bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 30
Trong ngày: 351
Trong tuần: 1379
Lượt truy cập: 638220

THẦY GIÁO TÔI

Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đức Bính

        CAO ĐẮC HIỂN

Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản

           TÁC GIẢ CAO ĐẮC HIỂN

Lời tựa Cập kề U90, ngẫm sự đời, nghĩ về công dưỡng dục của Đấng sinh thành và bậc Thầy vô giá, tôi hồi tưởng về những Người Thầy tiêu biểu đã dạy dỗ mình nên người qua mỗi chặng đường. Thầy tôi – kì 1 (Thầy Cao Doãn Địch – dạy tôi vỡ lòng) đã chia sẻ hồi 2019. Dịp 20.11 năm nay, theo dòng thời gian lại nối tiếp Thầy tôi - kì 2.

 

Người Thầy mà tôi ấn tượng nhất trong giai đoạn học phổ thông là Thầy Nguyễn Đức Bính.
Thầy là con út (thứ tư) của Cụ Nguyễn Đức Công (Hoàng Trọng Mậu - 黃仲茂, 1874 -1916), chí sĩ, nhà cách mạng Việt Nam; thuộc đời thứ sáu dòng họ Nguyễn Đức - có truyền thống yêu nước cách mạng và khoa bảng tại xóm Xuân Á, xã Cẩm Trường, nay là xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Cụ Công tham gia phong trào Đông Du, đồng sáng lập Việt Nam Quang Phục Hội, giữ chức Bộ trưởng Quân sự, cùng lãnh tụ Phan Bội Châu viết Quang Phục Quân Phương Lược, được vua Duy Tân mật phong là Tổng Tư lệnh Nghĩa quân. Năm 1915, Cụ đưa một lực lượng từ biên giới Việt-Trung về đánh đồn Tà Lùng (Cao Bằng) để lập căn cứ địa nhưng thất bại, bị bắt tại Hương Cảng giải về giam ở Hỏa Lò. Ngày 28 tháng 5 năm 1915, Cụ cùng người đồng chí Nguyễn Thức Đường bị xử bắn tại trường bắn Bạch Mai, Hà Nội. Cháu gọi cụ Công bằng bác ruột là Hoài Thanh (Nguyễn Đức Nguyên), nhà phê bình văn học lớn với tác phẩm “Thi nhân Việt Nam” viết cùng em là Hoài Chân.
Thầy Bính là một trong số người viết văn tiếng Pháp hay nhất Đông Dương, cùng Ngô Tất Tố viết “Thời vụ báo”, năm 1936, làm báo La Lutte. Thầy viết “Người Cổ Nguyệt chuyện Xuân Hương” chỉ để cùng bạn bè đọc cho vui, Chế Lan Viên thấy hay quá nên cho đăng Tạp chí Văn Nghệ số 65 tháng 10, 1962; gây ồn ào dư luận một thời, tới nay được coi là một trong số tác phẩm hay nhất về Hồ Xuân Hương. Dưới bút danh Tiền Độ Tiêu Lang, Thầy viết “Trường ca Hà Nội” với thế bút của người có cha là nhà ái quốc lớn đã hi sinh cho Tổ quốc trên đất Hà Nội. “Hà Nội ơi! hãy lắng nghe tôi nói/ Tôi biết người từ thuở mới lên ba/ Khi trước cửa đứng trông tàu nhả khói/ Trong nắng chiều bảng lảng chốn làng xa”… “Tôi biết Người từ ngày còn bé bỏng/ Khi được tin cha thất bại anh hùng/ Bên thành cũ đọc câu thơ tuyệt mệnh/ Hà Nội ơi! Ta ôm Người vào sâu thẳm trong lòng”.
Rời nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Huỳnh Thúc Kháng Nghệ An - cái nôi của bao nhân cách tử tế và tài năng, năm 1959, Thầy ra Hà Nội nhận trách nhiệm Hiệu trưởng Trường Phổ thông Cấp 2-3 Đống Đa (tọa lạc sau Gò Đống Đa lịch sử, tiền thân của Trường Phổ thông Cấp 3 Đống Đa - 1960) vừa thành lập. Tôi là học sinh lớp 7A, 15 tuổi, năm 1960 ghi nhiều dấu ấn cuộc đời: cha tôi ra đi vì bạo bệnh; là học sinh giỏi tất cả các môn học tôi còn đoạt giải xuất sắc môn Vật lí toàn Thành phố; là Liên đội trưởng Thiếu niên; được gặp Bác Hồ; là thành viên đoàn thiếu niên Thủ đô chào mừng Đại hội Đảng lần thứ Ba; phát biểu trên Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam; rồi được kết nạp vào Đoàn.
09:11/-strong/-heart:>:o:-((:-hThầy Nguyễn Đức Bính dáng thanh cao, nghiêm túc và mô phạm. Thầy quán xuyến mọi việc từ cơ sở vật chất còn rất nghèo nàn (nửa lớp học là nhà lá), chất lượng đội ngũ giáo viên đến chăm sóc học sinh. Thầy có ảnh hưởng sâu sắc trong giáo dục nhân cách học sinh. Nhờ uy tín trong giới hàn lâm, Thầy mời được các học giả tới trường: Xuân Diệu nói chuyện thơ văn, Việt Phương nói về tiếng Việt… Có lẽ những buổi nói chuyện này đã gây cảm hứng để tôi có thể say sưa thuyết trình về các nhà khoa học, mỗi khi có sách mới xuất bản về Xioncopxki, Mendeleev … cho các bạn cùng khối. Nhờ cậu bạn Vương An Định giỏi vẽ (sau là họa sĩ) tôi có tranh của nhà khoa học rất sinh động trong mỗi buổi thuyết trình. Ấn tượng khó quên là trong lễ chào cờ đầu tuần, xúng xính trong chiếc áo mẹ vừa may, với niềm hân hoan tự hào tôi được Thầy tuyên dương, trao bằng và kỉ niệm chương Học sinh xuất sắc Thành phố môn Vật lí. Ngày tốt nghiệp, phải tạm biệt mái ấm, tôi xin được Thầy viết trang mở đầu cuốn lưu niệm (rất tiếc đã bị mối xông trong thời gian sơ tán). Tôi nhớ mãi nét chữ nghiêm mà chân phương của Thầy, tình cảm và súc tích Thầy dặn dò nhiều điều và tôi nhớ mãi hai câu thơ kết: “Rồi hôm nào đó trên bến lặng/ Còn kẻ trông theo kẻ đợi chờ” (sau được biết đây là hai câu trong một bài thơ của Thầy do anh Chí Tình - con trai Thầy nói lại).
Người Thầy kính yêu thời niên thiếu của tôi – Hiệu trưởng Nguyễn Đức Bính về cõi vĩnh hằng năm 1983. Vâng, Thầy ơi, chờ em ở Bến lặng nhé!

Lời bạt Có được những người thầy như Thầy Nguyễn Đức Bính là diễm phúc của tuổi thơ đầu đời, dấu ấn người Thầy luôn đậm trong tư chất của trò. Ngày xưa, trong lớp học dạy “Tổ quốc trên hết”. Bộ ra Bộ (Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu…), Thầy ra Thầy, Trò ra Trò. Người tử tế từ trong bụng mẹ. Bây giờ sắp xuống lỗ lại phải “học làm người tử tế”.
“Tiên học lễ, hậu học văn” đâu phải là triết lí! Trẻ con mới đến trường có biết “tiên” là gì? “hậu” là gì? mà không phải là “trước” và “sau”. Từng có một triết lí gọn mà hàm súc: “Nhân bản - Dân tộc - Khai phóng” mà đến Thời đại Công nghiệp 4.0 vẫn đúng. Triết lí hình thành trong tiến trình phát triển của con người - không chỉ cho một thời mà phải đúng cho muôn đời!sinh__hot___thng_ba__2019_320

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)