bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN NGHÊNH NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ TƯỜNG THUẬT BẰNG HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÀI VIẾT CỦA PGS.TS. LA KHẮC HÒA ( LÃ NGUYÊN)!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BS ĐINH HỮU DUNG!NƯỚC VỐI ĐẶC SẢN VÙNG ĐỒNG CHIÊM GIA VIỄN RẤT SẴN!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 9
Trong ngày: 256
Trong tuần: 906
Lượt truy cập: 626565

THƯƠNG BẠN

VĨNH BIỆT NHÀ THƠ HOÀNG NHUẬN CẦM!
 
Thương bạn
 
       PHẠM QUANG LONG
 
 
Ngày vào học, tôi vừa phục vừa sợ Hoàng Nhuận Cầm. Bởi chúng tôi cùng có cái mác sinh viên nhưng Cầm nói hay và hiểu biết thì hơn hẳn lũ nhà quê như tôi nhiều lắm.
Lúc nào Cầm cũng ôm một đống sách vở trên tay nhưng tôi nghĩ Cầm chỉ nghĩ và làm thơ thôi. Trong Cầm những âm thanh thơ ca cứ như đàn ong lúc nào cũng bay, khi nhẹ nhàng, vui vẻ, lúc ồn ào. Cầm chả phải nghĩ nhiều, cứ nhặt chúng ra là thành những bài thơ lấp lánh đẹp, ánh lên những niềm vui sống. Người khác không biết thế nào chứ riêng tôi, tôi thấy Cầm diễn rất giỏi. Nhìn Cầm vừa ôm cả sách, cả chăn vừa chạy cầu thang, vừa cúi nhặt hết thứ này, thứ khác rơi lung tung, vừa hét lên “ Các bạn ơi chờ Cầm với” tôi đã phục. Mọi thứ trông rất buồn cười, rối rắm nhưng cứ mượt và nhuyễn không tin được. Cầm là thế, tài hoa và cứ sống theo ý mình.
Một hôm, Cầm chặn tôi ngay cạnh sân bóng bảo “Thơ anh hay lắm, anh đọc cho Cầm nghe đi”. Tôi bàng hoàng. Tôi nửa câu thơ chưa viết mà sao Cầm lại bảo thơ tôi hay? Tôi nói thế nào Cầm cũng không tin. Tôi phải nói rằng thầy giáo tôi khuyên thi vào đây thì tôi thi thôi chứ chả biêt văn thơ gì. Cầm hỏi thẳng “ Không làm thơ, không viết văn thì anh thi vào đây làm đ. gì?”. Cầm không hiểu được thánh đường này sao lại có những kẻ ngơ ngẩn như tôi?
Rồi rất hăng hái, Cầm bảo:” Cầm làm nhiều thơ, có giải. Ánh Biếc là Cầm đấy. Cầm sẽ dạy anh làm thơ”. Rồi bài học vỡ lòng về thơ tôi học được không phải từ thầy HMĐ mà từ bạn đồng môn. Cầm nói dài lắm, hùng hồn nhưng tôi chả hiểu gì. Cầm cứ nói, tôi cứ im lặng nghe nhưng chắc lời Cầm đi theo mây gió hết. Một lúc Cầm nhìn thẳng vào tôi mà tôi vẫn như bị thôi miên, đứng ngẩn ngơ. Cầm bảo , giọng khó chịu” Thôi, nói thế thôi. Nhìn vào mắt anh, Cầm biết, anh đ. hiểu gì. Còn tiền không, đi ăn kẹo dồi đi”. Tôi không có tiền, thành ra vẫn nợ Cầm cái kẹo dồi và không bao giờ trả được nữa rồi.
Hết năm thứ nhất, Cầm đi bộ đội. Rồi Cầm giành giải Nhất cuộc thi thơ năm 1972. Chúng tôi mừng Cầm đã trưởng thành. Ngày Cầm về học trở lại, lần đầu tôi còn thấy Cầm mặc quân phục. Sau đó là đủ loại. Và guốc mộc, thuốc lào, thơ và tình yêu. Thứ nào cũng đình đám cả.
Chúng tôi không gần nhau nhưng con gái tôi học cùng con trai Cầm ở trường cấp 2, cháu Thành. Nghe tôi kể về Cầm, con tôi bảo sao Thành giống bố thế? Một lần, đi đón con, tôi thấy Cầm ngồi xổm bên gốc cây xà cừ. Vẫn là Cầm ngày xưa. Tôi mời Cầm về nhà. Tôi bảo Cầm: “tài ông lớn lắm, đừng phung phí. Đến giờ ông vãn giữ nguyên vẹn chất nghệ sĩ tài hoa không mấy ai có. Tôi đã trích hai câu thơ ông viết năm 1972 làm đề từ cho cuốn sách tôi đang viết”. Cầm ngạc nhiên “ Anh có viết à? Thực không?”. Tôi chạy lên nhà mang máy tính xuống mở trang đầu cho Cầm xem. Cầm tái mặt” Đ. phải thơ Cầm. Anh phá thơ Cầm rồi”. Rồi Cầm đọc lại cả khổ cho tôi nghe. May quá. Hôm ấy hai đứa uống hơi tây tây Cầm mới về. Cầm bào tôi có còn rượu Vodka Nga không, cho xin một chai. Tôi chọn chai Beluga đưa Cầm, bảo đây là chai ngon nhất. Cầm cám ơn ra về. Tôi đang thiu thiu ngủ, lại nghe tiếng chuông cửa. Thấy Cầm đứng cửa, nói nhỏ” Cầm hỏi thật, Cầm cần để đối ngoại. Cầm hỏi anh chai này có ngon thật không? Có bằng Putinka không?”. Tôi giải thích nhưng nhìn dáng Cầm tôi biết Cầm vẫn chưa tin.
Khi “Nhà tiên tri” sắp công chiếu, Cầm mời bọn tôi đi xem. Bạn bè thuộc hội 6971 mời uống rượu, Cầm bảo “Chọn 100 người vào vai ông Cụ nhưng cuối cùng chỉ có tao và Bình (Bùi Bài). Bình giỏi nhưng chỉ có tao vào vai ông Cụ mới hợp”. Chúng tôi cười nghiêng ngả khi nghĩ đến lúc Cầm-bác sĩ Hoa Súng trong vai lãnh tụ. Cầm quát” Lũ điên này, cười gì? Chúng mày tưởng tao điên à? Không điên sống thế đ. nào được? Không điên làm gì có thơ, có phim cho chúng này xem. Điên quá”.
Hôm trước đọc FB thấy bạn đang trong chương trình. Thỉnh thoảng bạn bè đồng môn gặp nhau lại hỏi “ Thằng Cầm thế nào?”. Nghe câu trả lời thường là “ Vẫn thế”. Vậy mà bạn đã đi vào miền cỏ xanh nhẹ nhàng như bạn viết rồi.”Một mai chết thật tình cờ...Một mai chết thật âm thầm”...Sao những câu thơ bạn viết cho đời lại cứ như vận vào mình vậy? Không muốn nghĩ nữa.
Lớp ta có ba bạn ra đi như bạn. Đầu tiên là Minh, rồi Khanh và giờ là bạn. Yên nghỉ nhé, Cầm ơi!
 
 
 
CHÉP LẠI TỪ fb CỦA PHẠM QUANG LONG
dao
 
 
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)