bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 30
Trong ngày: 418
Trong tuần: 1381
Lượt truy cập: 638436

VỀ 2 CÂU THƠ THẾ LỮ MƯỢN CỦA KỸ NỮ

VỀ 2 CÂU THƠ THẾ LỮ MƯỢN CỦA KỸ NỮ

                       NGUYỄN KHÔI

                                     
Ngày trước đọc thơ Thế Lữ, đến bài "Bên sông đưa khách", mở đầu là 2 câu thơ cổ Trung Hoa: 
                    
                     " Lòng em như nước Trường Giang ấy
                      Sớm tối theo chàng tới Phúc Châu "
                                               (Lời Kỹ nữ)

N GUYỄN KHÔI  không biết Đường Thi hay Tống Từ , nên có hỏi Nhà thơ Hoài Anh (1938- 2011) quê Hà Nam, người rất am hiểu thơ Trung Hoa, anh bảo : hồi mới ra Hà Nội , mình hay đến "quán trà Phúc Châu" của chú Khách, chủ quán có treo 2 câu thơ chữ Hán : 
             
                        " Thiếp tâm chính tự Trường giang thủy
                           Nhật mộ tùy lang đáo Phúc Châu ".

Tìm Đường Thi không thấy, hỏi chú Khách thì chủ quán cũng không rõ xuất xứ của 2 câu thơ trên ?
 

                                                                 Nhà thơ Nguyễn Khôi
 

Sau này ( vào tháng 10/2017 ) 2 Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Nguyễn Huệ Chi đã làm sáng tỏ 2 câu thơ trên : đây là 2 câu trong bài từ của Kỹ nữ tuyệt sắc giai nhân ở Kim Lăng ( đời nhà Tống- khoảng năm 990) là Dương Ngọc Hương làm đáp lại cậu Cử nhân Lâm Cảnh Thanh ( quê Mân Nam - phía nam sông Trường Giang). Nàng vừa ca ngâm vừa đánh đàn để tiễn Chàng xuống thuyền về Phúc Châu :

                           TIỄN CẢNH THANH
                             (điệu Giá cô thiên)
                    Lang thị Mân Nam đệ nhất lưu
                    Hung bàn tinh đẩu khí hoành thu
                    Tây từ uyển chuyển ca tài tất
                    Hựu trục chinh Hồng hạ Bích câu
                    Khai cẩm lãm ! thượng lan chu !
                    Kiến lang hoan hỉ, biệt lang sầu
                    Thiếp tâm chính tự Trường Giang thủy
                    Trú dạ tùy lang đáo Phúc Châu.
          Dịch :
                      Ở  đất Mân Nam chàng đứng đầu
                      Bụng như sao sáng , khí trời thâu
                      Vừa ca réo rắt xong bài mới
                      Liền đuổi chim Hồng xuống Bích lâu
                      Giây gấm mở ! Thuyền xuống mau !
                      Gặp ai mừng rỡ, biệt ai sầu !
                      Lòng em như nước Trường giang ấy
                      Sớm tối theo chàng tới Phúc Châu.

( Theo Phan Thứ Khanh, danh sĩ quê Quảng Nam , ở Sài Gòn, trong bài viết " Mấy nhà nữ Thi sĩ ở Thanh lâu và Tác phẩm của họ", đăng báo Phụ nữ Tân văn , SG, số 30/11/1933 ).

Chao ôi, xưa nay những mối tình sớm tối ( nhật mộ / trú dạ) của Thi nhân- Kỹ nữ thường đẫm lệ của "cùng một lứa bên trời lận đận" đã để lại những bài Thơ - Từ bất hủ như Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị ( kiệt tác Dịch của Phan Huy Vịnh), thật đúng là :

                     " Lệ ai chan chứa hơn người
                      Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh"

lưu danh thiên cổ .
                                  
                             Hà Nội 3-7-2021
                             NGUYỄN KHÔI
tho-bien-dem

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)