bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 13
Trong ngày: 144
Trong tuần: 773
Lượt truy cập: 673797

MÙA XUÂN MÙA RA TRẬN

Hồi ký TỪ CÕI CHẾT TRỞ VỀ CỦA TRỊNH BÁ SƯỚNG
Viết về C3 D4 E88 F308 QTP có sự tham khảo

Trung tướng Ngô Lương Hanh Vĩnh Phúc
Đại tá Trần Trọng Kỳ Hà Nội
Đại úy Hoàng Kiệm Quảng trị CCB Nguyễn Khen Hà nội
CCB Phạm Giang Long Hải Phòng

MÙA XUÂN  MÙA RA TRẬN
Tiếp theo 2

...Đang say sưa với niềm vui chung của dân tộc, các Đại đội trong Tiểu đoàn 4 ,tổ chức thịt lợn , gói luộc bánh chưng. Bày biện nơi ở những cành hoa giấy tự tạo , nhũng nhánh lan rừng trên bàn con, ghép bằng cành cây nhỏ xinh xinh...Đúng 14 giờ ngày 16/2 có báo động di chuyển, tất cả mọi người lại gấp gáp thu vén quân tư trang , vớt bánh chưng đang luộc. Cùng thực phẩm gói ghém , chia đều cho nhau, mang vác chuyển quân. Bỏ lại sau lưng những cảnh vật tươi màu , mà những người lính trẻ khéo tay, tạo dựng không khí đón tết, để đi vào rừng thẳm ngút ngàn Hương khê chờ lệnh mới. 
Đi được 1 giờ đồng hồ thì trời mưa, hành quân trong mưa rừng ào ạt đổ xuống, đường dốc treo leo chơn quá. Đi giày còn đỡ chứ , đi dép đúc hay trượt quai, làm lính mình ngả nghiêng, xiêu vẹo, thật là khổ. Lần theo những cơn đường  "đi cội " kéo gỗ của dân ,vào rừng già, mới có 17 hoặc 18 giờ chiều xuống ,mà trời như sắp tối hẳn, cũng may trời đã tạnh mưa. Xung quanh lờ mờ , ngọ nguậy , những con vắt hai bên đường , thi nhau tìm hơi lạ, khua vòi như mừng rỡ và bám lấy đoàn quân. Đêm buông xuống lúc nào không hay, phải đến 21 giờ, mới xuyên qua khỏi cánh rừng già lạnh lẽo. Những cây cọ, cây lá buông xen nhau, nhưng cũng bớt lại khoảng trời nho nhỏ ưu tiên cho lính. 
Đêm nay cũng như mọi khi, đại đội 3 trong Tiểu đoàn 4, anh Chiến đại đội trưởng, anh Võ chính trị viên trưởng. Anh Kỳ đại đội phó, anh Kiệm đại đội phó, cùng lính hạ trại, lại mắc võng treo mình, đào bếp Hoàng Cầm đun nấu... Đêm nay  30 mai là mồng 1 tết , tranh thủ nghỉ ngơi, ai cũng nôn nao trong lòng, nhớ nhà quá. Không biết giờ này trong đêm tất niên trừ tịch, ở nhà ra sao? thả hồn về quá khứ , những kỷ niệm  nơi quê hương, gia đình êm đẹp lại gợi lên trong tâm trí mỗi người. Những tiếng pháo nổ đì đùng của lũ trẻ gần xa, tiếng chó sủa râm ran, tiếng gà gáy xôi động cả làng trên xóm dưới...ôi sao mà thèm được nghe những âm thanh nơi quê nhà đầm ấm, thân thương quá vậy. Chợt có tiếng la oai oái của cậu Kháng liên lạc viên, khi thấy mình bị chảy máu ở vai vì vắt cắn, anh Kiệm cũng bị vắt cắn chảy máu ở dưới háng. Vài người nữa cũng kêu và gỡ vắt trên người ra, người bị ở tai, người bị ở lưng, người bị ở chân. Cuối cùng Ban chỉ huy đại đội hội ý, thống nhất  chia làm 4 nhóm đốt lửa xung quanh, thế là đỡ bị bọn vắt quấy phá trong đêm.Bữa cỗ ngày tết của người lính được bày ra trên lá rừng xanh thay chiếu, bên ngọn lửa bập bùng, gồm bánh chưng, thịt lợn luộc, ruốc khô, ma ri ,mỳ chính làm nước chấm...Lương khô cao cấp 702 , được đại đội trưởng cho mỗi mâm 2 gói. Một bữa ăn ngon lành sau hơn 6 giờ hành quân vất vả, "tuy bánh chưng không được như ý" bên những ngọn lửa bập bùng, cạnh rừng khua tĩnh lặng ẩm ướt. Thỉnh thoảng có tiếng chót thì bóp, của những con chim từ quy lạc bạn , gọi nhau bên suối vắng hoang lạnh. Sau 10 ngày nghỉ , lại lên đường tiếp tục hành quân men theo đường tầu qua Kỳ Phương , kỳ lân Huyện Kỳ anh, vượt núi Hoành sơn, qua đèo ngang vào Quảng trạch, Quảng Bình. Lên phà sông Gianh, ca nô nổ máy dắt phà theo dòng sông, con sông giới tuyến từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh đau lòng, đã đi vào lịch sử dân tộc, nay lại mở rộng lòng, đón những đoàn quân , ngược lên phía tây  huyện Bố trạch trong đêm. Những con sứa to đường kính gần 1 mét , dập rờn trên mặt nước như chào đón người ra trận, nghỉ một ngày hôm sau sáng ra đã thấy những chiếc xe Zin 3 cầu mới, bò từ đâu ra đợi sẵn, mỗi xe 1 trung đội , rì rầm đi thẳng vào nông trường Quyết thắng  Vĩnh linh. Đó là  Bãi hà, xã Vĩnh hà dừng chân, bây giờ là cuối tháng 3 , bãi hà một rừng cao su xanh mướt từ năm 1958 được quân đội ta ươm trồng và khai thác .Lúc này Trung đoàn Hồng kỳ và Hồng lĩnh  vượt sông Bến hải đi trước, cùng các đơn vị bạn đánh chiếm Cồn tiên, dốc miếu, cao điểm 544. Trung đoàn 88 Hồng lam  dự bị nghỉ tại Bãi hà khoảng 10 ngày, trong những ngày dừng chân ở  Bãi hà lại có một chuyện hi hữu xảy ra ngoài dự kiến. Đó là một buổi trưa, có 2 người phụ nữ đến Đại đội 3 hỏi thăm anh Kiệm, được anh Lê Nguyên Hồng, lúc đó là liên lạc , hớt hải đến báo cáo anh Kỳ .Hai người ở cách đây không xa , khi đó anh Kiệm chưa biết, sau giây lát sững sờ bối rối ,hỏi tại sao chị Sang vợ anh Kiệm biết chồng ở đây . Hoá ra lúc sáng đi trinh sát tìm vị trí tập kết, anh Kiệm có gặp toán Dân công hoả tuyến người cùng làng, họ về chỗ ở  nói cho chị Sang vợ anh Kiệm biết. Chị là cán bộ phụ trách đội dân công ở đó, thế là chị báo cáo với Đoàn trưởng về công việc , rồi tìm cách hợp pháp để  tìm đến chỗ anh Kiệm trú quân, " vợ chồng anh Kiệm chị Sang cưới nhau được 2 ngày xong trả phép ngày ". Gặp nhau, đây là vì phạm kỷ luật chiến trường , anh Kiệm hết sức lo sợ nhưng "cái khó cũng ló cái khôn ", trong lúc tình huống éo le một bên là tình, một bên là nghĩa này. Anh Kỳ với cương vị là Đại đội phó , là người trong cuộc, đã quyết định một cách táo bạo rằng : sẽ bí mật không đưa ra cho Ban chỉ huy Đại đội biết. Nhưng lại khéo léo thống nhất với Ban chỉ huy , cử anh Kiệm hàng ngày ra kiểm tra tiểu đội hoả lực , gần đó xem hầm hố có đảm bảo không. Thế là được ra gặp chị Sang vợ anh một cách hợp pháp , trong căn hầm cách đơn vị 500 mét, nhưng phải về Ban chỉ huy trước 5 giờ sáng. Hàng ngày đến bữa , liên lạc Lê Nguyên Hồng lại mang cơm cho chị ăn, cả đơn vị hơn 100 người mà không ai biết ,ngoài 3 người anh Kiệm , anh kỳ, anh Hồng ra. Vì phải giữ bí mật tuyệt đối , nên "tất cả phải sinh hoạt 24/24 giờ dưới hầm, chỉ trừ trường hợp đặc biệt mới được phép lên mặt đất .
 Đây là một việc làm hết sức sai trái với quy định trên, với cương vị là Đảng viên,  là cán bộ Đại đội . Nhưng anh Kỳ vẫn sắn sàng chịu trách nhiệm trước Đảng, trước đơn vị , về kỷ luật chiến trường, hi sinh vì hạnh phúc đồng đội nếu lộ ra. Thật là một sự hy hữu trong chiến tranh, "cũng từ một căn hầm nhỏ gấp gáp trong mấy ngày ấy mà một sinh linh bé nhỏ đang hình thành, trong lòng chị Sang, một năm sau, bị thương trở về, anh Kiệm đón đứa con trai đầu đời của mình, của sự may mắn trời cho trong hoàn cảnh đặc biệt này"...
(Còn nữa)
muaxuan1234
 
     
             
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)