bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 15
Trong ngày: 261
Trong tuần: 1303
Lượt truy cập: 645373

VŨ NHO NÓI VỀ GS. ĐẶNG THAI MAI TRONG PHIM TÀI LIỆU

Buổi sáng ngày 14 tháng 9, tại  chân bức tượng GS. Đặng Thai Mai trong khuôn viên ĐHSP Hà Nội, VN trả lời phỏng vấn theo yêu cầu của Dương Thu Thảo và nhóm quay phim. Dương Thanh Hương làm MC nêu câu hỏi.o

Ghi lại đây như một kỉ niệm.


v_nho_nguyn_kh

                        VŨ NHO

Trả lời PV  trong phim tài liệu GS Đặng Thai Mai

Câu 1: Xin PGS TS Vũ Nho cho biết về vai trò của GS Đặng Thai Mai trong đời sống văn chương nước ta!

VN: Tôi là bậc hậu sinh, chỉ nghe tên tuổi của GS Đặng Thai Mai. Và biết ông qua sách vở mà thôi.

Có thể nói GS ĐTM là một học giả uyên bác. Là một người được tín nhiệm giao các nhiệm vụ quan trọng như Bộ trưởng Giáo Dục, Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện văn Học, Chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.

GS ĐTM đã có những trước tác vô cùng quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn nghệ của nước ta. Đó là :

                Văn học khái luận (1944)

                Giảng văn Chinh phụ ngâm ( 1949)

                Văn thơ yêu nước và Cách mạng đầu thế kỉ XX ( 1959)
                Văn thơ Phan Bội Châu (1959)

                Trên đường học tập và nghiên cứu tập 1,2,3. (1959, 1969, 1973).

  1. PGS.TS. Vũ Nho đánh giá về cuốnVăn học Khái luận như thế nào?

                Bản thân tôi đã đọc và  đọc đánh giá của những người có tên tuổi trong làng văn. Tôi thấy  người ta khẳng định những điểm sau:

                _ Đây là công trình lí luận đầu tiên làm rõ đường lối của Đảng trong Đề cương Văn hóa Việt Nam.

-           Công trình khẳng định vai trò của lí luận đối với văn học, bác bỏ quan niệm sai lầm cho rằng lí luận không có ích gì.

-          Tác giả đề cao vai trò chủ thể đối với sáng tạo văn học nghệ thuật.

-          Tác giả có quan niện đúng đắn về quan hệ của dân tộc và quốc tế. Dân tộc nhưng cần tiếp thu tinh hoa của nhân loại để làm giàu bản sắc dân tộc.

-          Cuốn sách ra đời sớm ở Việt Nam so với các nước trong phe XHCN, chứng tỏ sự nhạy cảm và tầm nhìn của GS, nhà nghiên cứu uyên bác.

  1. Ông đánh giá như thế nào về cuốnGiảng văn Chinh phụ ngâm?

VN : Chúng ta đều biết khi thay đổi chương trình và SGK mới   nửa cuối những năm 80,  Môn GIẢNG VĂN mới được thay bằng phân tích tác phẩm văn học. Kèm với nó là cách dạy văn mới: Bài giảng của thầy, thầy làm một nửa thôi. Nửa còn lại  cho học sinh làm lấy! Trước đó môn Văn, chủ yếu là Giảng văn. Cuốn sách của GS ĐTM như là một tài liệu cẩm nang cho các thầy cô dạy Văn. Vô cùng thiết thực và bổ ích.

                Điểm quan trọng nhất trong cuốn sách này vẫn còn có giá trị là  GS khẳng định không có mẫu sẵn cho việc dạy Giảng văn ( dạy văn) và Giáo viên cần dạy văn một cách đa dạng, linh hoạt. Không cứng nhắc. Theo ngôn ngữ phương pháp hiện đại thì dạy văn phải theo đặc trưng loại thể của tác phẩm. Ca dao khác thơ trung đại, thơ Trung đại khác hiện đại, dạy truyện khác dạy kí, dạy tùy bút…

Tôi xem mạng thấy GV kêu ca về mẫu Giáo án Bộ mới ban hành. Lại cả việc có thể mua giáo án soạn sẵn. Thật là một “tiến bộ” giật lùi!  Nó giết chết sự sáng tạo của người thầy!

  1. PGS.TS Vũ Nho có thể nêu ý kiến nhận xét về 2 cuốn Văn Thơ CM Việt Nam đầu thế kỉ XX và Văn thơ Phan Bội Châu

VN: Đây là 2 cuốn sách rất công phu và có ích cho bạn đọc. Khi được giữ lại khoa Văn ĐHSP Việt Bắc dạy phần Văn học cận đại, tôi đã đọc rất kĩ 2 cuốn sách này. Có thể  thấy sự uyên bác, tính mẫu mực trong tập hợp tư liệu, sự  lịch duyệt khi phân tích các áng văn, thơ và giọng văn của người viết rất lôi cuốn. Nhiều thế hệ giảng viên và sinh viên đại học đã thu được kết quả đáng kể khi tham khảo 2 cuốn sách này.

  1. Ông đánh giá thế nào các tập “Trên đường học tập và nghiên cứu”?

VN: -  Ba tập sách chọn các bài viết từ 1943 – 1958 ( tập 1),  1959 – 1964 ( tập 2) và 1965 – 1972 ( tập 3) cho thấy sức đọc, sức viết và tầm bao quát của GS ĐTM. Không chỉ viết về đường lối chung của Văn nghệ Việt Nam, về phẩm chất người nghệ sĩ,  còn có các bài nghiên cứu về các tác phẩm như Chinh Phụ Ngâm, Truyện Kiều, Ngục trung nhật kí. Có nhiều bài giới thiệu tác phẩm, tác giả  văn học Trung Quốc như A Q chính truyện của  Lỗ Tấn, Lôi Vũ,  Người Bắc Kinh của  Tào Ngu, mối quan hệ VH Việt Nam và Trung Quốc. Có bài giới thiệu các nhà văn nước ngoài như Sếch- xpia, Xéc văn Tet,…

Khi giới thiệu đoạn trích “ Đánh nhau với cối xay gió” cho giáo viên, tôi đã trích dẫn bài của GS Đặng Thai Mai về anh hưởng của Xéc van tet ở  Tây Ban Nha.

                Bây giờ một số bài viết trong ba tập sách vẫn còn nguyên giá trị.

                                             Hà Nội, 11 tháng 9/2022

anh_chuan_5

 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)