bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 12
Trong ngày: 190
Trong tuần: 1338
Lượt truy cập: 644111

PHƯƠNG THUÔC DIỆU KỲ

PHƯƠNG THUỐC DIỆU KỲ

  Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thoa

 

Cũng như mọi số phận nhiều đứa trẻ ra đời sau những năm khổ ải do nạn đói khủng khiếp nhất thế kỷ gây ra. Trần Trí cũng chịu thiệt thòi rất nhiều mặc dù anh sinh ra từ một gia đình có máu mặt ở làng Văn Sở. Bố anh một chức sắc đứng thứ nhì trong làng, ông phó lý Trần Tuệ.

Trần Tuệ là một tay anh chị trong làng Văn Sở. Mới hai tám tuổi đã dám ra tranh chức lý trưởng vì Trần Tuệ có một gia tài kếch xù được thừa kế từ bố mẹ. Nhiều người can rằng mèo nhỏ nên bắt chuột con. Tuệ nghe theo, chỉ phải bán đi ít ruộng để vào chức phó lý. Sau hai năm giữ chức Trần Tuệ đã thừa tiền chuộc lại số ruộng đã bán. Trần Tuệ còn thuê thường xuyên một chục tá điền làm ruộng cho mình. Năm Ất Dậu, Việt Minh cướp chính quyền. Họ hàng khuyên Tuệ bán đỡ ruộng đi kẻo nhà nước thu mất. Trần Tuệ không nghe bảo rằng: Tôi sẽ tranh chức Chủ tịch ủy ban nhân dân xã một khóa xem sao. Mọi người cười chế diễu Trần Tuệ, Tuệ bảo: Thời nào cũng thế có tiền là mua được tất cả. Không ai can nổi, Trần Tuệ liền đem tám mươi gánh thóc nộp cho Chính phủ, và có bao nhiêu tiền Tuệ đem mua công trái khi nhà nước vận động. Thế là người ta tiến cử Trần Tuệ vào làm Chủ tịch lâm thời Ủy ban xã, mặc dầu Trần Tuệ chẳng biết chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn thế nào. Trần Tuệ vẫn cứ vênh vác cho rằng chế độ nào anh cũng có chức vị xứng đáng. Ngay năm sau bầu Quốc hội của cả nước và các cấp chính quyền chính thức Trần Tuệ không trúng cử, chỉ làm chân loong toong ở ủy ban. Năm 1950 khi Trần Trí, cậu con trai duy nhất nối dõi tông đường được một tuổi thì giặc Pháp đổ quân xuống chiếm quê hương anh. Vì lo cho con trai nên Trần Tuệ bỏ ủy ban xã đem con chạy lên vùng tề… Người ta bảo Trần Tuệ phản dân nên chẳng ai gọi Tuệ bằng cái chức danh chủ tịch lâm thời mà vẫn quen mồm gọi là ông phó lý. Vì ruộng vườn trâu bò của Trần Tuệ vẫn còn nhiều, người làm thuê vẫn tấp nập nên danh giá của ông vẫn được coi trọng.

Mẹ Trần Trí là vợ ba của ông, chính xác là vợ tư vì bà ba đã bỏ đi sau rước dâu được bốn ngày mà không nói vì lí do gì. Mẹ Trần Trí là một người đàn bà khôn ngoan, khéo léo trong ứng xử nên người muốn ghét bà cũng không thể biểu lộ. Bà tên tục là Cuốn vì gia đình nhà bà có nghề tráng bánh cuốn. Khi lấy ông phó Trần Tuệ, lúc trẻ gọi cô Ba. Sau có con, có tuổi gọi là bà phó Ba. Cái tên tục của bà dần dần biến mất.

Sự có mặt của Trần Trí trên cõi đời này cũng là chuyện hi hữu. Nó là hệ quả của một mối tình vụng trộm, liều lĩnh do cô Ba chủ động biên kịch, dàn dựng và sắm luôn vai chính.

Truyện là thế này:

Ông phó Trần Tuệ lấy vợ đã năm năm không có con. Ông bèn lấy bà hai. Từ lúc mới mười sáu tuổi về nhà chồng cho tới năm bà hai đã hai hai tuổi, bà vẫn chưa có gì. Ông phó biết cả hai bà đều không sinh cho ông được kẻ nối dõi tông đường nên ông quyết định lấy bà ba. Cả bà ba cũng không có cơ hội sinh con, bà liền xin phép về nhà mẹ đẻ rồi biến mất. Ông lại lấy bà Tư là cô Cuốn. Nhưng thực chất là cô Cuốn tán ông thì đúng hơn. Mỗi lần cô đưa bánh cuốn đến bán cho nhà ông. Bánh nhà cô Cuốn làm ngon nhất vùng, nhất là khâu nước chấm có pha mật cà cuống. Mỗi lần mời ông bà phó ăn bánh là cô lại dành cho ông phó những cái liếc mắt ý nhị, tình tứ khiến ông phó không chỉ mê bánh cuốn nóng mà còn say luôn cả cô hàng bánh. Một lần cô hàng bánh nói với ông:

- Ông bà chậm sinh con thì cứ ăn bánh của em đủ chín tháng mười ngày sẽ có con ngay cho mà xem.

Ông phó thấy vui vui, ông hẹn với cô Cuốn sẽ đến nhà cô ăn bánh nóng vừa mới ra khỏi bếp. Đến nhà, ông phó được đón tiếp rất nồng hậu. Ông vừa ăn bánh vừa bắt gặp ánh mắt đầy ma lực của cô chủ. Hơn thế nữa, ngồi bếp nóng làm đôi má cô đỏ hồng và cô Cuốn lại mặc rất sơ sài, yếm rộng có thể nhìn thấy đôi gò bồng đảo ở tư thế lắc lư nhún nhảy theo cử chỉ của cô. Váy ngắn, khi ngồi xuống cô vén lên để lộ cặp giò trắng ngần. Ông phó thấy thích lắm, mới ướm hỏi:

- Tôi muốn cô em về nhà tôi tráng bánh cuốn cho cả nhà ăn để tôi khỏi đến đây mà cô cũng đỡ công quẩy gánh đi lại, có được không?

Cô Cuốn cười, má đỏ hồng ánh lửa, liếc mắt đưa tình nói:

- Em sợ đến nhà ông sẽ làm phiền ông và các bà chị.

- Có gì mà phiền, anh thích thì mọi chuyện chẳng có gì mà phiền cả.

Chuyện qua chuyện lại rồi những chiếc bánh cuốn đã dính kết hai người với nhau. Không giấu giếm gì, cô Cuốn còn bộc lộ tình cảm nồng đậm và hứa với ông cô sẽ sinh quý tử cho ông. Ông mừng lắm, đồng ý và làm đám cưới rất to. Cỗ bàn linh đình hàng trăm mâm ăn uống rầm rộ mấy ngày. Trong đêm động phòng hoa trúc cô Ba hỏi chồng:

- Anh muốn em sinh con trai hay con gái đầu nào?

- Dĩ nhiên anh thích con trai.

- Nhưng em lại thích con gái.

- Thôi thì con nào cũng được. Nhưng mà…

Cô Ba cầm cái của quí của chồng, cô biết ngay tại sao hai bà trước không có con và bà ba chỉ ở với ông vài ngày đã đi biệt tích. Nó ngắn ngủn và mềm nhũn nhẽo như con đỉa. Đêm tân hôn của cô Ba với anh phó Trần Tuệ chỉ diễn ra vài phút đùa nghịch vô ý nghĩa. Cô vẫn cười khanh khách nói:

- Thế này mà anh đòi có con ư. Muốn có con thì anh phải nghe em nhé. Nhất là việc ăn uống. Ăn uống phải đảm bảo dinh dưỡng đúng cách thì dương mới cường tinh mới mạnh. Chúng mình mới có con được chứ anh.

Ông phó Trần Tuệ chỉ biết ừ và cho cô Cuốn quyết định toàn bộ việc ăn uống của ông… Về nhà, cô nói với mẹ, mẹ cô đã kể cho cô nghe về bài thuốc của một danh Y nổi tiếng, là dùng cá chạch sông chữa được bệnh liệt dương khá công hiệu.  

Cô Ba biết và rất thương cho chị phó Cả và chị phó Hai. Ngay khi đụng vào cái con đỉa nhũn nhẽo ngắn một mẩu của anh phó Trần Tuệ cô đã biết hai bà chị không có con là do anh phó bị tê liệt chứ không phải do các bà chị không biết đẻ. Các bà sẽ chết khô trong cái nhà này nếu các bà còn ham hố cái cơ ngơi địa vị của ông chồng. Thời ấy phụ nữ lấy chồng thì chỉ răm rắp thờ chồng cho đến chết chứ rất ít người dám bước ra khỏi nhà chồng khi không có sự cố quyết liệt. Đàn ông làm nên có thể lấy năm bẩy bà vợ. Gái chính chuyên chỉ có một chồng. Ai cũng muốn mình là kẻ chính chuyên, tiết hạnh. Vậy nên khi tuổi xanh đã cạn thì các bà chỉ còn một con đường đã lấy chồng thì phải theo chồng, làm ma nhà chồng. Cô Ba lại còn rất rành tâm lý của bà Cả và bà Hai. Các bà không có con thì các bà cũng muốn cho bất cứ đứa nào mù quáng ham làm dâu nhà giầu cũng cùng phải chịu chung số phận như các bà. Các bà luôn im lặng không hề tiết lộ cái con đỉa của ông phó Trần Tuệ cho ai. Chỉ duy nhất có một lần. Đó là sau đêm tân hôn của cô Hai, nhìn nét mặt héo úa của cô Hai, bà Cả biết ngay nỗi thất vọng đang đè nặng lên trái tim cô, bà liền chia sẻ:

- Chị biết em đêm qua cũng chẳng sung sướng gì phải không?

- Nó như con gà rù thì còn nước non gì hả chị.

- Thế là chị em mình chấm hết từ đây rồi.

Nói rồi cả hai bà cùng ôm nhau khóc tức tưởi. Từ đấy họ cứ buồn phiền thiểu não, xuân sắc tàn phai ngày một nhanh. Họ biết trinh tiết của mình chưa bị bóc tem nhưng cũng chỉ để đấy cho mòn dần theo thời gian. Họ không có cơ hội được biết cảm giác ân ái vợ chồng như thế nào?

Sau đêm tân hôn cô Ba không hề buồn. Cô luôn cười nói tươi tỉnh, rạng rỡ như chồng cô chẳng có chuyện gì. Điều đó làm cho cả hai bà chị luôn ngờ vực, trằn trọc, thèm muốn. Họ bảo nhau:

- Cho nó đến ngày thứ ba sang ngày thứ tư, tôi sẽ phải kiểm tra xem lão ta đã thay đổi như thế nào?

Đến ngày thứ tư bà Cả gọi, Cuốn thưa rất từ tốn:

- Chị Cả gọi em ạ.

- Ừ, chị bảo này. Hiện giờ có ba chị em, mình phải chia nhau săn sóc ông phó. Ông ấy yếu quá. Phải quan tâm chăm sóc sức khỏe cho ông ấy, không ông ấy mà quỵ thì khốn đấy.

- Dạ, chị dậy phải lắm. Từ tối nay chị về ngủ với anh ấy. Một tháng đôi lần đối với em là nhiều rồi.

Cô Ba đã chuẩn bị kế hoạch. Cô gọi là kế hoạch “Chuyển cá về ao ta”. Cô nói với chồng:

- Em đã tìm được một thang thuốc tốt để bồi bổ sức khỏe cho anh rồi. Từ nay em sẽ lo tìm thuốc và nấu nướng cho anh ăn. Tối anh về với các chị kẻo các chị giận em.

Ông phó Trần Tuệ bằng lòng. Cô Ba nói với ông:

- Trước khi lấy anh, em đã nghe và biết khả năng đàn ông của anh rồi. Em dám hứa với anh vì có người mách em phải tìm mua cho anh một loại cá làm thuốc, anh ăn vào chỉ một tháng sau là bọn em sẽ có cơ hội sòn sòn ngay.

Ông phó Trần Tuệ rất vui và yêu cô Ba, người vợ có nhiều hiểu biết. Cô nói ông phải nghe là lẽ đương nhiên.

Sở dĩ cô Ba chọn món cá là nguyên liệu làm thuốc cho chồng ăn và bảo đó là phương thuốc tăng lực vì cô cũng đã được nghe kể về bài thuốc, biết tính năng của loại cá này lại kết hợp với phương án ngoại tình thì chắc chắn sẽ có con, để được đặc quyền làm chủ gia đình. Cô đã nhắm rất kỹ. Đám lực điền có thằng cũng ra dáng người lắm. Vợ chồng chúng mới ngoài hai mươi mà đã vài đứa con. Đẻ dầy không có ruộng cấy phải đi làm tá điền cho ông phó để kiếm cơm. Nhưng nếu với chúng rất dễ bị lộ và lại còn mối quan hệ chủ tớ nó bất tiện lắm. Cô nghĩ đến mấy thằng trai lơ ở các làng lân cận, song lại sợ chúng hay khoác lác khoe khoang. Cuối cùng cô nhắm được con mồi là anh chàng kéo vó bè ở bến sông Giang. Bến này cách nhà ông phó Trần Tuệ chừng năm, sáu cây số. Bè vó này lại lềnh bềnh trên sông nên khả năng an toàn, bí mật cũng khá cao. Anh chàng kéo vó này lại là dân ngụ cư nên quan hệ làng xóm cũng ít. Anh ta chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi còn thường xuyên ở trần. Thân hình anh chắc lẳn tròn như con cá trắm, da bánh mật sậm đỏ, anh bơi lội rất giỏi, suốt ngày, bất chấp ngày đông giá lạnh hay ngày hè ôi bức. Sức khỏe của anh ta thì khỏi phải nói. Sức vóc ấy, dáng dấp ấy mà vào cuộc mới đã. Có khỏe, có thoải mái thì mới dễ có con. Cô nghĩ vậy.

Cô nhận ra và quen biết anh ta là do nhiều lần tìm mua cà cuống về lấy mật pha nước mắm.

Người chủ cái vó bè ấy là Nhân. Nhân đã gần ba mươi, cái tuổi đang xoan. Môi trường và công việc làm đã tạo cho Nhân một thói quen chịu đựng, nên Nhân có một hình thể rất khỏe mạnh và cân đối. Dân làng mệnh danh cho anh là “Rái cá sông Giang”. Nhưng chỉ gọi tắt là Rái Cá. Anh kiếm cá vào loại giỏi nhất vùng. Đi lại vẫy vùng trên sông nước cứ như đi trên cạn. Rái Cá lấy vợ muộn nên mấy đứa con lít nhít nối nhau ra đời. Chúng chưa giúp được gì cho bố mẹ, ngược lại chúng còn mè nheo nhũng nhiễu quấy rầy hơn. Vợ chồng anh sống nhờ cá, các con anh lớn lên bằng cá.

Cô ba nói với chồng là cô phải đi tìm mua loại cá cần về làm thuốc cho ông. Cô có thể đi vài ba ngày. Ông phó Trần Tuệ hoàn toàn đồng ý. Bà cả, bà Hai cũng vui vẻ đồng ý. Thế là cô Ba ăn mặc chải chuốt, chít cái khăn mỏ quạ, cắp cái nón đi. Cô ra đến bến sông Giang đon đả gọi:

- Anh Rái Cá ơi!

Đang ở trong khoang vó bè Nhân chui ra hỏi:

- Ai gọi gì đấy?

- Có cá mú gì bán không?

Nhân nhận ra cô Cuốn nhưng bây giờ đã là cô phó Ba. Người mà dân bạch đinh như anh phải cúi nể. Anh khoác vội chiếc áo rách bươm, rách bướp hở hếch hở hoắc khắp bốn xung quanh đứng ra ngoài khoang hỏi vọng lên bờ:

- Cô Ba định mua cá gì, không mua cà cuống nữa à?

Cô Ba ngả cái nón ra ngồi trên bờ sông, giọng kẻ cả:

- Có cái gì bán phải cho người ta xem rồi mới mua chứ.

Biết là những kẻ có tiền, có thế lực vẫn trịch thượng như thế, Nhân chuyển sang chiếc thuyền câu nhỏ bơi vào bờ bảo:

Mời cô Ba muốn mua loại cá nào thì xin xuống bè xem.

Cô Ba bước xuống thuyền. Chiếc thuyền nhỏ chòng chành làm cô đứng không vững, xuýt ngã, cô phải bíu lấy vai Nhân rồi kéo váy ngồi thụp xuống. Lúc lên bè cũng vậy. Người không quen rất dễ ngã. Nhân phải dìu cô bám vào cánh tay trần của mình mới lên bè được. Chiếc bè gồm nhiều cây bương to, dài ghép với nhau bởi những sợi dây mây. Chỉ cần hai tầng bương khoảng độ hai chục cây là thành bè nổi bồng bềnh trên mặt nước. Cá kéo được chia thành nhiều loại. Con to thì thả vào cái bể cũng bằng tre đan dầy thả xuống nước. Con nhỏ thì bỏ vào những cái ang hoặc cái giỏ. Trên bè được chải cái sạp bằng nứa đập dập. Khoang bè cũng bằng nứa đập dập uốn cong. Bên trong rải rơm làm ổ để ngủ. Đối với Nhân bè vó là một gia tài. Tiền của đầu tư vào đó không phải ít. Chẳng khác gì một cái nhà. Nó vừa là nơi ở, nơi làm việc lại là công cụ kiếm ăn. Kiếm cá kiểu này là nơi ở cố định nên người làm nghề phải rất tinh tường sông nước và hiểu được tính từng loại cá. Nhân chọn chỗ này là được cả thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đây là khúc uốn của sông lại gần mấy làng trù phú. Dân giầu mới có tiền ăn cá và trả tiền tươi chứ không như ngày xưa bố anh đặt bè ở quê toàn người quen, nên bán chịu là chính. Nhiều nhà ăn cá quỵt tiền, cái nghèo níu nhau làm cho nhau càng nghèo.

Nhân chỉ cho cô Ba chỗ nhốt cá to và các ang thả cá nhỏ để cô xem. Tiếng cá quẫy ũm oãm… ũm oãm, có con nổi hẳn lên khỏa đuôi uốn lượn trên mặt nước trông thật thích mắt. Thực lòng cô Ba thích cá thì ít mà cô thích Rái Cá thì nhiều. Cô hỏi:

- Anh ở đây một mình à?

- Vâng. Chỉ có sáng sớm mẹ đĩ nó mới ra lấy cá đi chợ bán thôi.

- Tôi mà ở một mình thì sợ lắm. Anh có gặp ma bao giờ chưa?

- Có chứ. Ở đây nhiều ma đói lắm. Những người chết đói mấy năm trước đã trôi dạt về đây. Có hôm lặn xuống nước tôi chạm phải hai, ba cái đầu lâu. Kinh lắm.

Cô Ba nghe mà sởn cả da gà, sợ run lên cô lựa cơ hội ôm lấy cái đùi vạm vỡ của Nhân. Nhân kéo cô vào khoang:

- Cô Ba vào đây kẻo gió. Đừng sợ, không có ma đâu. Tôi đùa đấy, chỉ có người hóa ma thôi. Nhân vớ cái điếu cầy, tra thuốc và thổi cái mồi lửa hút sòng sọc rồi nhả khói. Cô Ba nhìn anh với ánh mắt cảm mến. Trời cho cô có cặp mắt thật quyến rũ, nên cô sử dụng ngay cái vũ khí lợi hại ấy. Cô nhìn Nhân với ánh mắt long lanh pha chút lẳng lơ, một thứ ánh sáng như muốn hút lấy Nhân. Nhìn cô lúc này thằng đàn ông cứng cỏi đến mấy cũng phải gục ngã. Đôi má đỏ hồng, hàm răng hạt bắp đều trằn trặn với tuổi đôi chín non tơ, bộ ngực căng tròn sau vải yếm. Nhìn cô Nhân thấy người căng lên, khắp người rộn rạo hưng phấn, tay chân như muốn phát cuồng nhưng nghĩ mình thân phận thấp hèn. Đũa mốc đâu dám chòi mâm son nên anh lảng tránh ánh mắt ấy. Anh vội hỏi:

- Cô Ba cần mua cá mú gì nào?

Nghe anh hỏi cô Ba trả lời ỡm ờ:

- Có con mú nào xơi được cho mua một ít.

Nhân đã biết chuyện tiếu lâm về con mú nên anh hơi đỏ mặt:

- Cô cần mua con to hay nhỏ.

Cô Ba lại dành cho anh một cái liếc “lẳng quả tình”. Nhân đã nhận ra tình trạng đói khát của cô Ba, bởi anh đã nghe loáng thoáng mọi người đàm tiếu về chuyện ông phó Trần Tuệ khó có con. Song anh chẳng để tâm, vì việc đó đâu phải là của anh. Anh tin chắc vì cô Ba đang đói khát bởi ông phó Tuệ với cô chênh lệch nhau gần hai chục tuổi đầu. Mới lấy chồng và lên chức cô Ba được một tháng mà cô đã tỏ ra trưởng giả lắm. Hai tay cô chống nạnh, cô bảo anh:

- Tôi rất thích cá to.

Anh tỏ vẻ lễ phép:

- Thưa cô, cá to mẹ đĩ đưa ra chợ bán hết rồi. Cô chờ cho một chút xem kéo mẻ vó tới có con nào không?

Nhân đu sợi dây chão, mỗi đoạn có một cái nút để kéo có đà không bị tuột vì kéo vó bè nặng lắm, người ốm yếu không thể chọn nghề này. Nhân chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi. Cô Ba nhìn anh, mỗi lần đu dây bắp thịt tay anh cuộn lên rắn chắc, chân anh dạng ra ở thế tấn vững trãi. Cô mê vóc dáng ấy lắm, cô khẽ nuốt nước miếng và cứ nhìn anh đăm đắm. Kéo đến nút cuối anh chốt lại để tấm vó nổi trên mặt nước. Cái chúm cá vẫn chìm một nửa. Anh nhảy ùm xuống sông bơi vù vù vài sải tay ra tới rốn vó. Nước bắn tung tóe, ánh nắng xuyên qua làm cho những giọt nước sáng trong lấp lánh như những hạt kim cương. Sóng duềnh lên thành những dòng chảy nhỏ lượn lờ rồi nhanh chóng khép lại. Bằng động tác thành thạo Nhân đã tháo được cái chúm ra, khoác dây vào cổ bơi trở lại. Leo lên bè một cách nhẹ nhàng, nhanh nhẹn. Nhân mở hom và chìa miệng chúm sát mặt cô Ba nói:

- Mẻ này được ít cá quá mà chẳng có con mú nào.

- Thì mẻ sau vậy. Tôi phải chờ bằng mua được tôi mới về.

Nói rồi cô đội nón lên đầu, che nghiêng một phần mặt rồi kéo chiếc khăn cao lên chỉ hở hai con mắt. Cô làm thế để Nhân không nhìn thấy cô đang nhìn vào chỗ nào của anh. Cô nhìn vào cái quần đùi anh mặc nhiều chỗ vải đã dạn, phía trước cặp đùi, cô nhìn thấy “con mú” cô cần rồi. Nhờ nước làm ướt sũng cái quần mà cô nhìn thấy nó rõ hơn. Cô thấy người rạo rực, mặt nóng ran căng căng. Cô ấp úng nói:

- Tối nay tôi ra liệu có được không?

- Chưa dám chắc nhưng cô cứ ra, biết đâu…

- Anh phải đưa thuyền vào đón tôi nhé.

Lời cô đối với anh bây giờ là mệnh lệnh, vì khách hàng là thượng đế người bán hàng phải chiều khách. Vì rằng đây là cô Ba chứ không phải cô Cuốn trước đây. Và vì Nhân cũng muốn có người qua lại cho thêm vui bè.

Tối đến. Trăng hôm nay mới mười ba mà sao Nhân thấy nó sáng hơn mọi ngày. Ánh sáng vằng vặc chiếu xuống dòng sông Giang hiền hòa êm dịu. Dòng sông như có thêm muôn vàn hạt pha lê lấp lánh tan vào trong nước. Gió nam nhẹ thổi tràn qua mặt sông tạo nên một lớp sóng cứ đều đều vỗ vào mạn bè và chiếc thuyền câu nhỏ được xích ở bên cạnh. Cả hai nổi bồng bềnh trên mặt nước, cùng nhau khiêu vũ, rập rình nhún nhảy đùa rỡn theo sóng nước.

Cô Ba đã ra rồi. Cô đưa theo cái rổ con để mua hàng. Sở dĩ cô chủ động và bạo dạn như vậy vì cô khôn ngoan nghĩ rằng, cô đi ngoại tình vào thời điểm này chẳng ai ngờ gì vì vợ chồng mới cưới hương lửa đương nồng ai lại có thể bỏ nhà đi tìm trai ngay vậy. Chỉ có những bà dại dột đợi đến lúc bị chồng chê, chồng chán rồi mới đi thì bị nghi ngay, và rất dễ bị bắt quả tang.

Cô Ba ra chỗ bến sông đã thấy Nhân ghé chiếc thuyền câu sát bờ ngồi đợi. Dưới ánh trăng cô nhận ra thấp thoáng bóng Nhân, cô khấp khởi mừng thầm và nắc nỏm mong phút giây có được con mú của Nhân. Cô nhìn trước nhìn sau rồi bước xuống thuyền, Nhân vội nói:

- Cẩn thận cô Ba kẻo ngã bây giờ.

- Đỡ em với.

Giọng làm nũng ngọt ngào của cô Ba làm Nhân thấy sốn sang xao động. Anh chìa một tay cho cô vịn và bằng một động tác nhẹ nhàng anh ôm ngang thắt lưng cô đặt cô đứng dưới thuyền làm thuyền khẽ chao nhẹ. Lên bè anh cũng làm như thế. Cô Ba chẳng biết nói gì cứ tấm tắc khen anh khỏe và khéo quá. Đứng trên bè ngắm nhìn bầu trời trăng sáng ngời ngợi, gió thổi mơ màng và sóng nước mênh mang. Cô Ba cảm thấy thật yên bình, thật khoan khoái. Cô hỏi một câu như thừa:

- Anh vẫn ở đây một mình à?

- Vâng. Vẫn thế.

- Anh có buồn không?

- Buồn cũng phải chịu. Cái nghề nó đã thế thì phải biết làm sao. Có cô ra chơi là vui lắm rồi.

- Cô Ba giọng kẻ cả:

- Không ra chơi đâu nhé. Có con mú nào đưa ra đây…

Hai người ngồi trên bè cá, nghe cá đùa nước lũm tũm. Nhân đã lờ mờ hiểu ý cô Ba nhưng anh sợ. Cô Ba vừa mới cưới chồng. Dư âm tiếng pháo còn vang vọng, tiếng chạm mâm bát còn chưa dứt. Cô có thể ra đây tìm con mú của mình sao? Nhưng xem chừng cô ấy cần thật. Ta cứ thử xem. Thế là Nhân mạnh dạn cầm tay cô Ba đặt lên đùi mình, hỏi:

- Cô cần con mú của tôi thật à?

Cô Ba bấu vào đùi Nhân xoa xoa tạo cảm giác, cô ngửa mặt giọng nũng nịu:

- Em cần thật đấy anh Rái Cá ạ, anh thấy em có gì bỡn đùa anh không?

Cô Ba chủ động lấn sâu bàn tay trên đùi Nhân tiến vào chỗ con mú đang ngủ ngà ngủ gật. Cô đánh thức nó. Nó tỉnh giấc rất nhanh vươn cổ lên. Cô cầm cổ nó vuốt ve nắn nắn một lúc thì con mú đã trở thành con vật có cái cổ cứng nhắc và nóng bừng. Cô thấy tim mình nhộn nhịp trong người rạo rực cồn cào đến khó tả. Dục vọng dâng cao, cô buộc phải nói:

- Em muốn có con với anh. Anh giúp em nhé.

Nhân thấy phấn chấn vui vui vì anh có làm gì lúc này cũng chỉ là giúp người chứ không phải cưỡng bức người. Anh kéo cô Ba vào khoang, ôm lấy cô tỏ ý sẵn sàng giúp đỡ cô thực hiện ước muốn. Cô Ba khôn khéo:

- Anh bỏ bộ quần áo đầy mùi cá ra đi.

Sợ anh không nghe lời, cô Ba túm lấy cái dây dút kéo mạnh. Chiếc quần đùi tuột ra rồi trôi nhanh xuống chân anh. Cô Ba ngồi sụp xuống ôm lấy đùi anh, áp má vào con mú đang ngẩng cao đầu. Cô run run đứng lên cầm lấy tay anh đặt lên ngực mình, bảo:

- Anh cởi cho em dây buộc yếm sau lưng với.

Nhân luồn tay vào lưng cô Ba tìm cái nút dải yếm nhưng lúng túng mãi anh vẫn không cởi được. Sốt ruột, cô ba hỏi:

- Anh không cởi yếm cho vợ bao giờ à?

Nhân thật thà:

- Không, bao giờ đi ngủ cô ấy cũng không mặc yếm.

Nhưng cuối cùng Nhân cũng cởi được yếm cho cô. Khi bộ ngực căng tròn trắng bóc của cô Ba được phơi ra thì cũng là lúc cô đã vén xong váy lên cao quá thắt lưng chờ đợi. Cửa khoang rộng nên ánh trăng tràn vào sáng rực. Hai người nhìn rõ nhau mồn một, họ thỏa thích ngắm nhau. Nhân xoa tay lên khắp thân thể và bế bổng cô Ba đặt nhẹ xuống ổ rơm. Người cô Ba nóng rừng rực như hòn than. Nhân cũng lên cơn sốt, như người vừa uống nước mắm để nhảy xuống nước lạnh. Cô Ba ôm ghì lấy thân hình săn chắc của con Rái Cá, thở gấp gáp nói với Nhân:

- Từ từ anh nhé. Hôm nay em mới được thưởng thức lần đầu tiên.

Nhân ngạc nhiên hỏi:

- Thế hôm cưới cô Ba…

- Đừng hỏi, làm việc đi!

Nhân vờn tay trên vật báu của cô Ba rồi nhẹ nhàng bảo cô dạng hai chân ra cho con mú của Nhân được tiếp sáp tới gần. Nhân tỏ rõ là một tay thành thạo, khỏe mạnh và biết sử dụng sức khỏe. Đến nỗi vợ anh thỉnh thoảng lại nói với mọi người bằng cái giọng vừa như khoe sức chồng, vừa phô bầy sự sung sướng của mình: Lão Rái Cá nhà tớ ghê lắm. Mỗi tuần lão chỉ giã một cối gạo thôi mà tớ cứ sướng âm ỉ mãi. Nhân cầm cổ con mú nhử nhử, dập dình trước con bướm đang đói của cô Ba làm cô Ba như cuồng lên, muốn gào thét. Cô liền cầm lấy cổ con mú đâm đánh phập vào cái lỗ đẻ của mình. Đau nhói, cô định rút nó ra nhưng không kịp cả tấm thân chắc nịch của Nhân đã đè cô xuống, ép mạnh. Cô bị đau cố dướn lên để chuội ra thì Nhân lại ngỡ là cô sướng quá đang đòi hỏi mãnh liệt nên anh càng ép xuống dữ hơn. Hơn cả giã gạo với vợ vì cô Ba hấp dẫn quá, nồng nàn quá, khao khát quá. Nhân có cảm giác khi con mú đã chui vào sâu thì nó sẽ bị giữ chặt lại khó có thể rút ra được. Anh chỉ còn tiếp tục giã cho đến vã mồ hôi hột. Lúc sau thì toàn thân cô Ba mỏi nhừ. Cô mệt nhọc nằm thuỗn ra. Các khớp xương như rời ra từng khúc chưa được sắp xếp lại. Lúc ấy Nhân mới chịu dừng cối. Anh hốt hoảng khi thấy cô Ba nằm như chết trên ổ rơm. Anh áp mặt dụi dụi nhẹ trên ngực cô hỏi dồn dập:

- Thế nào? Em có làm sao không?

Cô Ba từ từ mở mắt:

- Thế nào? Anh cũng không biết thế nào à?

Cô sờ tay vào chỗ đau thấy ướt nhớt nháp. Cô giơ lên nhìn, ánh trăng đủ cho cô biết đó là màu đỏ của máu. Cô quệt cái màu ấy lên bụng Nhân và nói:

Anh là người đầu tiên cho con mú khám phá vật báu của em đấy.

Nhân vẫn giọng thật thà:

- Thật thế à? Cô thấy có được không?

Cô ngồi dậy mặc lại yếm áo xong vỗ vỗ vào nơi con mú đang mệt nhọc sau buổi làm việc vất vả, cười với Nhân:

- Khỏe lắm Nỡm ạ. Bắt cho em khoảng cân cá chạch, em về đây. Nhân làm theo, nhưng cá chạch sông thì hơi hiếm, nhấc hết các lồng, các ang, giỏ suông cá cũng chỉ được độ nửa cân. Cô Ba dặn Nhân:

- Từ nay hễ kéo được con cá chạch nào anh phải suông lại phần cho em đấy, rồi cô lấy mấy đồng hào đặt vào tay anh. Nhân hỏi:

- Tiền cá ư. Sao nhiều thế?

Cô Ba cấu yêu vào má anh một cái:

- Khỉ ạ. Cầm lấy! Cá mú gì nữa.

Về nhà ông phó hỏi cô phải làm gì với số cá chạch này. Cô Ba không nói, cô bảo người chia cá làm hai phần, một phần suông lại để dùng hôm sau, phần còn lại làm sạch bỏ hết nội tạng rồi đem hầm kết hợp với năm mươi gam hạt hẹ đã đãi sạch vỏ bọc vào vải, xong cho hai thứ vào nồi với năm trăm mi li nước sạch, muối ăn vừa đủ, đun sôi thì om nhỏ lửa, khi còn khoảng một phần hai nước thì bỏ hạt hẹ ra, ăn cái, uống nước và nhất là phải ăn nóng. Ông phó chẳng hề có ý kiến gì, ông răm rắp nghe theo.

Thế là tùy theo lượng cá có được mà cô Ba phải sắp xếp lịch ra bến sông Giang gặp anh Rái Cá mua cá chạch. Mỗi lần ra mua cá, cô lại được thỏa thích đùa rỡn với con mú của anh. Chỉ sau răm lần được ôm ấp cái thân hình cường tráng của Rái Cá cô đã mang thai. Cô cảm nhận được điều đó vì lần mua cá này là chu kỳ giữa tháng của cô. Hôm ấy, bầu trời đầy sao quện cùng ánh trăng rực rỡ sáng như ánh đèn pha tỏa chiếu xuống dòng sông lấp lánh ánh bạc, gió thu nhè nhẹ đùa giỡn trên mặt sông tạo thành những đợt sóng lăn tăn uốn lượn nhịp nhàng trên mặt nước. Cô đến với Rái Cá bằng đôi mắt tuyệt đẹp, đôi môi hình trái tim đầy quyến rũ. Nhân đón cô Ba với sự mong đợi háo hức của kẻ đang nếm dở trái nhân sâm. Nhân đỡ cô Ba xuống thuyền, lên bè  nhẹ như đón chiếc lá rơi vào tay. Ngồi bên nhau nhìn vào đôi mắt rời rợi một thứ ánh sáng tràn ngập hạnh phúc của cô Ba. Nhân không khỏi kìm lòng anh buột miệng:

- Cô Ba, em… em đẹp lắm, rực rỡ như đóa hoa hàm tiếu.

- Anh nói gì, cô Ba hỏi lại?

- Em đẹp quá, rực rỡ như đóa hoa hàm tiếu.

Cảm động, cô Ba không ngờ một anh kéo vó, một người khi cởi yếm cho đàn bà thì lúng túng như gà mắc tóc mà lại có những lời ngọt ngào đến thế. Cô nở nụ cười tinh ngịch đẹp đến mê hồn. Nhân ngồi sát bên cô Ba, anh ngả đầu cô Ba áp sát vào ngực mình, phả hơi thở nóng hổi vào gáy cô. Lúc này bàn tay ấm mềm của cô Ba đang dịu dàng mơn man nâng niu con mú của Nhân như nâng bảo vật gia bảo. Vừa dẫn dụ vừa mê hoặc cô Ba đã phả vào Nhân sự mê đắm cuồng nhiệt, dẫn dắt Nhân vào một vũ điệu mới. Sau lần mua cá này cô Ba có linh cảm “cá đã về ao”, nên ngay tối hôm sau cô đã phải đòi hỏi ông phó về ngủ với mình. Ông Phó xem ra từ khi ăn cá chạch tinh thần phấn chấn, sảng khoái hơn trước. Con đỉa ngắn ngủn nhũn nhẽo có phần đã tăng trưởng được chút ít nhưng cũng chẳng đem lại cảm hứng mấy cho cô Ba. Thế mà cô Ba đã tạo cho ông phó chồng cô một đêm ái ân mỹ mãn. Cô ưỡn hết mông để cho con đỉa mặc sức ngó ngoáy ngoài cửa hang, đến khi chui được vào hang cũng là lúc nó gục ngã… chẳng làm cô đỡ ngứa tí nào nhưng cô cứ thở hổn hển rồi cô rên ứ ự ra chiều rất thỏa mãn. Và đó là cái cớ để lập lờ đánh lận chuyện ngoại tình của cô.

 Cô vẫn chưa cho chồng biết là mình đã có thai để tiếp tục được tận hưởng hương vị hoan lạc với con mú mũm mĩm của anh kéo vó bè bến sông Giang. Vì cô biết, khi nói với ông phó mình đã hoài thai thì ông sẽ không cho cô đi đâu nữa để tránh chuyện cô có thể bị xảy thai. Và khi đã thắng lợi rồi thì ông phó cũng chẳng cần ăn cá nữa.

Thấy cô Ba nghén thai bà Cả và bà Hai ngơ ngác, lạ lùng như từ trên trời rơi xuống. Hai bà một hai không tin bèn nói với cô Ba về sự ngạc nhiên của mình. Cô Ba thản nhiên nói:

- Các chị không biết chứ mẹ em ăn chay, đi chùa cầu trời khấn phật suốt mấy tháng ròng mới được đấy chứ có phải tự nhiên đâu. Mà cũng là lúc nhà ta có phúc lớn. Em không ngờ rằng phúc ấy lại rơi vào em. Em muốn rồi đây cùng được chia sẻ với các chị.

Hai bà nhìn nhau, họ đâu có tin trời phật lại dễ tính đến thế. Họ bèn đem sự nghi ngờ của mình nói với ông phó Trần Tuệ rằng: Trong chuyện cô Ba mang thai có gì mờ ám. Song không ai đưa ra được chứng cứ đáng tin cậy. Đối với ông phó Tuệ lúc này là niềm phấn khởi vô biên. Ông sắp được làm cha. Ông gạt phắt:

- Thôi. Các bà đừng nghĩ vớ vẩn. Các cụ bảo rồi, cá ao ai vào ao ta ta được. Thế là mọi chuyện được dẹp yên.

Năm sau thì cô Ba sinh quý tử. Cả nhà ông phó Trần Tuệ mừng hơn bắt được vàng. Ông phó Tuệ vội chạy mời ông đồ Tam đến xem tướng và lập lá số cho con trai mình. Sau khi tra cứu sách này sách nọ ông đồ Tam liền đặt tên cho cậu ấm là Trần Trí và lập cho cậu một lá số tử vi viết toàn bằng chữ nho chả mấy ai có thể đọc được. Chỉ biết hôm ấy là ngày bẩy tháng chạp năm Kỷ Sửu.

Trong tập BÌNH MINH NGÀY MỚI, nxb Hội Nhà Văn, 2019

ba_sch_c_thoa

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)