bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 16
Trong ngày: 268
Trong tuần: 1301
Lượt truy cập: 645408

XỨ YÊU

La Giang
              
                 XỨ YÊU
 
Ngọt ngào hương lúa, ngọt ngào quê
Biếc núi, xanh rừng quyện nhau về
Ru con sông nhỏ êm đềm chảy
Vi vút sáo diều, vi vút đê.
 
Yêu mãi xứ trà, yêu mãi em
Đồng rau đã nước, rượu đã men
Sông quê uốn khúc, quê nương bãi
Vọng tiếng chuông chùa, vọng tiếng Then.
 
Nắng trải nương chè, nắng tình ta
Đã hẹn cùng em, hẹn mùa hoa
Hương quê chân chất trong đồng nội
Chung bước, chung đường, chung bài ca.
 
Nắng trải nương chè, mưa bụi bay
Yêu như đất, nước dính chân giày
Thử thách tình anh khi bết trượt
Ân tình lúc đỡ, tay níu tay.
 
Em đã cho anh một giấc phiêu
Làn môi, ánh mắt nói bao điều
Nước vẫn trôi xuôi, theo dòng khát
Thăm thẳm tình em, thăm thẳm yêu.
                          3.2020
                            L.G


LỜI BÌNH CỦA HƯƠNG QUẾ

    Xứ Trà, vùng đất đã được vinh dự mang “Đệ nhất danh trà”, dịu dàng với những địa danh đi nhiều vào thơ ca, nhạc hoạ. Tôi rất ấn tượng với tác phẩm thơ "Xứ yêu" do nhà thơ Phạm Khắc Mã (bút danh La Giang). Bài thơ tái hiện bức tranh huyền diệu nên thơ và là tiếng lòng thi nhân yêu mến thiết tha với cảnh, với người.
Bài thơ có nhan đề “Xứ yêu". Ai cũng có quê hương, cũng có một miền yêu dấu; ngay lời tựa, tác giả  đã viết “ Có ai đó nói rằng: Hãy chọn cho mình một địa danh để gửi gắm những cảm xúc thơ ca. Vâng! Với tôi đó là Xứ trà”, La Giang đã dành tình cảm cho địa danh đó mà đặt tên thi phẩm của mình “Xứ yêu”. Đây là sự khẳng định mỗi con người cần thuộc về một quê hương hay một vùng miền nào đó, nơi ấy là bệ phóng chắp cánh cho ta vào đời. Với chủ thể trữ tình trong bài thơ. Khổ thơ đầu miêu tả cảnh vật nên thơ, sống động và dẫn dắt cội nguồn địa lý:
Ngọt ngào hương lúa, ngọt ngào quê
Biếc núi, xanh rừng quyện nhau về
Ru con sông nhỏ êm đềm chảy
Vi vút sáo diều, vi vút đê.
   Vẻ đẹp miền quê được thi nhân khắc họa bên dòng Sông Cầu với dòng nước thật dịu êm, chắt lọc từ núi biếc, rừng xanh để cùng tiếng sáo diều ru con sông nhỏ với sự lặp lại tính từ “vi vút”, thật là nghệ thuật nhân hoá khiến núi, rừng cảnh vật trở nên có hồn, biết đoàn kết, gắn bó, "quyện nhau về" để Xứ yêu đã đẹp lại đẹp hơn.
Tôi được biết Xứ Trà là quê hương thứ 2 của La Giang, vì yêu “Xứ Trà” nên đã “yêu em”, cái tình yêu xuất phát từ yêu quê hương. Đã là người Việt Nam, ai cũng yêu cảnh thanh bình của làng quê với dòng sông uốn khúc, tiếng chuông chùa, tiếng hát. Với La Giang ông sử dụng nghệ thuật thi pháp “nhấn mạnh trạng ngữ”, từ “đã” không thuần khiết là trạng từ chỉ quã khứ mà còn mạng bổn phận tính từ chỉ sự đầu đủ, mãn nguyện (rau đã nước, rượu đã men) bởi vậy quê hương trong “Xứ yêu” mãi hơn, đã hơn, quê hơn:
Yêu mãi xứ trà, yêu mãi em
Đồng rau đã nước, rượu đã men
Sông quê uốn khúc, quê nương bãi
Vọng tiếng chuông chùa, vọng tiếng Then.
   Trong khổ 3 và khổ 4 của “Xứ yêu” tác giả nhấn mạnh trạng thái hài hòa, mang vẻ đẹp đặc trưng của xứ Trà. Chủ thể trữ tình khao khát được thiên nhiên nuôi dưỡng, tôn sắc:
Nắng trải nương chè, nắng tình ta
Đã hẹn cùng em, hẹn mùa hoa.
   Trong khổ 4 tác giả cùng người yêu như được đeo sọt đi trên những ngọn đồi tròn trịa hình bát úp, ngắm nhìn từng luống chè từ thẳng tới uốn lượn quanh sườn đồi, cùng người mình yêu trải bước trên nương chè trong thời tiết mưa bụi bay của tiết Xuân, mùa mà trà có vị đậm đà, ngon ngọt nhất, Nhân dân thường nói “Trà Xuân”. Nhưng cũng tiết mưa xuân này đã tạo nên đất trồng bết dẻo (đất yêu người, dính bết vào dày, dép) và tạo nên sự trượt chân, bết ngã, một chút thử thách tình yêu đôi lứa
Nắng trải nương chè, mưa bụi bay
Yêu như đất, nước dính chân giày
Thử thách tình anh khi bết trượt
Ân tình lúc đỡ, tay níu tay.
Qui luật của tình yêu cũng như của cuộc sống muôn đời là làm con người đẹp hơn, tốt hơn và yêu mãnh liệt hơn. Bài thơ khép lại với cảm xúc theo quy luật của cuộc sống, cảm nhận nội tâm:
Em đã cho anh một giấc phiêu
Làn môi, ánh mắt nói bao điều
Nước vẫn trôi xuôi, theo dòng khát
Thăm thẳm tình em, thăm thẳm yêu.
    Bài thơ chất chứa những nỗi niềm riêng của tác giả đem lại nhiều mỹ cảm cho người đọc. Ý nghĩa sâu sắc của thi phẩm không phải ai cũng thấu hiểu hết nhưng toát lên rõ nhất vẫn là tình quê, tình người sâu nặng và gửi gắm mọi người khi thể hiện cũng như rừng, như núi hãy “quyện” với nhau để xây dựng quê hương đất nước. Với tôi đây là một trong những thành công của La Giang.
                                                                                        Thái Nguyên, tháng 10/2020
                                                                                                          H.Q


 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)