bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 28
Trong ngày: 35
Trong tuần: 1521
Lượt truy cập: 642213

THU LÂM RIÊNG MỘT LỐI VĂN

Thu Lâm - riêng một lối văn
PGS. TS. Trần Thị Trâm


Nhà phê bình văn học

 

Mấy năm gần đây,
bút danh Thu Lâm
đã trở nên rất quen thuộc trên
văn đàn. Vốn dĩ là một thạc sĩ
kinh tế, sau khi nghỉ hưu, chị
đã chọn cho mình một lối sống
tích cực, tham gia các hoạt
động văn, thể, mỹ, đặc biệt
dành nhiều thời gian cho công
việc viết văn. Sự lựa chọn thông minh ấy đã giúp chị
nhanh chóng có được những thành công.
Liên tiếp trong bốn năm từ 2019 - 2022, người
phụ nữ tài hoa ấy đã lần lượt trình làng tới năm
tác phẩm văn xuôi với nhiều thể loại: truyện ngắn
(hai tập), truyện vừa (một tập), tiểu thuyết (hai tập)
. Đời sống hiện thực là
sinh động, chân thực nhưng khi vào tác phẩm không
phải bê nguyên xi thô thiển, cũng không được bịa đặt
hoặc tránh né. Thế mới khó cho người cầm bút.
Nhưng cái khó ấy, tác giả Thu Lâm đã làm được tài
tình.
Với làng văn học nước nhà có thể tác phẩm của
Thu Lâm chưa gây ảnh hưởng nhiều nhưng với bạn
bè và những người yêu văn chương biết Thu Lâm thì
những cuốn sách của chị đã thực sự được yêu mến
thích thú. Bởi chị là một người viết đam mê, quy
chuẩn chữ nghĩa, yêu mến cái đẹp trong nhân cách
con người và tác phẩm của chị luôn hướng tới chân
thiện mĩ. Chị đã có các tác phẩm: Nước mắt đàn ông
(truyện dài), Say nắng (truyện dài) và bây giờ là tiểu
thuyết Dạ khúc. Mới xuất hiện nhưng bút lực chị dồi
dào, tôi tin còn nhiều tác phẩm nữa đang hình thành
và sắp ra mắt bạn đọc.

thu_lm
             Nhà văn Thu Lâm

. Truyện được kể mạch lạc,
theo dòng thời gian tuyến tính. Điểm nhìn nghệ
thuật ở ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất và kết thúc
thường có hậu.
Dù viết về vấn đề gì thì văn Thu Lâm vẫn là thứ
văn đẹp, nhã, chuẩn mực, nhẹ nhàng, tinh tế một
cách rất duyên. Trong đó không thiếu những đoạn
lấp lánh mang vẻ đẹp ấm áp và tỏa sáng nhờ sự
hàm ngậm những trầm tích văn hóa và khả năng
kết hợp giữa ngôn ngữ đời sống với ngôn ngữ của
các loại hình nghệ thuật khác như: thơ ca, nhạc
họa, điện ảnh và nhiếp ảnh. Qua cái đẹp, bằng cái
đẹp, những trang sách của chị đã nuôi dưỡng tâm
hồn và bổ sung cho người đọc không ít kiến thức về
nhiều lĩnh vực... Với tính hướng thiện và tính giải
trí cao, những tác phẩm của Thu Lâm luôn mang
đến cho độc giả cảm giác an yên và giúp họ thêm
tin yêu cuộc sống.
Năm 2020, tiểu thuyết Dạ khúc ra đời đã đưa chị
chính thức trở thành hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội khi
tuổi đời đã bảy mươi ba. Tác phẩm có dung lượng 290
trang, nội dung giàu chất nhân văn, lập tức đã chạm
được vào tình cảm của con người. Do phù hợp với tầm
đón đợi của đông đảo công chúng, nên cuốn sách được
bạn đọc yêu thích, được giới truyền thông chính thống
quan tâm, được đăng trên nhiều tờ báo và giới thiệu
(1) Kiến trúc sư Nguyễn An, “Đôi dòng cảm xúc về Dạ khúc”, in
trong Vũ điệu tình yêu, Nxb Hội Nhà Văn, tr. 147.
cuốn) và bước đầu đã tạo được cho mình một lối
văn riêng.
Không đi vào những đề tài độc lạ để gây sốc,
không khai thác những mặt trái làm bạn đọc cảm
thấy hoang mang, chị thường tiếp cận cuộc sống từ
phía ánh sáng và chủ yếu chỉ đi vào những vấn đề
đang nóng, thời sự mà vĩnh cửu của cuộc sống đời
thường là hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
Hai tập truyện ngắn Nước mắt đàn ông (Nxb
HNV, 2019) và Say nắng đề cập tới vấn đề ngoại
tình ở lứa tuổi trung niên (cả hai giới đàn ông và phụ
nữ). Truyện vừa Vũ điệu tình yêu (Nxb HNV,
2021), bàn về bí quyết để giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Dạ khúc (tiểu thuyết) (Nxb HNV, 2020) phản ánh
về hiện tượng tự kỷ và sức mạnh của âm nhạc, của
tình yêu thương trong việc chữa trị căn bệnh nan
giải của thời đại. Tiểu thuyết Những người tôi yêu
(Nxb HNV, 2022) nâng đỡ con người đứng dậy sau
những vấp ngã và tìm cách vượt qua bi kịch để đạt
tới hạnh phúc.
Có thể nói, mỗi tác phẩm của chị là một sinh thể
riêng biệt nhưng đọc chúng trong một hệ thống, ta
dễ dàng nhận thấy, văn xuôi Thu Lâm có chất giọng
riêng, một lối đi riêng. Chị có cách lựa chọn và xử lý
đề tài khéo léo và vừa đủ, truyền thống mà hiện đại.
Cốt truyện giản dị, giọng văn tự nhiên, nhân vật
không có hai tuyến đối lập mà chỉ là những trí thức
đã trải qua thời bao cấp cho đến thì hiện tại: “Hiền
hoà, hướng thượng, chân thành, giàu tình yêu

đã hy sinh trong chiến tranh biên giới.
Tuy vẫn thủy chung với mảng đề tài thế sự
nhưng lần này chị đã có một bước đột phá, có cách xử
lý đề tài cao tay và chuyên nghiệp hơn. So với
những tác phẩm trước, Những người tôi yêu đa chủ
đề, hiện thực phản ánh được mở rộng về nhiều phía,
ôm chứa cả ba mảng đề tài: thế sự, đời tư, sử thi (lịch
sử). Thông qua số phận nhân vật chính (con liệt sĩ),
tác giả đã khéo léo phản ánh sự khốc liệt của cuộc
chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2 năm 1979.
Nhân vật chính vẫn là các trí thức nhưng đã được
tác giả dụng công xây dựng nên sinh động, có da thịt
và chiều sâu tâm lý hơn. Bước đầu chị đã thành công
khi xây dựng hai mô hình trí thức Việt Nam thời bao
cấp: Nga là trí thức nhiều đời, xuất thân trong một gia
đình trí thức Hà Nội, được nuôi dậy trong môi trường
tốt. Dũng thuộc mô hình trí thức bình dân vốn là
“những kẻ quê mùa nay thành trí thức” (Chế Lan
Viên).
Chúng ta biết rằng, nhân vật là tất cả cuốn tiểu
thuyết nên dĩ nhiên thành công nổi bật của tiểu
thuyết và văn xuôi Thu Lâm chính là ở “cách xây
dựng nhân vật và lựa chọn được những tình tiết hấp
dẫn người đọc”
. Qua độ chênh giữa nội tâm và ngoại
hiện, tác giả đã làm rõ được tính cách của Dũng - một
cậu bé thông minh, tốt bụng, hiếu thảo, học giỏi.


Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật Tuyết Nga
và Mạnh Dũng. Tuyết Nga có bố là cán bộ ngoại giao
danh tiếng, mẹ là nhà báo, gia đình có nhiều năm làm
việc, học tập sinh sống ở nước ngoài. Lớp 7, Nga
về Việt Nam và học cùng Dũng, cậu bé con liệt sĩ gia
cảnh rất khó khăn. Cha hy sinh từ khi em chưa chào
đời, mẹ là công nhân nhà máy dệt, bệnh tật phải nghỉ
mất sức. Thương mẹ, cậu thiếu niên thông minh và
cá tính sớm tự bươn chải kiếm sống nhưng vẫn học
rất giỏi, lại có tài chụp ảnh và đá bóng. Thích Nga
ngay từ lần đầu gặp mặt nhưng Dũng đâu dám ngỏ
lời. Mãi đến năm học cuối đại học tại khoa Báo chí
chàng trai mới tạo được cơ hội tiếp cận Nga. Nhận ra
tấm chân tình, nể phục, thương bạn, với cảm giác lần
đầu tiên biết thế nào là tình yêu, Nga đã chấp nhận
và đồng ý làm đám cưới. Nhưng sau khi bé Tuấn Tú
ra đời, phần vì hoàn cảnh khó khăn, phần vì thiếu bản
lĩnh, Dũng đã mắc sai lầm hết lần này đến lần khác:
nông nổi phản ứng lại cấp trên, đỉnh điểm khi Dũng
không kiềm chế được bản năng trước sức cám dỗ của
cô người mẫu “ảnh nuy”. Nga cương quyết chia tay,
mang con vào Nam làm lại cuộc đời, rồi có được một
gia đình êm ấm. Trải qua bao quăng quật, vấp ngã,
Dũng đã đứng dậy và xây dựng lại hạnh phúc ở một
tỉnh miền núi phía Bắc địa đầu Tổ quốc, nơi cha an

chăm làm, có tinh thần vượt khó và có không ít tài lẻ
nhưng đâu khỏi những thiếu khuyết về nền tảng văn
hoá với lối ứng xử đầy cảm tính. Bề ngoài, Dũng
ngang tàng và cá tính: “mái đầu đầu trọc lóc, dáng
khệnh khạng, ngông nghênh với điệu cười nham nhở,
hàm răng chắc khỏe sáng bóng, lúc nào cũng tìm cơ
hội để chọc giận, diễu cợt bạn bè” (NNTY, tr 21)…
Nhưng bên trong là một trái tim nhân hậu dạt dào
tình cảm. Nguyên do là bởi hoàn cảnh thiếu thốn,
thiệt thòi: “đã tạo nên một tính cách đa chiều vừa
mạnh mẽ bản lĩnh để tự bảo vệ mình nhưng vừa ẩn
dấu sự yếu mềm, muốn cho đi và được đón nhận tình
yêu thương (NNTY, tr 34). Còn hành động bà Lý mẹ
Dũng lặng lẽ về quê ngay buổi chiều cưới con, để cặp
vợ chồng mới cưới có một khoảng trời riêng, dù không
có điều kiện tổ chức tuần trăng mật nhưng chúng vẫn
có một đêm tân hôn trọn vẹn, thể hiện một cách chân
thật và xúc động nỗi lòng của bà mẹ nghèo thương
con vô hạn…
Nhân vật của chị được khắc họa rõ nét hơn còn
nhờ việc chị đã sử dụng đắc địa những chi tiết đắt
giá, ám ảnh và giàu chất điện ảnh . Ví dụ như chi tiết:
“trên chiếc nệm là bốn cái chân thò ra ngoài, dưới tấm
drap giường màu trắng… cô bỗng nhận ra có một ngón
chân cái bị bong móng của chồng” (tr 130). Hay chi
tiết đôi bàn tay người phụ nữ, qua đó cho thấy số
phận của họ: “bàn tay vất vả của bà Lý có cái ngón
tay trỏ cong lên dấu bà đi móc cua bị con gì cắn nhiễm
trùng thành tật (tr 183); bàn tay tần tảo khô héo với
những vết chai của Thắm (tr 208); bàn tay có ngón
tay trỏ và ngón tay cái cầm bút của Nga đang ký vào
lá đơn ly hôn… rồi chính bàn tay mềm mại ấy mở ví
rút ra hai tờ tiền màu xanh nhạt nộp lệ phí cho cô
thư ký”. “Thế là hết. Chấm hết thật rồi” (NNTY, tr.
207).
Đồng thời, việc sử dụng yếu tố ngẫu nhiên cũng
là một mặt mạnh của Thu Lâm. Ví dụ: cuộc gặp gỡ
bất ngờ giữa Dũng và Nga đã giúp cho câu chuyện
được mở đầu rất tự nhiên; hay buổi tối khi Trí Đức
đến nhà Tuyết Nga thì con trai chị đi picnic với bạn
bè, lúc anh ra về trận mưa bất ngờ xuất hiện đã
khéo léo giúp họ xoá đi khoảng cách; hoặc khi quá
bế tắc, Thắm tìm đến nhà Dũng đúng lúc anh đang
ở đỉnh điểm của sự cô đơn sau cuộc ly hôn… và hai
cái cô đơn cộng lại đã tạo ra một niềm hạnh phúc
mong manh; chi tiết hộp trầm hương của cô mẫu
“ảnh nuy”… Sự kết hợp qui luật với yếu tố ngẫu
nhiên làm cho cuộc sống trong văn của Thu Lâm
thêm chân thật.
Mặt khác, văn xuôi Thu Lâm hấp dẫn, cuốn hút
bạn đọc còn do khả năng sử dụng ngôn từ linh hoạt.
Chúng luôn được chị dùng chuẩn xác, sinh động, phù
hợp với ngữ cảnh và nhân vật. Nếu là trí thức thường
đan xen những từ nước ngoài: “true a man, fan,
shiper, type, game, loby”… Nếu là đồng bào miền núi
lại xuất hiện lớp từ của đồng bào: “pa, me, alui,
noọng, mặc ai, lục liêng, pây liểu”… Văn xuôi của chị
sinh động, mềm mại một phần còn do sự 

có trong con người của bạn. Nơi cội nguồn mình được
sinh ra, từ hình dáng, hành vi, tính cách, lời nói, cảm
xúc quyết định những sự kiện lần lượt trải qua trong
cuộc đời của bạn” (tr 402).
Kếtthúc có hậu cũng là nét riêng độc đáo trong hầu
hết các tác phẩm của nhà văn Thu Lâm. Những người
tôi yêu cũng vậy. Các nhân vật sau biến cố cuộc đời đã
trở lại đúng vị trí của mình. Biết chấp nhận những gì
mình có, tạo dựng những mối quan hệ nhân ái yêu
thương, tha thứ cho nhau, để rồi những đứa trẻ vô tội
đều tìm được mái ấm hạnh phúc. Đó cũng là nét nhân
văn đặc trưng trong các tác phẩm văn học của chị.
Thành công của Những người tôi yêu, thêm
một lần nữa khẳng định những đóng góp không nhỏ
cho lĩnh vực văn học nghệ thuật của cây bút ngẫu
hứng Thu Lâm.
Vẫn biết sự hình thành một cuốn tiểu thuyết
luôn có liên hệ nào đó với những gì tác giả trải qua,
nhưng viết tiểu thuyết ngoài sự từng trải phải có một
nền tảng văn hoá nhất định. Xưa nay mọi sự thành
công đều có nguyên nhân là kiến thức. “Tác giả nào
kiến văn càng sâu, càng dầy thì tác phẩm càng
thuyết phục”.
. Hơn bốn trăm trang sách của Thu
Lâm đã chứng minh điều đó.
Với kiến văn sâu rộng, với sự đam mê sáng tạo,
khéo léo ngôn ngữ dân gian (thành ngữ, tục ngữ) và
ngôn ngữ đường phố với những cách nói lái, nói lóng:
“bóng gay, bồ, đệ tử ruột, lộ hàng”…
Đặc biệt chị có khả năng huy động được tổng lực
vốn văn hoá tinh thần phong phú, kết hợp nhuần
nhuyễn với những trải nghiệm từ thực tiễn nên có
được những đoạn văn hay với những câu văn rất đẹp
như đoạn tả cánh đồng tam giác mạch (tr 316), cảnh
thác Ba Tầng (tr 321); hay những đoạn tả những món
đặc sản độc đáo của đồng bào miền núi phía Bắc như
thắng cố, rượu nếp mềm môi, xôi ngũ sắc ngát
hương…; hoặc những đoạn giới thiệu về các bức ảnh
nghệ thuật: “Đợi chờ”, “Dải lụa”, “Vườn cổ tích” (tr
169, 170, 173); ngay cả những đoạn mô tả cảnh yêu
đương nồng cháy nhưng bạn đọc vẫn không hề có cảm
giác dung tục, ngược lại vẫn thấy toát lên vẻ đẹp con
người cao quý. Điều đó cho thấy khả năng xử lý rất
cao tay của tác giả.
Văn của Thu Lâm thường xuyên có những triết
lý về số phận con người, nhưng triết lý rất nhẹ nhàng:
“con người không ai nói trước được điều gì. Hợp rồi
lại tan. Biết có bao giờ tan lại hợp không” (tr 206); “…
cuộc đời con người giống như một ván cờ, các quân cờ
được sắp đặt đến hồi kết mà người ta quen gọi là số
phận… hãy nắm chặt tay nhau đi suốt cuộc đời. Hãy
dành tình yêu trọn vẹn cho con người mà định mênh
đã trao tặng bạn” (tr 262); “cuộc sống vốn ngắn ngủi,
đừng vội quyết định điều gì khi đang xúc động” ...
Thu Lâm đã nhanh chóng hình thành cho mình một
lối văn riêng: đẹp và mang hơi thở của đời sống đương
đại. Những trang văn ấm áp và tỏa sáng lại rất hữu
ích của chị đã đáp ứng yêu cầu giải trí lành mạnh và
những chức năng cốt yếu của văn chương muôn đời là
nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ.
Hy vọng, chúng ta sẽ tiếp tục được đón nhận
những tác phẩm hay của chị và xin trân trọng giới
thiệu cùng bạn đọc xa gần Những người tôi yêu,
cuốn tiểu thuyết mới của cây bút nữ Thu Lâm.
Hà Nội cuối Xuân Nhâm Dần 202




vnp_hoi_hoa_xuan_ecopark_2019_1

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)