bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 9
Trong ngày: 216
Trong tuần: 686
Lượt truy cập: 667163

TỪ NHÀ SỐ 4 TRÔNG RA

TỪ NHÀ SỐ 4 TRÔNG RA

Nguyễn Hữu Quý

Từ nhà số 4 trông ra

Thấy cô thôn nữ chở hoa bên đường

Nụ hồng lóng lánh giọt sương

Cánh sen thấp thoáng, sắc hương nội đồng

 

Từ nhà số 4 tôi trông

Thấy anh bán chậu ngồi mong khách vào

Sứ sành chen chúc thấp cao

Lanh canh đôn bát, lêu lao lọ bình

 

Từ nhà số 4 tôi nhìn

Thấy ông vé số lim dim vỉa hè

Đời hay canh bạc dãi dề

Cho bao nhiêu kẻ đam mê tìm tòi?

Từ nhà số 4 tôi coi

Thấy người hát dạo đánh rơi khúc đàn

Chuông lắc, gậy chống tần ngần

Bác mù bán chổi đi ngang bốn mùa

 

Từ nhà số 4 trông ra…

(Trích trong “Thơ giải thưởng báo “Người Hà Nội” 2005-2006)

 LỜI BÌNH CỦA THANH ỨNG

Đây là nhà số 4, phố Lý Nam Đế Hà Nội, trụ sở toà soạn tạp chí “Văn nghệ Quân đội”. Trước đây người ta gọi phố này là phố “nhà binh” – nghĩa là hầu hết là nhà của các cơ quan quân đội hoặc của sĩ quan. Phố khá yên tĩnh và nghiêm. Từ thời kỳ đổi mới, mở cửa, như nhiều phố phường khác của Hà Nội, phố Lý Nam Đế cũng tấp nập, rộn ràng bán mua. Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý làm việc ở nhà số 4 Lý Nam Đế, ngày ngày, “Từ nhà số 4 trông ra” anh cảm nhận về cuộc sống, về con người và từ đó cảm nhận thế cuộc. Bốn khổ thơ đều bắt đầu bằng điệp ngữ “Từ nhà số 4…”: Khổ thứ nhất là “trông ra”…, khổ thứ hai là “tôi trông”…, khổ thứ ba là “tôi nhìn”…, khổ thứ tư là “tôi coi”…, và câu kết thúc lại là “Từ nhà số 4 trông ra”. Kiểu kết thúc “hoàn đầu” như thế gợi cho người đọc sự lặp đi lặp lại những gì vẫn diễn ra thường ngày. Nếu con mắt thường sẽ thấy nhàm chán. Nhưng với con nhìn và cảm nhận của nhà thơ thì: ẩn trong sự bán mua đó là ý nghĩ sâu xa về cuộc sống đang diễn ra hàng ngày ở quanh ta. Đó là vẻ đẹp của hoa và người bán hoa: “Nụ hồng lóng lánh giọt sương / Cánh sen thấp thoáng sắc hương nội đồng”. Hai dòng lục bát này tả hoa nhưng cũng chính là tả người bán hoa: đẹp và trong khiết. Vẻ đẹp đó mang hương vị đồng quê từ ngoài về Hà Nội làm cho thành phố có không khí của một buổi sáng tinh sương, thanh sạch. Nhà thơ còn “thấy anh bán chậu”, “thấy ông vé số”, “thấy người hát dạo”, “bác mù bán chổi”. Những nhân vật anh chọn đưa vào thơ đều là những thường dân, những người lao động nghèo, tàn tật. Có thể họ cũng từ một vùng quê nào đó của nước ta về Hà Nội kiếm sống. Họ như đang mải miết chịu đựng dấn thân vào cuộc mưu sinh. Trong tâm hồn họ chứa chất bao điều người đọc phải suy ngẫm: anh bán chậu “Sứ sành chen chúc thấp cao / Lanh canh đôn bát, lêu lao lọ bình”; “Ông vé số lim dim” ngẫm ngợi về cuộc đời: “Đời hay canh bạc dãi dề / Cho bao nhiêu kẻ đam mê tìm tòi”. Với người hát dạo, nhà thơ đã dành cho họ một sự sẻ chia đồng cảm: “Thấy người hát dạo đánh rơi khúc đàn / Chuông lắc gậy chống tần ngần”. Một tâm trạng buồn thương của một nghệ sĩ lang thang đang chầm chậm rải bước chân trên đường phố kiếm ăn độ ngày. Câu cuối khổ tám chữ mà choán hết cả khổ thơ, cả bài thơ “Bác mù bán chổi đi ngang bốn mùa”. “Đi ngang bốn mùa”: Bốn mùa là cả một năm, có nắng, mưa, nóng, lạnh, vất vả, nhọc nhằn. Con người trong đó vượt lên tất cả. Không phải là “đi theo”, “đi qua”, “đi hết”… mà là “đi ngang” thật ngạo nghễ song cũng thật đáng thương. Hình như thiên nhiên, thời tiết không hề có tác động đến nhân vật trong bài thơ. Hình ảnh “Bác mù bán chổi” ám ảnh chính nhà thơ và ám ảnh người đọc. Từ trong đáy lòng, tác giả còn muốn nói nhiều với chúng ta về hình ảnh người bán chổi trên một con phố có nhiều kẻ bán mua qua lại… không chỉ là chỗ “Từ nhà số 4 trông ra”… mà ở nhiều nơi khác nữa.

Ý nghĩa nhân văn rộng lớn của bài thơ vượt ra những câu chữ, những dòng thơ ta đọc được qua mắt thường, nó giúp ta lắng sâu tâm hồn vào tầm ý nghĩa mới về con người, về cuộc đời ta đang sống.

muaxuan1234

 

 


Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)