bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÀI VIẾT CỦA PGS.TS. LA KHẮC HÒA ( LÃ NGUYÊN)!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BS ĐINH HỮU DUNG!NƯỚC VỐI ĐẶC SẢN VÙNG ĐỒNG CHIÊM GIA VIỄN RẤT SẴN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BẠN NHƯ NGUYỆT ĐÃ GỬI BÀI!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ ĐƯA BÀI LÊN TRANG, LÀM CHO TRANG THÊM PHONG PHÚ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NHÀ GIÁO TRẦN TRUNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN PV KIM KHÁNH, PHÓNG VIÊN HTV9!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ ĐƯA VIDEO CLIP NÀY LÊN TRANG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ THƠ BÙI MINH TRÍ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 32
Trong ngày: 243
Trong tuần: 725
Lượt truy cập: 613014

THI NHÂN MIỀN CỔ TÍCH...

Thi nhân Miền Cổ Tích khao khát được đóng góp cho nền văn học nghệ thuật nước nhà

 

“Miền Cổ Tích sinh ra từ hơi thở của làng quê và lớn lên trong hơi thở của văn chương, vì lẽ đó các thành viên đều tâm niệm rằng: sống và viết không phải chỉ để lập danh, mà còn để tái hiện tính chính mình, bà con mình, quê hương mình” - Bà Tâm Dung, Chủ tịch Thi nhân Miền Cổ Tích chia sẻ.

Sáng 4/11, tại Hội trường Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Thi nhân Miền Cổ Tích và ra sách “Thi nhân Miền Cổ Tích” tập 3. Buổi gặp mặt có sự tham dự của nhiều nhà thơ, nhà văn tên tuổi như: Nhà thơ Bùi Việt Mỹ, nhà thơ Vũ Quần Phương; PGS.TS. Nhà văn Vũ Nho; PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện; nhà phê bình Bùi Việt Thắng…

Thi nhân Miền Cổ Tích khao khát được đóng góp cho nền văn học nghệ thuật nước nhà - 1

Buổi lễ có sự tham dự của đông đảo các nhà thơ, nhà văn.

Lễ kỷ niệm đã mang đến cho các nhà thơ, các khách mời tới tham dự một không gian văn chương sang trọng, ấm áp, cùng với sự hào hứng, phấn khởi của các bạn văn, bạn thơ đã lâu ngày không gặp. Hơn cả một buổi lễ, đó là một buổi các nhà thơ cùng ngồi lại với nhau, cùng nhìn lại quá trình cùng nhau sát cánh và cùng nhau thảo luận về những vấn đề của thơ ca.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Miền thơ - bà Tâm Dung xúc động cho biết, sự hoạt động văn chương của Miền Cổ Tích đã có những thành công rực sáng bởi tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng, đã góp phần gắn bó, kích thích được sáng tạo nghệ thuật văn thơ và âm nhạc, góp phần tạo nên điểm sáng nhân văn, tạo được thương hiệu cho Miền Cổ Tích trong phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng.

Thi nhân Miền Cổ Tích khao khát được đóng góp cho nền văn học nghệ thuật nước nhà - 2

Bà Tâm Dung, Chủ tịch Thi nhân Miền Cổ Tích phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Theo bà Tâm Dung, chưa ai thống kê được hơn 10 nằm nay, “bà mẹ” Miền Cổ tích đã sinh được bao nhiêu đứa con tinh thần là các tác phẩm văn chương và cũng chưa ai đếm được chúng ta có bao nhiêu tác phẩm thơ ca nhạc, đã được trang trọng giới thiệu trên các mặt báo chính thống và cả trên các trang báo điện tử của các cơ quan ngôn luận.

“Miền Cổ Tích sinh ra từ hơi thở của làng quê và lớn lên trong hơi thở của văn chương, vì lẽ đó các thành viên đều tâm niệm rằng: sống và viết không phải chỉ để lập danh, mà còn để tái hiện tính chính mình, bà con mình, quê hương mình” - Chủ tịch Miền thơ chia sẻ.

Trải qua hành trình phát triển, Miền Cổ Tích đã là mái nhà chung ấm áp cho hơn 500 thành viên, hàng ngày gặp gỡ, đồng cảm, chia sẻ và tương tác. Theo Phó miền Nguyễn Đình Bắc thông tin, đến nay, Miền Cổ Tích đã có hơn 500 thành viên, họ đến với câu lạc bộ bằng tình yêu, sự mếm mộ và bằng cái tâm trong sáng.

Thi nhân Miền Cổ Tích khao khát được đóng góp cho nền văn học nghệ thuật nước nhà - 3

Ông Nguyễn Đình Bắc phát biểu báo cáo tóm tắt hoạt động 10 năm của Thi nhân Miền Cổ tích.

Trong các thành viên nòng cốt của Thi nhân Miền Cổ tích đã có 18 người là Hội viên hội Nhà văn Việt Nam và rất nhiều thành viên hiện đang là hội viên của các Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh khác trên toàn quốc và dự kiến các thành viên của Miền được kết nạp vào các Hội sẽ còn tăng thêm.

Ông Nguyễn Đình Bắc cho biết, chính lòng đam mê sáng tác văn học, thơ ca của tất cả các thành viên đã nuôi dưỡng phong trào của hội để làm nền tảng cho sự phát triển. Và sự phát triển của Miền cũng là sự minh chứng cho công sức của các thành viên Ban Quản trị khiêm nhường, năng động, đoàn kết, nhân văn, nhiệt huyết nhưng không hề vụ lợi, toan tính.

Thi nhân Miền Cổ Tích khao khát được đóng góp cho nền văn học nghệ thuật nước nhà - 4

Lòng đam mê sáng tác văn học, thơ ca đã làm nền tảng cho sự phát triển của Thi nhân Miền Cổ Tích.

Bên cạnh đó, câu lạc bộ ngày càng gặt hái được nhiều thành tích là do có ban cố vấn tài năng, giàu kinh nghiệm như PGS.TS. Nhà văn Vũ Nho; PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện; Đại tá, Nhà báo, Nhà văn Mai Nam Thắng; Họa sỹ, Nhà báo, Nhà thơ Lê Tiến Vương và Nhà thơ Ánh tuyết đã làm tốt trách nghiệm cố vấn, luôn theo sát mọi hoạt động của Miền và đóng góp những ý kiến xác đáng cho Ban Quản trị.

Mười năm, một chặng đường so với một câu lạc bộ không dài, nhưng cũng không quá ngắn, trong mười năm, cùng với trào lưu phát triển Văn hóa quần chúng của đất nước, Miền Cổ Tích đã như cây đời cứ ngày một lớn lên, xanh tươi và tỏa bóng - Ông Nguyễn Đình Bắc nhấn mạnh.

Thi nhân Miền Cổ Tích khao khát được đóng góp cho nền văn học nghệ thuật nước nhà - 5

PGS.TS. Nhà văn Vũ Nho được biết đến là cố vấn tâm huyến của Thi nhân Miền Cổ Tích.

Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận định, một nền thơ phát triển là khi những điều cá nhân của tác giả cũng được bộc lộ trên trang giấy, ở trong các câu lạc bộ, tính dân chủ của các thành viên được thể hiện rất rõ ràng. Theo ông, các thành viên trong các câu lạc bộ vừa làm thơ, vừa gắn thơ với cuộc đời, gắn với những việc cụ thể mình đang làm hoặc đã làm để từ đó mở ra con đường để phát triển.

Câu lạc bộ là môi trường thân thiện nhất, câu lạc bộ mở ra không chỉ cho các anh chị em sinh hoạt văn thơ mà còn có những đóng góp thực sự cho văn học nước nhà - Nhà thơ Vũ Quần Phương khẳng định.

Thi nhân Miền Cổ Tích khao khát được đóng góp cho nền văn học nghệ thuật nước nhà - 6

Nhà thơ Vũ Quần Phương phát biểu.

Nói về cuốn sách “Thi nhân Miền Cổ tích” tập 3, PGS.TS. Nhà văn Vũ Nho đã đánh giá đây là một tập sách bề thế, chững chạc, có sự tham gia của nhiều tác giả, phong phú về đề tài, chủ đề và có nhiều bài thơ đã phản ánh được các vấn đề thời sự, chính trị nổi bật của đất nước.

“Thi nhân Miền Cổ tích” là một tổ chức xã hội tự nguyện hoạt động trong lĩnh vực sáng tác văn học nghệ thuật với tinh thần “phi lợi nhuận”, một câu lạc bộ của những người yêu văn chương tự nguyện, không đóng góp kinh phí.

 

 

Huyền Thương

 

Bình luận

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
06-11-2022 18:08:26 VŨ NHO 085 589 0003

RẤT CÁM ON Huyền Thương!

Trả lời

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)