôi bằng ánh mắt khác thường. Cái cục bướu ở cổ lồi lên như quả trám cứ trượt lên trượt xuống, cuối cùng ông cũng cúi người, dùng cánh tay còn lại duy nhất của mình chuyển gạch, mỗi lần chỉ chuyển hai viên. Ông làm suốt hai tiếng hồ, mới chuyển hết đống gạch, mệt tới mức thở hồng hộc như trâu. Trên mặt bám toàn bụi là bụi, mấy sợi tóc bị mồ hôi thấm ướt dính  chéo trên trán.

         

          Mẹ tôi đưa cho công một chiếc khăn mặt trắng như tuyết. Ông cầm khăn lau cẩn thận khắp lượt trên mặt, trên cổ. Chiếc khăn mặt màu trắng biến thành chiếc khăn màu đen.

         

          Mẹ tôi đưa cho ông ăn mày hai mươi đồng? Nhận tiền rất cảm động, ông nói    

          - Cám ơn bà.

         

          Mẹ tôi bảo

          - Ông khỏi cần cảm ơn tôi, đây là tiền công của ông kiếm được bằng sức lao động ông bỏ ra .

         

          Ông ăn mày nói.

 

  • Tôi sẽ không quên bà.

 

Ông ăn mày cúi gập lưng chào mẹ tôi rồi lên đường.

          Qua đi rất lâu ngày, lại có một người ăn mày đến trước cửa nhà tôi, xin mẹ tôi cho ăn. Mẹ tôi sai người ăn mày lại dọn gạch từ sau nhà ra trước nhà, cũng đưa hai mươi đồng.

         

          Tôi thắc mắc hỏi mẹ.

         

          - Lần trước mẹ bảo người ăn mày chuyển gạch từ trước nhà ra sau nhà, lần này mẹ lại sai người ăn mày dọn gạch từ sau nhà ra trước nhà, xét cho cùng mẹ định xếp gạch ở sau nhà, hay để gạch ở trước nhà?

         

          Mẹ tôi bảo.

  • Đống gạch này xếp ở trước nhà hay sau nhà đều như nhau

 

  • Thế thì cần gì phải dọn. Tôi nói.

 

Mẹ xoa trán tôi bảo.

 

  • Đối với người ăn mày, dọn gạch và không dọn gạch lại khác hẳn nhau.

 

          Mấy năm sau, có một người rất thể diện đến nhà tôi. Ông mặc comples đi giấy da, phong thái phi phàm, y hệt như các ông chủ trên vô tuyến truyền hình, chỉ khác ở chỗ là ông chủ này chỉ có một tay trái, ống tay phải lép kẹp buông thõng,  đung đa đung đưa.Ông chủ này đưa bàn tay độc nhất nắm tay mẹ tôi, cúi người nói.

         

          - Nếu không có bà, hiện giờ tôi vẫn là kẻ ăn xin. Bởi vì ngày đó chính bà đã dạy tôi dọn gạch, nên hôm nay tôi mới trở thành ông chủ của một công ty.

         

          Mẹ tôi nói

 

  • Đấy là do chính ông làm nên.

 

          Ông chủ cụt tay muốn mẹ tôi và cả gia đình chúng tôi chuyển ra thành phố sinh sống, trở thành người thành phố .

         

          Mẹ tôi đáp:

 

  • Chúng tôi không thể tiếp nhận sự quan tâm chiếu cố của ông.

 

  • Tại sao?

 

- Bởi vì cả gia đình chúng tôi người nào cũng có hai bàn tay

 

Ông chủ kiên trì nói:

 

  • Tôi đã mua cho gia đình bà một căn hộ đâu vào đấy.

Mẹ tôi cười trả lời:

         

          - Vậy ông hãy biếu ngôi nhà ấy cho người nào ngay đến một cánh tay cũng không còn.

 

                                                                     Vũ Công Hoan dịch

                                             (Theo “Tiểu tiểu thuyết nguyệt san” số 9 năm 2008)

unnamed

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)