bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN NGHÊNH NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ TƯỜNG THUẬT BẰNG HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 18
Trong ngày: 249
Trong tuần: 1015
Lượt truy cập: 630674

TRÈO LÊN BỨC TRANH

TRÈO LÊN MỘT BỨC TRANH

 

                                                  LƯU QUỐC PHƯƠNG

 

                                                  VŨ CÔNG HOAN dịch

v_cng_hoan_nheo_mt

NHÀ VĂN VŨ CÔNG HOAN

 

          Họa sĩ vẽ một bước tranh khổng lồ. Bức tranh là một ngọn tháp thép,có một  người đang trèo.Dưới tranh chua dòng chữ: Hãy quan tâm yêu mến dân cày đi làm thuê, đừng để họ phải trèo lên tháp thép!

         

          Đây là bức ba nô tuyên truyền, dựng trên quảng trường. Tranh vẽ y như thật.Tranh vừa vẽ xong, lấy giả loạn thật, đã lừa được nhiều người. Rất đông người đi dưới bức tranh, hoặc đi dưới tháp đều ngẩng đầu lên nhìn, ai ai cũng ngạc nhiên thốt lên:

  • Kìa có người trèo lên tháp.

Ai cũng sửng sốt gọi với lên:

-   Xuống đi! Nguy hiểm...

          Lại còn bảo:

  • Có trèo lên cũng không giải quyết được vấn đề, hãy xuống bàn cụ thể.

 

          Họa sĩ thường xuyên ra quảng trường. Nhiều người bị lừa như thế chứng tỏ họa sĩ vẽ cực giống, vẽ y như thật. Họa sĩ tỏ ra vô cùng đắc ý. Họa sĩ cứ cười hoài bảo với người ta:

  • Làm gì có ai trèo lên. Đó chỉ là bức tranh tuyên truyên cổ động.

Đám đông ngước nhìn, quả nhiên là bức tranh. Thế là ai cũng tấm tắc khen:

  • Ừ nhỉ, đúng là một bức tranh!

Ai cũng suýt xoa:

  • Vẽ giống lắm, y như thật!

Thời gian đó, ngày nào cũng có rất đông người đi dưới tháp, ai cũng bảo:

  • Có người trèo lên tháp!

Và họ giuc:

  • Xuống đi, nguy hiểm...

Lại còn bảo:

-  Trèo lên tháp cũng không giải quyết vấn đề, xuống đây bàn cụ thể.

 

          Chỉ cần họa sĩ có mặt trên quảng trường là vui lắm. Họa sĩ thường nói với người ta:

  • Làm gì có ai trèo lên đấy. Đó là bức tranh tuyên truyền cổ động.

Dân chúng nhìn lên, quả nhiên là bức tranh. Thế là đám đông khen rối rít:

  • Đúng là một bức tranh!

Lại còn bảo:

  • Vẽ giống thế, vẽ y hệt

Họa sĩ cười, sung sướng lắm!

          Nhưng họa sĩ vui mừng chẳng được bao lâu, thì đâm buồn. Nguyên do nỗi buồn cũng cũng chỉ tại bức tranh. Họa sĩ được một đơn vị ủy thác vẽ bức tranh này. Họa sĩ cũng từ nông thôn đến ra thành phố, có thể coi là dân nhà quê đi làm thuê. Họa sĩ lập một công ty nhỏ ở thành phố, thường nhận hợp đồng ở bên ngoài, làm một vài nghiệp vụ. Có một đơn vị cần dựng một bức tranh công ích, họ đã tìm đến họa sĩ. Nhưng đơn vị này không ứng tiền trước, chỉ bảo họa sĩ cứ bỏ vốn ra làm. Họa sĩ kiếm được việc làm rất khó khăn, nên đã bằng lòng tự bỏ tiền dựng tranh. Đây là một bức tranh áp phích khổng lồ, cao hai mươi mét. Một bức tranh ba nô cao hai mươi mét, dựng lên cực kỳ khó, phải lấy thép góc hàn thành giá rồi dán tranh lên.Để có bức tranh này họa sĩ đã lần lượt bỏ ra ba mươi vạn đồng, làm ròng rã suốt ba tháng, mới dựng được bức tranh trên quảng trường. Dựng xong tranh, họa sĩ đi quyết toán. Họa sĩ nói với đơn vị đặt hàng:

  • Tranh đã dựng, hiệu quả rất tốt.

Người của đơn vị nói:

          - Anh khen hay có tác dụng gì, sau khi chúng tôi đi nghiệm thu, cảm thấy tốt mới  được tính.

Họa sĩ giục:

  • Xin mời các bạn đi xem!

Đương nhiên đơn vị cử người đi. Họ ra quảng trường, cũng nghe có người nói

  • Eo ơi, có người trèo lên tháp.

Lại có tiếng giục:

  • Xuống đi, xuống đi, nguy hiểm...

Cũng có người bảo:

  • Trèo tháp cũng không giải quyết được vấn đề, xuống đây bàn tử tế.

Người của đơn vị nghe thế rất vừa lòng. Họ cũng bảo:

  • Làm gì có ai trèo lên tháp, đó là bước tranh tuyên tuyền.

Lại còn bảo:

          - Mục đích vẽ bức tranh này là để mọi người chúng ta ai ai cũng quan tâm anh chị em nông dân đi làm thuê.

 

Nói xong họ đi liền.

Họa sĩ cứ tưởng có thể lấy được tiền. Nhưng đâu có. Bọn họ nói với họa sĩ:

  • Chờ đấy, chờ nhé!

          Chờ chán chờ chê, chờ ba tháng, chờ sáu tháng, chờ một năm, đơn vị cứ dây dưa, ì ra, không trả tiền họa sĩ. Mấy lần họa sĩ đến tìm họ. Họ đều khất lần:

  • Vốn liếng đơn vị đang căng thẳng, hãy hượm cho, hượm cho!

         Về sau, ngày nào họa sĩ cũng đi đòi tiền. Ban đầu họ vẫn nói chờ đợi, sau đó họ cứ phớt lờ. Về sau nữa, họa sĩ không nhìn thấy mặt họ đâu. Họa sĩ đến đơn vị tìm người, bảo về gác cổng ngăn không cho họa sĩ vào. Họa sĩ mấy lần xô xát to tiếng với bảo vệ, không hề có kết quả. Mãi về sau, một hôm họa sĩ bực vô cùng. Họa sĩ nghĩ  nhà ngươi không trả tiền ta, ta sẽ trèo lên tranh ta vẽ, xem nhà ngươi có trả không.Hôm ấy sau khi họa sĩ bị bảo vệ chặn lại ngoài cổng, họa sĩ đã ra quảng trường  và trèo lên bức tranh mình vẽ.

          Lúc đó trời đã xáo máo tối, rất đông người trên quảng trường. Họa sĩ cho rằng, một khi mình trèo lên sẽ gây xôn xao ầm ĩ, sẽ khiến nhiều người ngước nhìn minh rồi hô hoán:

  • Xuống đi, xuống đi, nguy hiểm...

Lại còn bảo:

  • Trèo tháp cũng không giải quyết được vấn đề, xuống đây bàn cụ thể.

         

          Chỉ cần họa sĩ gây xôn xao ầm ĩ, là vấn đề sẽ được giải quyết. Họa sĩ có thể đòi được tiền. Song thật bất ngờ, từ sau giá thép, họa sĩ trèo lên tận đỉnh của bức tranh, một chân đã ngồi vắt chéo lên bức tranh, nhưng lâu lắm, bên dưới vẫn ắng tinh, không có ai lên tiếng, càng không gây ầm ĩ om xòm.

 

          Thật ra, người bên dưới có nhìn thấy họa sĩ, nhưng lúc đó bóng đêm đã buông xuống, không ai trông rõ có người nằm ăn vạ trên bức tranh. Cũng có người nhìn thấy, nhưng cứ tưởng vẫn là người vẽ trên tranh. Bức tranh lớn dựng taị chỗ lâu lắm,đã không còn ai hú lên quá ư kinh ngạc, hốt hoảng như ban đầu.

         

          Họa sĩ ngồi bần thần trên bức tranh một lúc không thấy ai phản ứng gì đã lẳng lặng trèo xuống.

 

                                              Dịch ngày 30 tháng 11 năm 2012

                            (Theo “Trung Quốc vi hình tiểu thuyết tinh tuyển” năm 2010)

 

 tay-bac7

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)