bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 23
Trong ngày: 273
Trong tuần: 1368
Lượt truy cập: 638016

THƠ VÀ PHONG TRÀO THƠ HIỆN NAY

THƠ VÀ PHONG TRÀO THƠ HIỆN NAY
Dưới góc nhìn của người yêu thơ
Ngô Nguyễn


Hiện nay có nhiều quan niệm trái ngược về phong trào thơ
quần chúng và sự phát triển của thơ ca nước nhà. Có ý kiến
cho rằng sự phát triển của phong trào thơ quần chúng làm lu
mờ thơ của các nhà thơ chuyên nghiệp bởi “sách thơ in tràn
lan lấn át khiến thơ của các nhà thơ in ra không thể bán”. Vậy
thì thơ Việt Nam đang phát triển hay lụn bại xin có đôi lời
phản biện về vấn đề này.
Theo tôi được biết từ những năm 90 các câu lạc bộ thơ
bắt đầu được thành lập nhưng nó được nhân rất nhanh ra
khắp nơi từ nông thôn đến thành thị. Tính đến thời điểm năm
2012, chỉ riêng Hà Nội và vùng phụ cận đã có khoảng 600
CLB thơ ra đời. Đó là điềm tốt cho nền thơ ca nước nhà. Thơ
không còn là sự độc tôn của một số nhà thơ, nhà nhà làm
thơ, người người in thơ và chính vì vậy các nhà thơ chuyên
nghiệp ca thán cho rằng thơ nghiệp dư đã gây vàng thau lẫn
lộn khiến “thơ đích thực” không còn đất dụng võ. Không biết
theo các vị điều này là tốt hay xấu? Tôi cho rằng đây là một
điềm tốt cho nền văn học nước nhà. Từ lâu mọi người đều đã
thừa nhận văn học là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nó
từ nhân dân mà ra thì phải quay về phục vụ nhân dân mới là
đúng. Trước tình hình này nhiều nhà thơ đã quay ngược 180
độ, họ muốn thơ họ vượt lên trên thơ quần chúng, đã xuất
hiện ba chiều hướng khác nhau. Một chiều hướng bay cao

bay xa tít tắp tận trời mây, đua nhau viết loại thơ vừa khó
hiểu vừa không vần điệu, đến nỗi ngay cả những nhà thơ
cũng không hiểu, họ gọi nó đó là kiểu thơ bác học. Loại thơ
này có lẽ chỉ lưu truyền trong số những nhà thơ với nhau.
Quần chúng ít văn hóa sao hiểu, đọc vài câu vội gấp báo.
Chiều hướng thứ hai, loại thơ gần gũi hơn với quần chúng,
đổi mới vẫn còn vần điệu, nhưng chỉ bay lơ lửng trên đầu
quần chúng. Chiều hướng thứ ba xâm nhập vào quần chúng,
nói tiếng nói của quần chúng, những nhà thơ trưởng thành
từ phong trào thơ.
Đáng lẽ trước sự phát triển mạnh mẽ chưa từng có từ xưa
đến nay các nhà thơ phải lấy đó làm mừng thì lại sinh ra bi
quan. Một số còn không muốn nó phát triển bằng mọi cách
ngăn cản bước phát triển của nó. Họ chê bai thơ trên mạng,
coi nó là thứ thơ rác, đọc vào chỉ hại mắt. Họ có ngờ đâu văn
hóa mạng đang phát triển, với thái độ này họ tự đánh mất
mình. Nhiều nhà thơ còn không biết đánh máy, không hề hay
trên mạng người ta viết gì trong khi đó từ đứa trẻ ba tuổi đã
biết vào mạng chơi trò chơi. Điều này cho thấy nhiều nhà thơ
quá lạc hậu nói chi đến việc đi tiên phong dẫn dắt quần
chúng trong sự phát triển văn học đất nước.
Vậy thì thơ quần chúng có ảnh hưởng tốt cho sự phát
triển hay làm tụn bại nền văn học nước nhà?
Xưa kia số lượng các nhà thơ đếm trên đầu ngón tay
nhưng ngày nay đã lên đến hàng nghìn hàng vạn nhà thơ.
Vậy thì đây là sự phát triển hay thụt lùi của nền văn học nước
nhà. Các vị thử ngẫm sâu một chút và tự đặt câu hỏi tại sao

vậy? Nếu không có phong trào thơ phát triển rầm rộ như
ngày nay thì sao thể đẻ lắm nhà thơ đến thế. Người ta sinh ra
có ai nói sõi được ngay, phải trải qua một thời gian dài tập
tọe, bi bô vài từ. Thơ cũng vậy cả thôi. Thơ câu lạc bộ ban
đầu cũng từ thô kệch, không vần điệu, nghe như gõ vào tai
nhưng rồi tiến bộ dần, Người ta sửa cho nhau, thơ ngày càng
nhuần nhuyễn hơn. Đến nay nhiều bài thơ đã khó phân biệt
thơ của người viết nghiệp dư hay của nhà thơ nữa. Khoảng
cách giữa thơ nghiệp dư và thơ truyền thống được san lấp
dần. Nhiều bài thơ của những tác giả không tên tuổi trên
mạng đã để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc đó sao? Vậy
thì ta không nên coi thường thơ quần chúng. Nếu các nhà
thơ không chịu thay đổi suy nghĩ thì sẽ khó thể gây được cảm
tình với bạn đọc trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công
nghệ thông tin.
Thử hỏi trước đây người làm thơ quá ít, chỉ có các nhà thơ
chuyên nghiệp vì vậy quần chúng khát thơ như mùa hè thiếu
nước uống. Tôi còn nhớ thuở bé cứ vào mỗi tối chủ nhật phải
đi hàng mấy cây số đến bên loa phát thanh để nghe buổi
ngâm thơ. Ngày nay nhờ phong trào thơ mà mọi người dân
yêu thơ từ khắp nông thôn đến thành thị đều có thể đến với
thơ, làm thơ và đọc thơ cho nhau nghe. Các câu lạc bộ thơ ra
đời từ nhu cầu qua thơ chia sẻ những vui buồn, bức xúc, lấy
đây là sân chơi giải trí sau ngày lao động vất vả. Chưa có thời
nao thơ phát triển như ngày nay là vì vậy.
Tôi không hiểu các nhà thơ thích mình có một vườn hoa
hay chỉ vài bông hoa mà họ cho là đẹp nhất. Tôi vẫn thích có

một vườn hoa hơn. Được vậy tôi sẽ tha hồ ngắm nghía
thưởng thức những vẻ đẹp khác biệt của từng bông hoa và
nó sẽ đem lại những cảm nhận vô cùng thi vị hơn là chỉ ngắm
mãi đến phát chán một bông hoa đẹp. Thơ câu lạc bộ mà tôi
tạm gọi là thơ quần chúng tuy nó giản dị không chau chuốt về
hình thức nhưng nó rất thật, là lời tâm sự xuất phát từ trái
tim người viết. Xin dẫn chứng về sự ra đời của ca dao Việt
Nam chẳng hạn. Ca dao không phải do các nhà thơ nghĩ ra
mà do những người dân lao động, thậm chí còn chưa biết
chữ nghĩ ra, được thế hệ cha ông lưu lại. Nó rất đáng trân
trọng lắm chứ. Vậy tại sao ta lại coi thường thơ quần chúng.
Một dẫn chứng khác là phần lớn các nhà thơ trong hội nhà
văn gần đây xuất thân từ phong trào thơ quần chúng này.
Nhờ phong trào thơ phát triển mà khắp thôn xã từ trẻ em
đến người già đều say thơ. Tại các buổi họp hành, liên hoan
hay cưới xin đâu đâu cũng vang lên tiếng thơ, tạo không khí
vui vẻ chưa từng có từ xưa đến nay. Thơ làm cho sức sống từ
nông thôn đến thành thị trở nên sôi động vui vẻ, xua tan mệt
mỏi và ưu phiền vậy thì nó là tốt hay xấu?. Thơ giúp cho
người ta sống vui vẻ, tình nghĩa, yêu thương gắn bó nhau,
chuyển lạ thành quen, buông bỏ ghen tuông thù hận một
cách rộng rãi trong toàn xã hội chả lẽ không tốt sao? Thơ giờ
không cần mua bán vẫn có để đọc (trên mạng online) chả lẽ
không tốt hơn xưa khi phải vất vả để kiếm tiền mua thơ đọc
sao. Nói rằng sách thơ không bán được cũng không hẳn
đúng, có nhà thơ vẫn bán được thậm chí hàng nghìn cuốn đó
sao? (Thơ của báo Nguyễn Phong Việt). Phải chăng thơ quần
chúng xuất bản ồ ạt đã lấn át thơ chuyên nghiệp của các nhà

thơ? Đáng lẽ trong phong trào thơ phát triển như vũ bão
ngày nay thì các nhà thơ chuyên nghiệp phải chuyển biến,
phải thay đổi cách nghĩ, cách viết để thơ mình trở thành món
ăn bổ ích cho quần chúng thì lại tiêu cực đổ lỗi cho cái này cái
nọ mà không suy nghĩ đến thơ mình. Quần chúng thích thơ
dễ hiểu thì một số nhà thơ lại quay về loại thơ khó hiểu, thể
thơ bác học, thơ hiện đại, chỉ lưu truyền trong các nhà thơ
với nhau. Cuối cùng họ đã quên mất tiêu chí của thơ là phục
vụ quần chúng nhân dân, là món ăn văn hóa của quảng đại
quần chúng nhân dân. Các vị thử ngẫm, Truyện Kiều của
Nguyễn Du được toàn dân hâm mộ là vì sao? Là vị nó rất gần
giũ với đời sống, khí đọc Kiều người ta cảm nhận có bản thân
mình trong đó. Người ta có thể nẩy kiều, bói kiều. Hơn nữa
các nhà thơ như Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử vẫn luôn được
mọi người nhắc tới bởi nó rất gần gũi, thơ hai ông trở thành
người bạn tâm sự lúc vui cũng như lúc buồn. Còn mấy nhà
thơ hiện đại đang sống sờ sờ liệu có mấy ai thuộc nổi vài câu
như thuộc Kiều trước đây. Vì sao? Vì thơ họ rất cao xa vời
vợi, họ muốn thơ mình vươn lên tầng thế giớ mà quên rằng
muốn bay cao bay xa trước hết nó phải là món ăn tinh thần
không thể thiếu như cơm gạo của quần chúng. Vậy thì các vị
trách ai.
Còn có dư luận cho rằng thơ dở hiện nay in ồ ạt lất át thơ
hay là sao? Lỗi tại đâu?
Mỗi quyển sách được xuất bản đều có sự kiểm duyệt và
được cấp phép từ các nhà xuất bản đó sao? Người ta đâu có
in chui. In lậu, làm giả giấy phép. Lỗi ở bộ máy cấp phép của

những nhà xuất bản, vậy thì Hội Nhà văn phải chịu trách
nhiệm về chất lượng sách thơ đừng nên đổ lỗi cho người in
thơ. Ai làm thơ chả muốn tác phẩm của mình được in ra.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngồi
nhà người ta đã có thể có thể tiếp cận với kho tri thức của
nhân loại, mấy ai còn quan tâm nhiều đến báo chí giấy. Thế
nhưng nhiều nhà thơ vẫn chỉ quan tâm đến báo chí giấy. Báo
chí giấy trở thành món ăn riêng của các nhà văn nhà thơ. Họ
đã tự tách mình ra khỏi quần chúng. Rất ít nhà thơ quan tâm
đến mạng, họ sẽ dần trở nên lạc hậu với thời cuộc thì thơ sao
thể hiện đại được. Thậm chí những tòa báo lớn đại diện cho
nền văn học đất nước vẫn náu mình trên báo giấy, vậy thì sao
thể tiến kịp nhân loại được. Họ chưa thấy tầm quan trọng
của báo chí điện tử trong thời đại bùng nổ thông tin này. Tôi
chưa thấy một tờ báo điện tử Việt Nam nào cạnh tranh nổi
với facebook.com về lượng độc giả. Vậy thử hỏi các ngài ấy
còn muốn để nền văn học nước mình vươn lên hay cứ mãi
thụt lùi với thế giới.
Từ góc nhìn của người yêu thơ, tôi rất mong Hội nhà Văn
Việt Nam cần có sự thay đổi trong các nghĩ, cách làm để nền
Văn học nước nhà phát triển theo kịp thời đại.
Rất mong đón nhận phán biện từ các nhà thơ về bài viết
này!
Ngô Nguyễn
Khương Trung, Thanh Xuân, Hà nội
Đt: 0983733690 Email: ngonguyen43@gmail.com

vnp_hoi_hoa_xuan_ecopark_2019_1

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)