bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 23
Trong ngày: 532
Trong tuần: 1451
Lượt truy cập: 640347

VỀ LỄ HỘI NÁ NHÈM

TẠI SAO LỄ HỘI NÁ NHÈM CÓ MÀN RƯỚC SINH THỰC KHÍ NAM – NỮ

                      TS. BÀN TUẤN NĂNG

Thực ra là, đã từng chán không buồn nghe mấy bố chả biết gốc tích, ý nghĩa của lễ hội Ná Nhèm la toáng từ 2016 rồi, định kệ cho nó nổi (thói đời là vậy, càng chửi càng dễ gây chú ý, nhưng nhiều cụ muốn thì mình viết lại chuyện naỳ - dù với nhiều người, nó đã là chuyện xưa cũ).,
🌺 Tóm tắt:
Nhà Mạc, sau khi thất thế, bị tướng quân Đinh Văn Tả dẹp yên đất Cao Bằng (1677) nên con cháu buộc phải chạy loạn, thay tên đổi họ để tránh họa tru di tam tộc, cửu tộc…Trong quá trình chạy loạn, thay tên đổi họ… ở khu vực Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn ngày nay có 2 nhóm người chuyển về đây ẩn thân vào văn hóa người Tày, đổi thành họ Hoàng và họ Bế rồi sáng tạo ra Lễ hội Ná Nhèm với nhiều thông điệp bí mật, ẩn … để gìn giữ và trao truyền ước nguyện cho các thế hệ kế tiếp: - mượn lễ hội để diễn trò đánh trận, luyện tập gươm đao, giáo mác; bôi nhọ mặt (giấu mặt) ý nói ẩn thân, thay tên đổi họ chờ thời…. Lo sợ triều đình Lê Trịnh phát hiện, nên trong cơn bĩ cực ấy, họ buộc phải đem tàng thinh (tiếng Tày – nghĩa đen là đường sinh, tức sinh thực khí nam) và mặt nguyệt (sinh thực khí nữ) cùng các loại sản vật như cây lúa, cây ngô, cây khoai, cây bông, kén tằm (các cây giống thiết yếu, đảm bảo cho đời sống ăn – mặc - ở…) cung tiến lên Vua tổ - tức đức vua Mạc Thái Tổ để cầu đức Vua che chở, phù trợ cho dòng họ được tồn tại và phát triển (tàng thinh – đường sinh cũng không nằm ngoài ý nghĩa này). Do đó, dù là sinh thực khí nam – nữ, nhưng tại lễ hội Ná Nhèm, nó được coi là đồ cúng (đồ cung tiến cho Vua tổ), chứ không phải trò chơi trong lễ hội thông thường.
Vì vậy, lễ hội Ná Nhèm, trong tiếng Tày – nghĩa đen là mặt nhọ, nghĩa bóng cần hiểu là “giấu mặt”. Dòng họ đã đổi họ, nhưng để làm việc lớn cần phải “giấu mặt”….
🌺 Kết quả phục dựng lễ hội Ná Nhèm đã được xem xét, thẩm định và công nhận ở cấp nào:
Năm 2011, lễ hội Ná Nhèm chính thức được tiến hành nghiên cứu, sưu tầm và tổ chức phục dựng thử. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, sưu tầm, năm 2012 lễ hội chính thức được khôi phục sau nửa thế kỷ thất truyền. Năm đầu tiên phục dựng, lễ hội đón khoảng trên 1 vạn du khách.
🌺 Năm 2015, với những giá trị đặc sắc, riêng có của lễ hội, địa phương đã lập hồ sơ di sản, trình Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Ngày 8/6/2015, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, trên cơ sở ý kiến đồng thuận của Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, đã có quyết định số 1877/QĐ-BVHTT&DL công nhận Lễ hội Ná Nhèm là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.
🌺 Những cãi vã xung quanh hình ảnh tàng thinh (sinh thực khí nam):
Năm 2016, để đón bằng công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, 2 dòng họ Hoàng và họ Bế (gốc Mạc) đã thống nhất làm sinh thực khí to lên để du khách dễ chiêm ngưỡng. Năm này, lễ hội đón một khối lượng du khách khổng lồ (ước tính khoảng 300 nghìn người, trong công tác trật tự, công an tỉnh Lạng Sơn phải tăng cường thêm 2 trung đội cảnh sát cơ động để hỗ trợ địa phương). Đây cũng là năm mạng xã hội và báo chí rùm beng đánh tổng đạo diễn lễ hội – tức là tôi – Bàn Tuấn Năng.
Để giải quyết vấn đề đến tận gốc rễ, đúng sai, ngày 23/11/2016 - UBND huyện Bắc Sơn đã tổ chức 01 Hội thảo Khoa học về lễ hội với sự tham gia của Bộ VHTT&DL (với 2 đại diện là lãnh đạo Cục Di sản Văn hóa và lãnh đạo Cục Văn hóa Cơ sở), UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở VHTT&DL tỉnh Lạng Sơn, các cơ quan báo chí trung ương và địa phương (một số tờ báo năm 2016 đánh mạnh lễ hội, được BTC hội thảo mời dự nhưng vắng mặt), cùng 30 nhà khoa học thuộc các cơ quan: Bộ VHTT&DL, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh để bàn về các nội dung liên quan. (Xem ảnh).
Từ ngày 01 – 04/12/2017, Hiệp hội Shaman thế giới phối hợp cùng Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, tổ chức hội thảo quốc tế “MỞ RỘNG CÁC RANH GIỚI: - TÍNH DÂN TỘC, TÍNH VẬT CHẤT VÀ TÍNH THIÊNG” tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, lễ hội Ná Nhèm cũng được trình bày tại phiên thảo luận tại hội thảo. (Xem ảnh)
🌺 Hộp thoại 1:
Ngay sau lễ hội Ná Nhèm 2016 được tổ chức thành công, phóng viên báo Dân Trí phỏng vấn tôi (nhưng hình như không đăng đoạn này): “Có ý kiến cho rằng mẫu tàng thinh năm nay giống mãu của Nhật. ý kiến của ông thế nào”. Trả lời: “Vậy theo bạn, cái ấy của người Nhật và người Tày khác nhau thế nào? Hay mặc định là của người Tày thì phải mốc?” – Cười….. Tiếp: “Vậy tại sao lại sơn màu hồng giống màu của Nhật?” – Trả lời: “Vậy trong các màu cơ bản, theo bạn nên sơn màu nào? Không lẽ sơn màu xanh, đen, vàng...? Nếu sơn màu cánh gián lại dễ bị chê là tả thực. Trong trường hợp này chỉ còn màu đỏ và màu hồng, màu mang lại may mắn theo quan niệm dân gian đầu năm? Vậy với màu đỏ thì bạn dám sơn không?”….
Hộp thoại 2:
Năm 2017, sở VHTT&DL tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo làm theo mẫu Linga đặt ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam để rước. Nhưng dòng họ dứt khoát không chịu. Các cụ bảo: “Trong hai thứ đồ lễ để dâng cúng vua tổ là tàng thinh và mặt nguyệt, ít nhất phải có một thứ giống thì đức Vua mới biết để nhận thứ còn lại. Làm con gà thì phải giống con gà, không lẽ lại làm con gà giống con vịt? Tàng thinh làm giống còn được, mặt nguyệt làm giống thì có ai dám rước không?”. Và BTC đành vẫn phải làm theo, nhưng cho phủ thêm cái khăn voan để cho tế nhị. Những năm trước, cứ đi được một đoạn là du khách giật ra hết để chụp ảnh. Năm nay, BTC quyết liệt giữ khăn voan, nên không còn hình ảnh du khách giờ trò bậy bạ với linh vật nữa.
🌺 Hộp thoại 3:
Từ ngày làm tàng thinh to ra, du khách đến đông hơn rát nhiều, lại thêm yếu tố sáng tạo là của con cháu gốc họ Mạc, nên họ Mạc cả nước đã cử nhiều đoàn đại biểu về dự hội. Chẳng hạn như: đoàn họ Mạc của liên tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh do ông Phạm Thìn, phó chủ tịch Mạc tộc Nghệ An – Hà Tĩnh ra dự năm 2017. Đoàn Mạc tộc Hải Phòng do ông Hoàng Văn Kể - chủ tịch Mạc tộc Hải Phòng, Hoàng Văn Khánh – Phó chủ tịch Mạc tộc Hải Phòng đã dự nhiều lần; Đoàn Mạc tộc Hà Nội do các ông: ts Phan Đăng Long – trưởng ban liên lạc họ Mạc Hà Nội, Pgs ts Phạm Quốc Toàn – Phó trưởng ban liên lạc họ Mạc Hà Nội, ông Hoàng Minh Tuấn – Phó Trưởng ban liên lạc Họ Mạc Hà Nội, ông Thạch Văn Trường – phó trưởng ban liên lạc họ Mạc Hà Nội… đã nhiều lần đưa đoàn đến dự lễ hội….. Đại biểu họ Mạc xa nhất từng đến dự lễ hội là ở Tp Hồ Chí Minh.
Cũng nhờ vậy, du lịch ở đây bắt đầu có bước phát triển. Từ khoảng 2014, một số bà con nhanh nhạy, đã tự chuyển đổi từ trồng thuốc lá sang trồng hoa để thu hút du khách đến chụp ảnh, chekin… Một sào thuốc lá trồng thu được vài triệu, nhưng một sào hoa tam giác mạch thu vài chục triệu. Nên tự bà con còn có câu ca “Tàng thinh to không lo mất mùa”….
🌺 Vậy là từ họ Mạc, sau khi chạy loạn và đổi họ, hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu dòng họ gốc Mạc:
Kết quả nghiên cứu của cố Gs TSKH Phan Đăng Nhật (ông đề xuất với các dòng họ khi biết mình gốc Mạc thì nên thêm chữ Mạc và sau họ chính để dễ nhận ra nhau. Như ông, khi sinh hoạt họ thì ghi là Phan Mạc Đăng Nhật) – nguyên chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam cho biết: tính đến năm 2.000, ở Việt Nam có ít nhất 419 chi họ Mạc, với ít nhất 51 tên gọi khác nhau.
Tên gọi một số dòng họ gốc họ Mạc: Phạm, Bế, Bùi, Cao Thái, Cát, Quách, Chu, Chữ, Chương Đăng, Diệp, Dương Mạc, Đào, Đặng, Lều, Đinh, Trịnh, Đoàn, Trừ, Đồng, Trương, Đỗ, Hà, Ngô, Hán, Văn, Lưu, Vũ, Mai, Mậu, Mông, Khương, Liêu, Nguyễn…..
Chi tiết về việc này, xem trong bài viết đính trên trang mactoc.com, đính kèm bài viết này. Tại đây:

Một vài nhân vật, tên tuổi dòng họ:
Chi họ Phạm ở Xuân Trường, Nam Định là dòng họ giữ được thanh đại đao (Định nam đao) của đức vua Mạc Thái Tổ, nay đã dâng lên để trưng bày tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc tại Thủy Nguyên – Hải Phòng. Liên quan đến nhánh này còn có các chi họ Phạm ở Thái Thụy, Hưng Hà, Đông Hưng… thuộc tỉnh Thái Bình. Thanh đại đao này hiện đang trưng bày tại khu tưởng niệm Vương triều Mạc và được công nhận là “Bảo vật quốc gia”.
Những người có công đầu trong việc xác nhận 2 dòng họ Hoàng, họ Bế (gốc Mạc) với bà con họ Mạc cả nước: ts Phan Đăng Long – nguyên Q Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội, Phó trưởng ban thường trực – Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Trưởng ban Liên lạc họ Mạc Hà Nội. Pgs Ts Phạm Quốc Toàn – Phó trưởng ban liên lạc họ Mạc Hà Nội. ông Hoàng Minh Tuấn – phó trưởng ban liên lạc họ Mạc Hà Nội.
🌺 Một vài nhân vật:
Ông Lều Vũ Điều, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – là phó chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam.
Ông Hoàng Tuấn Anh – nguyên Bộ trưởng Bộ VHTT&DL – ông Hoàng Tuấn Anh từng tham gia sinh hoạt với Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội và bị các bô lão hỏi: “sao chú họ Mạc, làm Bộ trưởng mà lại cho chúng nó xây cái thành nhà Mạc ở Tuyên Quang thành cái lò gạch thế”? Vậy là sau đó, ông thôi không sinh hoạt nữa….
Chí sĩ Phan Đăng Lưu – gốc họ Mạc. Hàng năm Mạc tộc Việt Nam vẫn chuẩn bị lễ giỗ rất trang trọng.
Còn nhiều lắm, đây chỉ tạm 1-2 ví dụ.
Vậy nên, kể từ khi họ Mạc buộc phải đổi sang nhiều họ khác, mới có câu thành ngữ “anh em họ mạc, hàng xóm láng giềng”. Từ khi đổi họ, mới có câu ca “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” (Mạc Thái Tổ mất 22/8 âm lịch, năm 1541; một số tư liệu cho biết Thái Hậu mất vào tháng 3 âm, nhưng vấn đề này hiện chưa thực sự thống nhất).
🌺 LỜI TẠM KẾT
Thực ra thì cũng chán chả muốn viết, vì món này những ai theo dõi đều biết rất kỹ rồi. Vì lễ hội duy trì cả chục năm nay chứ có ít đâu. Nhắc đến Ná Nhèm và các nội dung của nó là nhắc đến bi thương của lịch sử dòng họ; nhưng nó cũng minh chứng cho sức sống mãnh liệt của tín ngưỡng bản địa (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng nông nghiệp…), trước tôn giáo ngoại lai: - khi vào cơn bĩ cực, khủng hoảng, thì mấy lời răn của Nho giáo kiểu “Nam nữ thụ thụ bất thân” chả là gì cả, xé rào để tìm sự cứu rỗi cho cá nhân và dòng họ từ cội nguồn là chuyện bình thường. Tiện đây, chỉ nhắc các bác, trước khi chửi toáng lên hãy tìm hiểu kỹ, biết đâu, mình có thể cũng có liên quan đến sự kiện đổi họ của họ Mạc khi xưa. Khi ấy, lại mắc tội “tự đào mả tổ nhà mình lên mà chửi” thì tội lắm.
Thân ái.
Ts Nhân học/Dân tộc học Bàn Tuấn Năng.
(Cụ nào copy, xin ghi rõ nguồn giúp).

Có thể là hình ảnh về 7 người và văn bản cho biết 'Tập luyện, tổng duyệt lễhoiNá hôi Ná Nhèm 2016'
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)