bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 28
Trong ngày: 615
Trong tuần: 1471
Lượt truy cập: 640742

MỘT NGÀY TRỞ VỀ RỪNG

Cầm Sơn
 
CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ RỪNG SẢN XUẤT
 
    Nhà văn Lã Thanh Tùng trao đổi với tôi là mời bác đi tham quan một mô hình đầu tư phát triển rừng kinh tế do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển WOWLAND tổ chức. Tôi rất vui vì được tham gia một chương trình đúng nghề nghiệp mà tôi yêu mến và đã gắn bó suốt cả một đời làm việc.
  Sáng ngày 04 tháng 3 năm 2021, tôi đến điểm hẹn  Văn phòng đại diện của Công ty tại Hà Nội có địa chỉ tại tầng 2 tòa nhà số 09 đường Mạc Thái Tông. Tại đây, chúng tôi được Chủ tịch Hội đồng Quản trị Võ Hải cùng một vài cán bộ chủ chốt của công ty đón tiếp và cùng lên xe đi Bắc Giang tham quan mô hình rừng trồng.
  Đoàn tham quan về phía Công ty Wowland có: Chủ tịch Hội đồng quản trị Võ Hải và các cán bộ chủ chốt Công ty: Tạ Trung Kiên, Lê Hòa, Nguyễn Giang Thành.
 Về phía khách mời của công ty gồm các nhà đầu tư, người muốn tìm hiểu để chuẩn bị đầu tư và truyền thông gồm: Trần Quang Khánh, Phạm Tiến Cường, Nhà văn Lã Thanh Tùng và nhà văn Cầm Sơn.
 
  Xe đưa đoàn đến mô hình đầu tư là một khoảnh rừng liền khu liền khoảnh trồng bạch đàn cao sản theo quy trình công nghệ mới có diện tích trên 1.000Ha tại xã Đông Hưng huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Khoảnh rừng này do Công ty Wowland mua lại đất rừng kinh tế của nhiều người dân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nay đã sang tên cho công ty.
  Tại một ngôi nhà làm văn phòng quản lý rừng đoàn đã có cuộc hội thảo nhỏ, trong cuộc hội thảo còn có thêm Nguyễn Văn Tuấn là cán bộ phụ trách văn phòng quản lý rừng. Thực chất đây là một đơn vị trực tiếp sản xuất có nhiệm vụ trồng, chăm sóc, bảo vệ phát triển rừng tương tự như một đội sản xuất của các Lâm trường Quốc doanh trước đây.
 
  Sau cuộc hội thảo, xe đưa chúng tôi đi tham quan rừng. Một ưu điểm tuyệt vời của mô hình này là toàn bộ diện tích hơn một ngàn héc ta đất rừng liền khu liền khoảnh, không có nhà dân hoặc đất của dân xen kẽ trong rừng nên việc quản lý bảo vệ vô cùng thuận lợi. Để phục sản xuất và quản lý bảo vệ, công ty đã cho mở trên 20km đường đổ bê tông và trên 80km đường đất bao lô có thể chạy được xe vận tải. Công ty cho xây dựng 6 cái chốt bảo vệ rải rác trong rừng ở những điểm trọng yếu.
  Toàn bộ diện tích hầu như đã được phủ kín rừng trồng từ tuổi hai đến tuổi năm. 100% đều là cây bạch đàn giống Cự Vỹ DH32-29 (E. urophynla x E.grandis) có xuất xứ từ Trung Quốc được tạo cây giống bằng phương pháp nhân cấy mô. Giống cây này đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận năm 2017. Trước đó đã được theo dõi tại xã Bảo Hà huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai tạm thời được đánh giá cho năng suất khoảng 25-30m3/ha/năm với chu kỳ kinh doanh 10 năm, 1 ha cho khoảng 250-300 m3; năng suất tăng gấp 3 đến 4 lần giống Bạch đàn trong nước; giá bán hiện nay bình quân 1,3 triệu/m3 thì mỗi năm cho thu nhập khoảng 40-45 triệu/ha. Sau khi trở về đến trụ sở Văn phòng đại diện của Công ty tại Hà Nội, khi ngồi trên xe nhà văn Lã Thanh Tùng đưa tôi về nhà, do đã nghỉ hưu lâu không nắm rõ được những tiến bộ Khoa học kỹ thuật nên tôi đã gọi cho Nguyễn Tuấn Anh – Viện trưởng Viện nghiên cứu cây Nguyên liệu giấy (FRC) hỏi để xác nhận thêm thông tin thì Tuấn Anh cũng trả lời như những nội dung trên.
 
   Đối với các nhà đầu tư tại thời điểm hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch dòng vốn về các vùng nông thôn, rừng núi bởi ở các trung tâm đô thị dòng vốn đầu tư đã bị bão hòa thậm chí cung đã vượt xa cầu, rất nhiều dự án đầu tư không bán được làm đóng băng tiền vốn. Chuyển dịch đầu tư sang rừng, đất rừng là một động thái sáng suốt bởi tiềm năng tăng giá trị của đất rừng đang rất nhiều hứa hẹn. Mặt khác, đất rừng còn là một tư liệu sản xuất đặc biệt, nó có khả năng sản sinh ra lợi nhuận thông qua việc phát triển rừng sản xuất. Như vậy nhà đầu tư sẽ được hưởng thu nhập bằng một lợi nhuận kép: một là sự biến động của giá đất rừng kinh tế, hai là lợi nhuận thu được thông qua kinh doanh rừng trồng. Ngoài ra, trồng rừng còn mang lại lợi ích cho xã hội bởi giá trị môi trường của nó mang lại. Trong tương lai, người trồng rừng còn có thể được trả tiền môi trường trên mỗi đơn vị diện tích rừng trồng do nguồn thu từ các nhà máy thủy điện, các tổ chức kinh doanh nhả khói bụi vào môi trường (Thuế môi trường) và cuối cùng nó còn chuyển tải đến cho cộng đồng xã hội những thông điệp về hướng thiện, về mỹ học và tâm linh.
 
  Tôi đã đến thăm  khu vui chơi giải trí trong trang trại rừng ở một địa chỉ ngay sát nách trung tâm Hà nội, đấy là Bản Rõm. Họ tổ chức những trò chơi ngay dưới tán rừng keo. Những ngày nghỉ cuối tuần thu hút hàng ngàn người đặc biệt là những gia đình có các cháu thiếu nhi đổ về vui chơi, nghỉ dưỡng.
  Hôm nay, đi trong rừng bạch đàn mênh mông trùng điệp mướt xanh này, tôi đã hình dung ra trong một tương lai không xa nó sẽ là một điểm đến lý tưởng cho những người cao tuổi nghỉ dưỡng, sẽ là phim trường cho các cháu lứa tuổi ten, các đôi uyên ương đi hưởng tuần trăng mật và cả các bà, các cô thuộc một nửa trái đất là phái đẹp chọn cảnh tạo dáng ghi hình.
  Với những gì tôi cảm nhận được từ tai nghe, mắt nhìn trong chuyến tham quan thực tế, với những hiểu biết, kinh nghiệm của một cán bộ quản lý có bề dày hoạt động trực tiếp ở cơ sở sản xuất lâm nghiệp 40 năm. Tôi tin tưởng rằng Chương trình Đầu tư Phát triển kinh tế rừng sản xuất là một kênh đầu tư an toàn, đúng hướng, khôn khéo và chắc chắn sẽ mang lại lợi ích làm hài lòng những kỳ vọng mà nhà đầu tư mong đợi.
                                                                C.S
 
 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)