bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN NGHÊNH NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ TƯỜNG THUẬT BẰNG HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÀI VIẾT CỦA PGS.TS. LA KHẮC HÒA ( LÃ NGUYÊN)!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BS ĐINH HỮU DUNG!NƯỚC VỐI ĐẶC SẢN VÙNG ĐỒNG CHIÊM GIA VIỄN RẤT SẴN!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 15
Trong ngày: 108
Trong tuần: 815
Lượt truy cập: 626159

TÌM HIỂU BÀI THƠ CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN

TÌM HIỂU BÀI THƠ ĐƯỜNG LUẬT 

“THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ”

CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN

                      PGS.TS.  BÙI MINH TRÍ

anh_bui_minh_tri.

Bà Huyện Thanh Quan là nhà thơ nổi tiếng của nước ta, sống vào nửa đầu thế kỉ XIX . Bà làm thơ không nhiều, chỉ để lại khoảng 6 bài thơ Nôm, thể thất ngôn bát cú Đường luật:

  • BUỔI CHIỀU LỮ THỨ
  • CẢNH HƯƠNG SƠN.
  • CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
  • CHÙA TRẤN BẮC.
  • QUA ĐÈO NGANG.
  • THĂNG LONG HOÀI CỔ
  • TỨC CẢNH CHIỀU THU.

Đó là những kiệt tác trong nền thi ca trung đại của dân tộc. Ngôn ngữ của nữ sĩ trang nhã, giọng thơ du dương, điệu thơ trầm và buồn, màu sắc cổ kính, tài hoa...Đọc thơ của nữ sĩ làm cho ta cảm thấy bâng khuâng xao xuyến hồn đất nước, dân tộc.

“Thăng Long thành hoài cổ”, là một trong những bài thơ Đường luật hay nhất của Việt Nam. Bài thơ tả cảnh ngụ tình. Cảnh thì tang thương. tình thì hoài cổ.

THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ (Thơ Bà Huyện Thanh Quan)

T T B B T T B Tạo hóa gây chi cuộc hí trường

T B T T T B B Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương

T B B T B B T Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

T T B B T T B Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

T T B B B T T Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

T B B T T B B Nước còn cau mặt với tang thương

B B B T B B T Nghìn năm gương cũ soi kim cổ

T T B B T T B Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

(T là viết tắt của trắc, B là viết tắt của bằng)

*Hai câu đầu 1 và 2 (Mở đề - giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc).

Câu thơ đầu (phá đề) " Tạo hóa gây chi cuộc hí trường"

“Tạo hóa” là Ông Trời

“Hí trường” là nơi trình diễn các loại hình nghệ thuật sân khấu nhà hát, là nơi diễn trò mua vui

Nữ sĩ trách con tạo gây nên những đổi thay của cuộc đời, của lịch sử như cảnh trên sàn diễn mua vui.

Câu thơ thứ hai (thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau) “Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương”

”Tinh sương”: Tinh là sao, sương là sương giá, mấy tinh sương là mấy năm. Sự thay đổi trên, nữ sĩ nhìn thấy, đã diễn ra được mấy năm

*Hai câu thực 3 và 4 (Trình bày, mô tả sự vật, sự việc giải thích rõ ý đầu bài)

“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”

Hai câu này nêu rõ chủ đề của bài thơ, đối nhau rất chỉnh:

“Lối xưa” đối với “Nền cũ”

“xe ngựa” đối với “lâu đài”

“hồn thu thảo” (cỏ mang hồn thu) đối với “bóng tịch dương” (bóng chiều tà)

Nữ sĩ nói về cảnh kinh đô xưa đẹp đẽ, sầm uất, thanh lịch với “xe ngựa ” đi về mà cỏ bãi cỏ mang hồn thu như một chứng nhân, hẳn là có lâu đài nguy nga tráng lệ, thì nay chỉ còn “nền cũ” phế tích của thành xưa,dưới ánh chiều tà .

Ta thấy nỗi hoài cổ, nỗi nhớ một thời xưa như dồn nén những nỗi buồn chất chứa trong lòng nữ sĩ.

*Hai câu luận 5 và 6 (Luận - bình luận 2 câu thực diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng.)

“Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Nước còn cau mặt với tang thương”

Hai câu luận này cũng bảo đảm niêm luật bình luận thêm cho 2 câu thực.

“Đá” đối với “Nước”

“vẫn trơ gan” đối với “còn cau mặt”

“tuế nguyệt” (là mặt trăng, mặt trời) đối với “tang thương” (Tang: dâu, ruộng dâu, Thương: tức Thương hải: bể xanh. (xem bể dâu) diễn tả những sự biến đổi.

Trên cái nền cũ lâu đài, đá và nước được nhân cách hóa mang tâm hồn người, đá thì “trơ gan” cùng mặt trời mặt trăng tức là với thời gian; còn nước thì “cau mặt” với cảnh bể dâu thay đổi “tang thương”,làm đau lòng du khách. Nữ sĩ cho ta thấy nỗi buồn thương nhớ và tiếc nuối kinh thành Thăng Long một thời vàng son.

*Hai câu kết

“Nghìn năm gương cũ soi kim cổ

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”

Hai câu này nói nên cảm xúc buồn thương của nữ sĩ đọng lại sâu sắc: Câu chuyện thành Thăng Long xưa như một tấm gương thế sự “soi vào kim cổ”. Hai âm tiết “ngàn năm" gợi nhớ thiên niên kỷ huy hoàng của Thăng Long. Hai vế tiểu đối: “cảnh đấy"(cảnh Thăng Long tàn tạ) "người đây” (tác giả - nữ sĩ cảm thông với đất nước, nghĩ về cội nguồn của dân tộc, vốn tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt),làm nổi bật sắc điệu thẩm mĩ tả cảnh ngụ tình

Kinh đô xưa huy hoàng, đẹp đẽ hào hoa, mà nay (dưới thời nhà Nguyễn) chỉ còn là một Hà Nội hoang tàn và “cảnh đấy - người đây” khiến nữ sĩ đau đớn như đứt từng khúc ruột.

 

BÙI MINH TRÍ

unnamed

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)