bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 6
Trong ngày: 348
Trong tuần: 1283
Lượt truy cập: 635137

PHẠM CÔNG TRỨ VIẾT VỀ CUỐN CÓ NGƯỜI CÓ TA

 pham_cong_tru

LỜI NGỎ

“Có người có ta”- tên của cuốn sách này, được gợi ý từ hai câu trong Truyện Kiều “Chàng rằng: Khéo nói nên lời/ Mà trong lẽ phải có người có ta!”.

Đó là lời của Kim Trọng nói với Thúy Kiều trong buổi “đoàn viên” khi luận về chữ “trinh” trong “đạo đàn bà”. Theo chàng Kim, thì cái chữ trinh kia “có ba bảy đường”, vì cuộc đời khi “thường” khi “biến”, thì người phụ nữ cũng có lúc phải “tòng quyền” thay cho “chấp kinh”. Nhất là với trường hợp “Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay”. Nghe thế, nàng Kiều cảm động đến mức phải thốt lên “Thân tàn gạn đục khơi trong/ Là nhờ quân tử khác lòng người ta”. “Khác lòng người ra”, thần tình quá, tinh tế, tử tế quá! Đời nay cũng chẳng thiếu những kiếp trầm luân, song liệu có ai gặp được tấm lòng khác người như chàng quân tử họ Kim tên Trọng xưa?

Có người cho rằng, Truyện Kiều là câu chuyện về “cái đẹp” bị đày đọa, song cũng có người cho rằng Truyện Kiều là câu chuyện “cái tâm” được đề cao. Lại có người cho rằng Truyện Kiều là câu chuyện của “chữ tình” (Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh).

Tuy nhiên, người làm sách này không khai thác “cái đẹp” của thẩm mĩ, hoặc “cái tâm” của đạo lý, hay “cái tình” của trái tim, mà chỉ vận dụng khía cạnh “dân chủ” của câu thơ. “Có người có ta”, dưới ánh sáng của lẽ phải, ở đây có thể ngầm hiểu là sự công bằng, bình đẳng. Vận vào ngữ cảnh của cuốn sách này, thì có mình viết về người và người viết về minh, nói như dân gian là “có qua có lại mới toại lòng nhau”. “Toại lòng nhau”, chứ không phải là “bình giá lẫn nhau”, nghĩa là vui lòng người mà cũng hài lòng mình. Như vậy, sẽ thoải mái cho cả hai bên, người và ta.

Theo cách hiểu đó, thì:

“CÓ NGƯỜI” là phần I, bao gồm những bài Phạm Công Trứ viết về người.

Hắn không là người quảng giao, kiến văn lại có hạn, vậy nên viết về người cũng theo lối “chấp kinh” hoặc “tòng quyền”. Trường hợp, quen người, biết thơ, thì dựng chân dung về họ. Trường hợp tuy không biết mặt, song có cảm tình, có ấn tượng về thơ của họ thì viết về thơ họ. Qua thơ mà hình dung ra khuôn mặt tinh thần của người thơ. Còn việc có phác họa được khuôn mặt thơ, có đọc được cái “vân chữ” của họ, như cách nói của nhà thơ Lê Đạt, không thì lại là chuyện khác. Thế mới có câu “muốn và có thể không phải lúc nào cũng là một”. Sách hầu như giữ nguyên nội dung các bài viết, mà phần nhiều đã được công bố trên báo viết, hoặc báo mạng, tác giả chỉ biên tập, chỉnh sửa đôi chỗ cần thiết.

Là một cây bút nghiệp dư, hắn không rành về thể loại viết phê bình, cũng như kỹ thuật dựng chân dung văn học. Thậm chí, nhiều thuật ngữ mang tính học thuật, hàn lâm, cao siêu hắn cũng không thật hiểu tường tận. Không có cao vọng “chỉ mặt đặt tên”, hay “xếp chiếu”, mỗi bài viết, dù dài dù ngắn, chỉ đơn thuần là sự cảm nhận về thơ, hay người thơ mà hắn quen biết hoặc đọc được. Cảm nhận như thế nào thì viết như thế ấy. Vậy nên nếu có điều gì không chuẩn chỉ về mặt học thuật, thì cũng mong người được hắn viết hoặc dựng chân dung thông cảm và bạn đọc bỏ qua cho.

“CÓ TA” là phần II, gồm những bài người khác viết về Phạm Công Trứ.

Hắn không nổi tiếng đến mức là “người của công chúng”, khả năng sáng tạo thi ca cũng có hạn, nên những bài viết về thơ hắn không nhiều. Nhìn chung, những bài viết đó chẳng những đã không dầy dặn về lượng, mà còn không đồng đều về chất. Bài nghiên cứu học thuật rất hiếm, còn phần đa là những bài điểm sách, hoặc là bài bình thơ, giới thiệu thơ đăng rải rác đây đó. Dù vậy, cũng lựa một số bài mà hắn có được trong tay để đưa vào sách cho nó ít nhiều cân đối với phần I - “có người”.

Phần III gồm một số bài PHỎNG VẤN còn lưu được mà báo chí cùng những người quan tâm đã dành cho hắn. Tuy chúng được thực hiện đã từ lâu rồi, song một khi đọc lại nó vẫn có thể phần nào giúp bạn đọc hiểu thêm Phạm Công Trứ cả về đời cũng như về thơ, trong mối tương quan qua lại giữa người và ta, cũng như giữa ta và người.

Nhân đây, hắn cũng có lời cảm ơn đến tác giả của những bài viết, bài bình về thơ hắn, dù dài dù ngắn có trong sách này, và cũng mong các vị thông cảm cho nếu vì một lý do nào đó đã không xin phép trước được cho chu đáo.

Rất mong nhận được sự góp ý của quý bạn đọc để quyển sách, nếu có dịp tái bản, sẽ được hoàn thiện hơn.

Hy vọng, đây không phải là tập “Có người - có ta” duy nhất.

                                          Cố viên, Hải Thanh, Hải Hậu, Xuân Quý Mão, 2023

                                                                                    P.C.T




Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)