bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN NGHÊNH NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ TƯỜNG THUẬT BẰNG HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÀI VIẾT CỦA PGS.TS. LA KHẮC HÒA ( LÃ NGUYÊN)!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BS ĐINH HỮU DUNG!NƯỚC VỐI ĐẶC SẢN VÙNG ĐỒNG CHIÊM GIA VIỄN RẤT SẴN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BẠN NHƯ NGUYỆT ĐÃ GỬI BÀI!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ ĐƯA BÀI LÊN TRANG, LÀM CHO TRANG THÊM PHONG PHÚ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 7
Trong ngày: 170
Trong tuần: 791
Lượt truy cập: 625762

VŨ NHO TRẢ LỜI VOV TV VỀ THƠ BÙI KIM ANH

Về   tập thơ THỨC BƯỚC THỜI GIAN  CỦA BÙI KIM ANH

     THỨ BA, NGÀY 14 THÁNG SÁU 2022 GHI HÌNH TẠI 58 QUÁN SỨ

ve_bui_k_anh

VŨ NHO  và mc PHƯƠNG ANH ( ẢNH LỤC HƯỜNG)

 

Câu hỏi 1:Thưaông, với 120 bài thơ được sắp xếp trong tập thơ “Thức bước thời gian” từ bài đầu tiên là “Ánh hoàng hôn mùa đông” đến bài “Viết cho bài thơ cũ của tôi” tất cả đều không ghi thời gian sáng tác, nhưng khi đọc tác phẩm này, ông có nhận định gì về sự sắp xếp theo thời gian?

 

Cám ơn câu hỏi rất thú vị!   Tôi không rõ ý định “sắp xếp theo thời gian” của tác giả Bùi Kim Anh nên không dám nói chắc. Nhưng tác giả mở đầu bằng “Ánh hoàng hôn mùa Đông”, mùa cuối trong năm với câu kết “Ta mặc lòng miên man thời gian”  và kết thúc bằng bài “ Viết cho bài thơ cũ của tôi” có câu thơ “Em và anh tóc đã trắng mái đầu/ Câu chuyện tình màu tím/ Lẫn chưa hay còn nhớ” cho thấy các bài thơ này được viết gần đây, khi tác giả không còn trẻ.

      Trong bài viết của tôi, tôi có nhấn mạnh 2 điểm: những bài thơ viết về dịch Covid, bệnh dịch hoành hành trên thế giới trên cả nước ta trong đó có thủ đô Hà Nội, cho thấy không ghi thời gian nhưng ta vẫn biết chỉ khoảng  2000 -2022. Những bài thơ nói nhiều về tuổi già chứng tỏ là thơ viết gần đây, khi nhà thơ không còn trẻ nữa.

                       Không còn trẻ, hoặc đã tóc trắng nắng mai mà vẫn in tập thơ 120 bài, chứng tỏ tác giả cũng theo tinh thần của nhà thơ Chế Lan Viên:

                       Đời  tuổi  bốn, năm mươi

                       Mong gì hương sắc lạ

                       Mọc chùm hoa trên đá

                       Mùa xuân không chịu lùi

 

Câu hỏi 2:Thưaông, những người cầm bút luôn giữ trọng trách như người thư ký của thời cuộc, những bài thơ trong “Thức bước thời gian” có ghi chép từ những việc đi chợ, nấu ăn, cả những vận động thời kỳ covid nhưng cũng có những phút rất lắng lòng cùng thời cuộc, cảm nhận của ông về sự ghi chép tỉ mỉ này của nhà thơ Bùi Kim Anh.

 

              Nói thế thì e rằng to tát quá. Nhưng rõ ràng, người đọc có thể nhận ra  thời đại mình sống qua các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, hay chỉ qua một bài thơ, một vài câu thơ. Ví dụ như  nhà thơ PGS.TS Luật học Phạm Công Trứ viết:

                       Bây giờ lạ lắm người ta

                       Hiền lành rồi cũng hóa ra lắm lời

                       Bây giờ lạ nữa cả tôi

Bài thơ ấy cho thấy thời kinh tế thị trường làm thay đổi, xáo trộn cuộc sống.

Trở lại thơ của Bùi Kim Anh. Chỉ qua mấy câu thơ:

                       Sớm đầu ngõ không ồn ã bán mua

                       Mớ rau củ hành phải đi xa mới có

                       Người già cung chuyển sang mua hàng online chuyển qua grab

                       Tin nhắn qua lại nhiều lên

Ta biết đây là chợ búa của Hà Nội những ngày dịch Covid hoành hành. Không chỉ chuyện thời sự, bệnh tật. Thơ Bùi Kim Anh cho chúng ta thấy sự lắng đọng, ngẫm ngợi về thời cuộc:

                       Nói cả một thời giờ lặng im

                       Lời khen chê trong sách còn thay đổi

                       Ta đã cũ lời đúng sai cũng cũ

                       Ta đã già nhịp điệu cũng lạc đi

Có câu nói vui “ Sớm đúng, chiều sai, đến mai lại đúng” nói về cái đúng sai không cố định.  Thì định nghĩa đúng sai, một thời là đúng, sau lại thấy không đúng, hoặc sai. Đó là biện chứng của cuộc sống.

 

Câu hỏi 3:Có không ít các bài thơ nói về tâm sự của chính nhà thơ “Ta đã cũ lời đúng sai cũng cũ/ Ta đã già nhịp điệu cũng lạc đi” nhưng lời thơ không hề buông xuôi, phó mặc “Đừng cười ta/ người đàn bà làm thơ bao tuổi vẫn dại khờ/ Cứ luẩn quẩn thu sang đông tới/ Cứ giá như để rồi không thể/ Trắng bợt  mái đầu thơ vẫn xanh xao” phải chăng đây là tâm sự của rất nhiều cây bút mang theo cảm xúc của thời gian, tuổi tác vào thơ hiện nay, thưa PGS.TS

         Thơ là nơi sẻ chia vui buồn, sẻ chia tâm sự của nhà thơ với bạn đọc. Không ngạc nhiên khi  các nhà thơ viết về suy nghĩ của mình với công việc. Xin nói ngay rằng nhiều nhà thơ thường khiêm tốn nhận mình dại khờ, ngu ngơ. Đấy là cách nói khiêm xưng! Tôi dám khẳng định là chưa có nhà văn xuôi nào giữ chức vụ quan trọng trong tổ chức  Đảng và Nhà nước. Trong khi đó các tác giả thơ như Hồ Chí Mính, Sóng Hồng, Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Xuân Thủy chúng ta đều biết…

Không hài lòng với những gì đã viết là tâm trạng của không ít nhà thơ. Vì khát vọng của họ là rất lớn. Bùi Kim Anh thấy “ Trắng bợt mái đầu thơ vẫn xanh xao” là cách nói hình ảnh về thơ mình chưa như mình mong muốn. Có khi quá lên, Bùi Kim Anh còn thẳng thắn tự chê :

                       Thơ mình dở dở ương ương

                       Đã không “hót” lại nhiều buồn ai mua

Và nhà thơ gọi đồng nát để “Trả tôi cái giá hững hờ”, tặng quà cho người ta nhằm:

                       Bán cho sạch cái đa mang

                       Bán cho hết những mơ màng trong thơ

Điều đó cho thấy sự khiêm nhường của người viết. Nhưng cũng cho thấy chính vì không hài lòng, chưa thỏa mãn nên nhà thơ còn phải gắng sức, còn phải “thôi xao” suốt cuộc đời sáng tác của mình. Việc in tập “ Thức bước thời gian” 120 bài là một minh chứng của việc không buông xuôi, không phó mặc; trái lại đầy tinh thần trách nhiệm trước bạn đọc.

                      

Câu hỏi 3B: Thưa ông, ông thích bài thơ nào nhất, việc “nhắc già” để “tiếc thanh xuân”, ông có sự đồng cảm như thế nào đối với tác giả?

         Tôi khó trả lời câu hỏi này. Nhưng từ xưa, các nhà thơ đã luôn luôn tiếc Xuân.

                         Chơi xuân kẻo hết Xuân đi

                         Cái già xồng xộc nó thì theo sau

Nguyễn Trãi trong chùm thơ tiếc cảnh viết:

                         Chớ cười hiền trước rằng dại

                         Cầm đuốc chơi đêm bởi tiếc xuân

Hàn Mặc Tử từng  ngậm ngùi:

                         Ngày mai trong đám xuân xanh ấy

                         Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi

Tôi đồng cảm với Bùi Kim Anh ở chỗ nhắc già một cách an nhiên, không phải để tiếc thanh xuân!  Sinh, trụ hoại, diệt là lẽ tự nhiên. Khi đã sống chậm, sống trọn vẹn thì chẳng có gì phải TIẾC. Đó cũng là thái độ của nhà thơ Hoàng Thị Minh Khanh:

                         Tôi không buồn những buổi chiều

                         Vì tôi đã sống rất nhiều ban mai

Tôi đồng cảm với thái độ an nhiên, bình thản của Bùi Kim Anh! Một thái độ minh triết, lạc quan!

Câu hỏi 4:Nhiều nỗi niềm riêng của nhà thơ gửi vào con chữ, nhưng ở đó là nghệ thuật tự trào một cách nhẹ nhàng, những câu như “Ơi này đồng nát ơi/ Mua nhiều thời tôi tặng quà/ Bao nhiêu thương nhớ hóa ra cũ càng/ Bán cho sạch những đa mang”. Theo ông, qua những sáng tác của mình, nhà thơ Bùi Kim Anh đã có những nét phá cách gì trong thơ để cống hiến cho dòng chảy văn chương đương đại?

                       Có lẽ ấn tượng nhất của tôi không phải là chuyện tự trào nhẹ nhàng, hay hài hước của Bùi Kim Anh. Vấn đề ở chỗ chị làm thơ bền bỉ, kiên trì, làm thơ như là nhu cầu đi chợ, đi dạo, ngồi thiền, làm thơ   như là ngắm hoa, hít thở không khí trong lành. Câu nói của Đề các : Tôi tư duy vậy tôi tồn tại. Có thể so sánh dù không thật đúng:  Làm thơ với Bùi Kim Anh là để sống, để vui sống với bạn đọc, với mọi người! Phá cách trong thơ ư? Có vẻ to tát quá! Nhưng thơ của Bùi Kim Anh là thơ điệu nói, nói nhỏ nhẹ, nói tâm sự, nói hồn nhiên, nói dễ nghe. Một tinh thần dân chủ, thân thiện giữa người viết và người đọc :

                       Ta thuộc về thơ đâu cần trọn vẹn

                       Cứ để lời dở dang lơi lỏng nỗi niềm

                                 ( Câu kết bài thơ)

Câu hỏi 5:Thưa ông, dưới góc nhìn của một người cầm bút sáng tác, ông đánh giá thế nào về thông điệp được nhà thơ Bùi Kim Anh gửi gắm qua “Thức bước thời gian”?

     Nhà thơ Bùi Kim Anh gửi 120 bài thơ với các chủ đề khác nhau cho bạn đọc. Đọc thơ, nhiều khi ta cứ thưởng thức cái hay, cái đẹp của bài thơ. Không để ý xem nhà thơ muốn gửi thông điệp gì. Nhưng nếu phải tìm thông điệp thì có thể nói như thế này chăng:

                         _ Cuộc sống này dù nhiều vất vả, gian nan, nhưng được sống là vui. Hãy vui sống! Hãy đem lại cho nhau niềm vui đó :

                         Chớ để ngày mai

                         Đừng hẹn nữa ngày mai

                         Nếu có thể thương nhau hôm nay

                             (Đừng hẹn nữa ngày mai)

  • Khi tuổi già đến, chẳng có gì phải lo lắng, sợ hãi! Hãy an nhiên, bình thản chung sống với nó. Tuổi già là một chặng tất yếu của cuộc đời mỗi người. Sống vui, sông khỏe, sống có ích, đừng bao giờ buông xuôi!
  • Với người sáng tác thì không bao giờ hết điều để giãi bày.

        Đi mãi chưa hết căn  nhà

        Viết mãi chưa hết cuộc đời

Còn sống còn yêu ( Raxputin). Còn sống còn viết.

                      

Câu hỏi 6:Thưa ông, với 120 bài thơ, nếu được chia thành các phần, ông sẽ sắp xếp các chủ đề nội dung như thế nào cho tập thơ “Thức bước thời gian”?

 Bạn đưa tôi vào thế khó ! Tôi tôn trọng tuyệt đối cách sắp xếp các bài thơ của nhà thơ Bùi Kim Anh trong tập. Xin miễn cho tôi làm một việc  có thể làm phật ý nhà thơ Bùi Kim Anh mà tôi quý mến!

Câu hỏi 7:Thưa ông, dưới góc nhìn của một nhà lý luận phê bình văn học, bài thơ nào trong “Thức bước thời gian” khiến ông ấn tượng nhất? Vì sao?

        Vâng, thông thường, chả cứ nhà phê bình, ai đó  cũng có thể chọn một bài thơ mà mình ấn tượng nhất! Hồi  còn say bình thơ, tôi cũng thường chọn bài “ấn tượng nhất” để viết lời bình. Với tôi thì cả 120 bài này là một khối, là một Bùi Kim Anh “thức bước thời gian”. Có thể sau này tôi  nghĩ khác đi. Nhưng hiện nay là thế! 

Câu hỏi 8:Thưa ông, với góc nhìn là một độc giả, điều  ấn tượng và thích thú nhất với “Thức bước thời gian”?

 Là người đọc, mỗi người có một gu thẩm mĩ riêng, tất nhiên ấn tượng và sự yêu thích cũng riêng! Tôi đọc Bùi Kim Anh đã lâu. Đã từng viết về thơ Bùi Kim Anh trong sách “Ba mươi ba gương mặt thơ nữ”, viết lời bình cho bài thơ  “Khoảng cách” của chị. Điều mà tôi ấn tượng nhất là sự bền bỉ của Bùi Kim Anh. Thứ hai là sự giản dị,  chân thành. Đọc thơ Bùi Kim Anh như là đang nói chuyện tâm sự  với một người bạn về đời, về thơ, về bệnh dịch, về tuổi già, về mọi chuyện trên đời. Không nhiều những tác giả mà người đọc có thể có cảm giác và ấn tượng như vậy!

 anh_bia_bka

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)