CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 110 NĂM BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (5/6/2011 - 5/6/2021)
NGƯỜI ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
BÙI MINH TRÍ
Ra đi hai bàn tay trắng
Dấu chân gian khổ không mềm
Paris một viên gạch đỏ
Luyện tôi ý chí, bền gan
*
“Tự do, bình đẳng, bác ái”(1)
Cớ sao đầy rẫy bất công?
Chỉ có cách mạng mở lối
Đưa dân thoát khỏi lầm than
*
Từ Matxcova băng tuyết
Bật khóc tìm được “Luận cương”
Đây là con đường cứu nước
Mặt trời xóa hết mù sương
*
Trở về hôn lên nắm đất
Cao Bằng nhớ về Lênin
Tháng Tám cờ bay Tổ quốc
Vùng lên phá xích chặt xiềng
*
Đọc lời “Tuyên ngôn độc lập”
Máu tim khối óc kết thành
Từ bốn phương trời đất nước
Tiếng hát bay lên trời xanh.
Bùi Minh Trí
_______________________
(1)Năm 1876, nhà điêu khắc Pháp Frédéric Auguste Bartholdi, từ những phác thảo trước đây và bức tranh “Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân” của họa sĩ Eugène Delacroix đã xây dựng bức tượng NỮ THẦN TỰ DO BÌNH ĐẲNG BÁC ÁI “để đời” tặng nhân dân Mỹ.
Một nhà nghiên cứu Mỹ gần đây đã phát hiện một chi tiết lịch sử. Cách đây gần một thế kỷ, năm 1912, chỉ có một người sau khi thán phục ngắm nhìn trên cao, xúc động với những lý tưởng cao quý “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, anh còn nhìn xuống chân tượng mà trầm tư. Anh bước vào nhà lưu niệm ghi những dòng chữ đại ý: Tượng giơ cao ngọn đuốc Tự do, Bình đẳng, Bác ái như vậy, nhưng ngay dưới chân tượng, trên chính mảnh đất này, người da màu, người phụ nữ, người lao động da trắng vẫn còn bị áp bức, bóc lột thậm tệ…Người thanh niên ấy có tên là Văn Ba, một tên của Bác Hồ yêu quý của chúng ta. Người đã từng lao động ở New York, sống tại khu phố nghèo Harlem.
(2) Tại Matxcova V.I.Lênin viết Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.
Trong hai ngày 16 và 17/7/1920 trên báo Nhân đạo đăng Sơ thảo lần thứ nhất bản Luận cương này với tiêu đề chạy suốt cả trang báo đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của Nguyễn Ái Quốc.Sau đó Người sang Matxcova để tìm gặp Lênin
Người gửi / điện thoại