bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 16
Trong ngày: 178
Trong tuần: 1112
Lượt truy cập: 795385

ÁNH ĐÈN LÒ (C6)

 Vũ Thảo Ngọc

Chương 6

   Đã bao đêm giám đốc Nam trăn trở. Công việc làm mỏ thật khắc nghiệt. Thu, vợ anh đã nhiều lần chứng kiến những vụ việc giải quyết của chồng ở mỏ liên quan đến tính mạng con người thấy căng thẳng và mệt mỏi. Chị đã có lần vì con ốm, con đau, cũng đã nản vì phải xa chồng nên có khuyên anh nên về Hà Nội, thôi thì làm gì cũng được, miễn gần vợ con, mà với mối quan hệ của ba chị thì đâu để anh đến nỗi nào cơ chứ. Nhưng Nam nhất định không nghe. Anh đã có làn tâm sự với vợ:
-Em ạ, em cố gắng chia sẻ với anh, công việc nó thế, vẫn biết không có anh thì có giám đốc khác nhưng anh cứ thấy mình có lỗi, như một kẻ đảo ngũ với lời thề tuổi thanh xuân. Em hãy cố gắng vì anh, nhờ ông bà ngoại lo giúp, anh biết, con nhỏ thế, làm sao em không vất vả. Anh lại còn tha lôi mẹ con em về mỏ ăn tết, bỏ cả Hà thành lộng lẫy…Thương anh em hãy cố gắng nhé.
   Nghe chồng nói thế, Thu chỉ còn biết gục đầu vào vai anh mà khóc. Trời ạ, bao nhiêu người mong về Hà Nội không được, còn anh thì cứ vì duyên với nghiệp. Có ai đó bảo, hay anh có cô bồ thợ mỏ mà nhất quyết không về. Chị chỉ cười. Chị và anh học chung một khóa, đã ở bên nhau ngần ấy năm, chị hiểu anh chứ. Với anh, sự nghiệp là trên hết. Khát vọng được cống hiến, được sống đúng là mình đã ăn sâu vào máu rồi. Khi anh được lựa chọn đi nghiên cứu sinh nước ngòai, chị vẫn thản nhiên chờ anh về dù có nhiều điều thị phi, gièm pha. Và từ những nấc thang đó, chị càng tin anh hơn. Tin về một tình yêu vĩnh cửu của hai người. Năm năm ở nước ngòai còn chả là gì nữa là ở vùng mỏ xa Hà Nội hơn hai trăm cây số thì ăn nhằm gì. Chị biết, bao bao bạn bè luôn có chồng ở bên, họ vẫn thành đạt vai này, vế kia giữa Hà Nội chứ đâu như anh cứ như đinh đóng cột với cái nghề ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ ấy. Chị biết ở Hà Nội một mình cắp nách hai đứa con chị đâu sung sướng gì. Lúc con ốm, lúc con đau, lúc con mọc cái  răng, bị trẻ nhà hàng xóm bắt nạt...chị như người đàn ông phải cứng  rắn để các con được che chở bình yên mỗi ngày. Con lớn từng ngày, anh đi một tháng thậm chí hai ba tháng mới ghé qua, chỉ kịp hà hơi con một tẹo là đi, con chưa kịp cảm nhận hơi cha, và ngược lại. Có lần bên anh chị thủ thỉ:
- Anh ạ, em nghe nói ở vùng mỏ, người đi làm từ khi còn mờ sương nên con không nhận rõ mặt cha, vợ không nhận rõ mặt chồng, con lại càng không nhận rõ mặt bố mẹ cả tuần, là thế nào hả anh?
Anh cười. Tiếng cười vô lo vô nghĩ, sảng khoái như vừa xong một công việc gì to lớn và bảo chị:
- Đúng đó em, ở mỏ công nhân khổ lắm, đi ca kíp và chuyện đó thường lắm, có nhiều cặp vợ chồng suýt bỏ nhau vì ca kíp như thế đó.k640_img_9795
- Ơ hay, thật thế hả anh?
- Ừ, thật đó em.
- Thế thì họ vất vả nhỉ anh nhỉ?
- Ừ, vất vả quá đi ấy chứ. Em biết không, thợ mỏ ăn cơm với than, ngủ với than và....chết cũng vùi trong núi than. Nghĩ về họ, nhiều thúc cũng thấy chạnh lòng em à. Cả đời họ sống với môi trường khắc nghiệt, ra chợ hay về nhà chỉ lướt nhẹ ngón tay lên đồ vật đã thấy bụi đen xì bám đầy tay. Có người  cả đời chưa biết Hà Nội là gì đâu em ạ. Mơ một chuyến về Hà Nội thăm Lăng Bác Hồ là ước mơ của nhiều người thợ mỏ, vì thế, hàng năm anh vẫn tổ chức các chuyến đi tham quan cho thợ mỏ về thăm Lăng Bác đó. Họ chỉ biết từ mỏ về quê, mà có về quê cũng hàng năm mới về một lần, ít ai có điều kiện đi lại nhiều đâu, vì đồng lương eo hẹp lắm. Nói chung họ vất vả em à.
Anh nói một hơi và thở dài.
Chị nhìn anh, cảm nhận hơi ấm của anh như lan sang chị nhiều hơn. Chị truồi khỏi vòng tay êm ái của anh quay mặt đi. Nước mắt chị âm thầm rơi những giọt tủi phận, hình như hạnh phúc của chị muốn tan ra vì cái điều anh vừa nói tới. Nó thúc giục chị hãy tan nhanh để anh xa chị, để chị tự tìm miền hạnh phúc mới...Nhưng anh quá thấu hiểu chị, hơn chị hiểu chị. Anh đã vỗ về và ôm chặt bờ vai đang rung lên từng chập của chị và an ủi bằng những lời cứng rắn:
- Em, anh xin lỗi, anh xin lỗi em và các con vì anh không ở bên chăm sóc hàng ngày được. Em thương anh thì em chia sẻ với anh, chứ nếu em không chia sẻ anh cũng đành chứ biết sao. Anh không bao giờ dối em điều gì, anh chỉ làm những gì mình thấy đúng...vì trách nhiệm với công việc quá mà anh đã không chăm nom vợ con được. Nhưng công nênh, sự nghiệp anh có được chính là từ em, hiểu cho anh chứ em yêu?
Chị chỉ còn biết khóc. Những giọt nước mắt vỡ òa như cơn mưa xối xả lên ngực anh. Biết nói làm sao, tình yêu được đong đếm từ đâu, được cân đo từ đâu hay chỉ từ những nỗi dằn vặt này. Biết thế mà vẫn không dứt ra được. Chị cũng không lý giải được. Ngày mai anh về mỏ, chị lại con đứa trước, đứa sau đi mẫu giáo, đi nhà trẻ. Lại hành trình cuộc đời tiếp diễn, không thể khác.
  Tính anh vốn quyết liệt, đã làm thì làm đến nơi, đến chốn, đã đi đến công việc nào thì đi đến tận cùng của công việc đó. Làm giám đốc một mỏ than to đùng,với mấy ngàn công nhân cán bộ, anh nhớ gần như hết các bộ phận cấp dưới của mình. Ai hòan cảnh thế nào, điều kiện ra sao anh thuộc lòng. Việc to, việc nhỏ, anh đều có mặt với anh chị em. Hình ảnh của anh như người anh cả ở cái chốn ba quân ấy. Anh hạnh phúc với điều giản dị đó, thì tại sao chị lại không lây cái hạnh phúc đó và vì thế, chị không động viên anh về Hà Nội như suy nghĩ ban đầu nữa.
  Hình ảnh vợ chồng giám đốc Nam, mỗi người một nơi nhưng sự thủy chung của anh chị luôn là một hình đẹp của công nhân mỏ. Là mẫu người lý tưởng của cả mỏ. Hình ảnh một giám đốc được đào tạo từ nước ngoài về cán bộ công nhân trong mỏ không những ngưỡng mộ cái “hơn” người của giám đốc là sự hiểu biết, thân thiện với từng người công nhân. Giám đốc gì mà chả cần phân biệt thứ bậc, anh thể hiện tình cảm chân thật chứ không phải ở cái thể lấy lòng một ai đó. Những công việc anh làm đều hướng về cái phần có lợi cho người công nhân nên anh càng được công nhân mỏ Làng Bang quý trọng. Rồi khi nhà văn hóa mỏ ra đời. Đám thanh niên còn ngại ngần với những điệu nhảy vừa được tổ chức thị đoàn phổ biến thì anh đã hòa vào đám thanh niên đó và nắm tay cùng họ nhảy những điệu nhảy sôi động. Anh cùng hát vang Tôi là người thợ mỏ với họ. Cái tinh thần của anh như được kích hoạt giữa những trái tim thanh niên nóng bỏng tràn đầy nhiệt huyết cứ thế bung lên như những tràng pháo hoa trong đêm hội rực rỡ mà chính anh cũng không ngờ.
Ở mỗi công việc, ở mỗi hoạt động tập thể anh luôn đi đầu và cái vai dẫn dụ mọi người cùng tiến lên cứ thế dâng lên và tạo thành những trào lưu, những hoạt động hữu ích ngay giữa cộng đồng của những người thợ mỏ ở nơi xa xôi hẻo lánh này. Anh nhớ mãi hai cô cựu thanh niên xung phong đã gửi thư xin gặp bằng được anh. Chắc các chị nghĩ gặp giám đốc khó như gặp ông ...trời chăng mà phải gửi thư trước. Khi đọc những dòng các chị viết: “ ...Chúng tôi tha thiết gặp ông về một vấn đề mà chỉ có ông làm giám đốc mới giúp được chúng tôi...” . Anh đã yêu cầu cán bộ của anh đi mời hai chị về văn phòng mỏ để gặp ngay. Khi bước vào phòng anh, hai chị rón rén không dám cả dám ngồi. Anh biết các chị ngại, bởi lẽ các chị đâu có điều kiện được đến những nơi như thế này nên anh vui vẻ bảo:
-Mời hai chị ngồi đi, cứ tự nhiên đi chứ, phòng tôi ngày nào cũng đông khách lắm, các chị đừng ngại.
Rồi anh tự tay rót nước, lấy bánh kẹo mời hai chị. Hai cựu thanh niên xung phong dáng người lam lũ, chị nọ nhìn chị kia như ý bảo nói với anh điều gì đí. Anh thấu hiểu cái tâm thế của họ nên khích lệ :
-Hai chị có gì cứ nói, tôi có thể giúp được gì thì tôi giúp, còn không giúp được thì ...ta cùng bàn để có cách các chi nhé. Các chị cứ mạnh dạn đi, ở ngoài chiến trường cac chị xông pha thế, giáp mặt với sự hy sinh bản thân còn chả sợ, huống hồ ngồi ở đây, với một ông giám đốc bình thường này. Nào, chị, chị nó trước đi.
Anh nói và chỉ vào chị bên phải đối diện anh. Chị ấy nhìn chị bên cạnh, học đồng ý bằng mắt để cho ai nói trước, vì thế, chị ấy đã cất lời:
-Vâng thì...được nhờ như cởi tấm lòng, tôi là Thúy, người đứng tên trong lá thư gửi giám đốc trình bày nguyện vọng được gặp giám đốc giúp đỡ chúng tôi đó.
-À, ra vậy, vâng, cảm ơn chị Thúy, chị cứ mạnh dạn đi ạ. Không phải ngại gì đâu. Tôi đã nói rồi, với các chị hễ các chi đề đạt gì trong khả năng của tôi đến đâu tôi có thể giúp là tôi giúp mà. Chị cứ mạnh dạn nói lên điều mình cần nhé.
-Dạ, là thế này ông giám đốc ạ - chị ngôi bên trái cất tiếng – tôi là Hoa, cùng chị Thúy đã mạnh dạn đề đạt cới giám đốc qua thư, nhưng qua mấy con chữ trong thư chúng tôi sợ không nói hết nên đặt vấn đề phải gặp được ông giám đốc mỏ bằng được là thế. Đấy, chúng tôi có thể dám hy sinh ở chiến trường không nề hà, nhưng như anh biết đấy, có mỗi việc...mà chị Thúy và tôi cứ ấp úng mãi không trình bày được là thế...
Anh cười lớn và đáp lời chị Hoa:
-Ui trời, cứ coi tôi như bạn bè đi các chị, đừng căng thăng quá, có gì ta nói với nhau như bạn bè trao đổi bình thường các chị ạ. Vậy tôi hỏi hai chị, cac chị ...xin mỏ hay xin ông giám đốc cho các chị cái gì hay là...
-Không không... Hai chị cùng cất tiếng.
Giám đốc Nam lại bật cười:
-Vậy thì các chị định ...xin cái gì và cho ai phải không.
Hai chị nhìn nhau. Đôi mắt họ đen thăm thẳm, miệng họ còn tươi giòn của tuổi thanh xuân dù đã qua thời thanh xuân ở chiến trường khói lửa bao năm. Im lặng một thoáng thì chị Hoa nói như sợ không thể nói với...ông giám đốc:
-Dạ, thế này ông giám đốc ạ, ở khu phố tôi, có chị cũng đi thanh niên xung phong như chúng tôi, nhưng chị ấy lại ở mặt trận có chất độc da cam. Khi về địa phương, chị ấy có làm công nhaanmor một dạo nhưng vì chi ấy toàn đẻ con...quái thai nên sức khỏe yếu và xin nghỉ mất sức lâu rồi ạ.
-Ôi, có trường hợp đó trong mỏ ta sao tôi không biết hả chị?
-Không, chị ấy làm việc ở đơn vị làm đường mỏ. Chứ không ở mỏ ta, nhưng giờ thì chị ấy lại đang ở khu tập thể của mỏ...chính vì không là người của mỏ Làng Bang nên chúng tôi mới...liều đến gặp giám đốc Làng Bang là như thế.
-Ra vậy. Vâng, cảm ơn cac chị đã tin tưởng giám đốc mỏ Làng Bang, vậy đề đạt nguyện vọng của các chị về chị ấy là thế nào, hai chị làm ơn cho tôi biết.
-Dạ là thế này - vẫn chị Hoa tiếp lời giám đốc Nam - chị ấy tên là Vận, chị ấy không có chồng, đẻ con mấy bận đều bị dính chất độc da cam, giờ chị ấy còn một cháu thôi, nó cũng gần hai mươi tuổi rồi, chị ấy thì yếu rớt, lương lậu thì không có, hai mẹ con trông chờ vào miếng vườn tập thể qua quýt, chị ấy trồng rau, nuôi đàn gà...loanh quanh đắp đổi qua ngày. Mà cái nhà cũng sập sệp lắm rồi. Con gái chị ấy thì cứ nằm không...nhìn tội lắm. Nói tóm lại, chúng tôi thấy....
-Thôi, cảm ơn chị Hoa, như thế là tôi hiểu rồi. Nói về chị Vận ấy là mắt tôi cũng đã cay cay rồi đây. Thôi mời hai chị uống nước, ăn kẹo, mọi việc như thế là các chị không phải hỏi ai hay gọi ai nữa nhé. Tôi sẽ đến thăm chị Vận ngay và sẽ có cách để giúp chị Vận như mong muốn của các đồng đội chị Vận, như thế được không hai chị.
-Ui trời - Chị Thúy òa khóc. Rồi chị tự nén lòng cất lời - Sao ông giám đốc có thể quyết nhanh như thế, trong tâm trí chúng tôi...chi rmong....mong ông...
-Chị ơi – Giám đốc Nam cười sảng khoái – Sao chị cứ nghĩ giám đốc như ông đùng bà đoàng nào đó, chỉ để cho người khác sợ thôi ư. Không sao, không sao, các chị yên tâm đi, mọi việc như vậy coi như xong hai chị nhé.
-Chúng tôi xin đội ơn giám đốc - Chị Hoa cất lời và giải thích – tôi nói đội ơn chứ không nói cảm ơn vì điều mong mỏi cho đồng đội của chúng tôi nó lớn lắm, khôn ggif so sánh được, vì thế, chúng tôi phải đổi đội ơn ông giám đốc đã ra tay cứu vớt cho đồng đội tôi vơi bớt nỗi khổ trần gian này.
-Trời ơi, hai chị làm cho ông giám đốc này thành anh hề trên sân khấu chèo rồi đấy. Cảm ơn hai chị đã tin tưởng để tôi có thể cùng các chị giúp chị Vận qua những khó khăn chị ấy đang phải chịu các chị nhé.
Giám đốc Nam nói xong hai chị Thúy và Hoa cùng sụt sịt. Anh nhìn thấy đôi mắt họ như những vì sao sáng trong đêm dẫn đường cho xe ra trận ngày nào, không còn thảm thẳm đen u tối như khi họ vừa bước vào phòng anh.
Như đã hứa với hai đồng đội của chị Vận. Cuối tuần đó giám đốc Nam cùng nhóm nhân viên và hai chị Thúy, chị Hòa đến nhà chị Vận. Cái hình ảnh đập vào mắt anh chính là cô con gái chị Vận nằm sõng sượt, gương mặt rõ đẹp mà rớt rãi và nét nhàu nhĩ của thời gian đã phủ lên cô ấy nên nhìn cô gái ấy chỉ như một hình nhân biết thở và biểu cảm từ những ngón tay co quăp! Chị Vận loanh quanh khoảng vườn hẹp, người gầy guộc, thấy khách đến chỉ thờ ở:
-Chào các bác, ơ, Thúy và Hoa nữa à, mời mọi người vào nhà.
Nhưng thực ra thì lời mời của chị cũng rơi vào khoảng không. Vì trong nhà của chị Vận trống hươ, trống hoác có mỗi cái giường cũng chả phải, mà lã cái chõng tre chị Vận chắc nhặt nhạnh mớ tre pheo về nhờ ai đó ghép lại cho con gái nằm. Giám đốc Nam cầm tay chị Vận bảo:
-Chị Vận ơi, tôi là Nam, giám đốc mỏ Làng Bang này, hôm qua biết các chị Thúy, chị Hoa đồng đội của chị đã kể về hoàn cảnh của chị, hôm nay chúng tôi đến thăm chị đây. Nhìn chị thế này...chúng tôi cũng thật...nhói lòng. Dù ở cùng một địa bàn mà tôi không biết có công nhân của mình vất vả thế này.
-Ấy chết, em có là công nhân của mỏ Làng Bang đâu, giám đốc nói thế, hàng xóm người ta lại bảo...mình vơ vào.
-ÔI, chị không phải kỹ càng thế đâu. Tôi nói bây giờ ở cả vùng này chỉ có mỗi công nhân mỏ Làng Bang ở, chả nói thế người ta cũng bảo ông hay bà ở mỏ Làng Bang đấy à. Nên chị vẫn là công nhân của Làng Bang, vì chị từng là công nhân làm đường mỏ cho mỏ Làng Bang là gì. Có phải không các chị Thúy, chị Hoa?
-Dạ...thì cứ nhận có ai đánh thuế mình đâu Vận ơi.
-Vâng, thì tôi cũng nói thế để giám đốc biết tôi không nhân của mỏ Làng Bang, khổ nỗi định nhận nhưng miệng nói nó cứ...ngượng ạ, mong giám đốc bỏ quá cho tôi.
-Không sao. Bây giờ thì chị để chúng tôi cùng chung tay giúp mẹ con chị nhé. Căn nhà ụp đến nơi rồi, hai mẹ con mà gặp bão gió thì chả biết thế nào...
-Ui...ông giám đốc ơi...ông là đức Phật tái thế ư. Tôi...tôi...không có mơ đến cái việc to tát thế. Chỉ mong con bé nó đừng ốm thì tôi cấy rau, nuôi đàn gà đắp đổi hai mẹ con là ổn thôi. Bây giờ ông đến giúp tôi như thế này....ui trời ơi, con gái ơi con gái, mẹ con mình chỉ mong mưa thuận gió hòa, con đừng ốm đau là mẹ mừng lắm rồi...Hôm nay mẹ con mình gặp Đức Phật tái thế rồi con ơi...
Chị Thúy, chị Hoa ra sức dỗ dành chị Vận mới hết cái cảm xúc trào dâng ngoài tưởng tượng ấy. Nhìn chị bé xíu gục vào hai đồng đội mà lòng giám đốc Nam quặn lại. Anh không ngờ giữa cuộc đời này vẫn còn những cảnh đời rất khó khăn như chị Vận...
Sau đó thì  căn nhà tập thể của chị Vận được xây mới kiên cố, chắc chắn cho hai mẹ con chị. Vì mỏ không có chế độ trợ cấp thường xuyên cho mẹ con họ như chế độ nhà nước cho cháu gái bị chất độc da cam. Nhưng mỗi khi nhân dịp tết tư hay một dịp phù hợp nào đó, giám đốc Nam vẫn vận động anh chị em trong cơ quan đến giúp mẹ con chị. Câu chuyện nhân văn này ở cái thung lũng than Làng Bang ai cũng hết lời khen ngợi ông giám đốc mỏ Làng Bang thật sự là một nhân cách lớn. Mỗi việc làm của giám đốc Nam đều ghi dấu ấn đặc biệt cho những cư dân nơi đây.
Cũng như cái tình cảm mà  Giám đốc Nam  dành cho cánh thợ lò của mình. Cánh thợ lò nhìn thấy anh là có dịp tếu táo khoác vai, bá cổ giám đốc như thường. Cả mỏ ai cũng biết vì sao ông Nam lại dành tình cảm đặc biệt cho thợ lò. Chứ không phải ông làm “chính trị” lấy lòng ai đó để thăng quang, tiến chức hay để lấy lòng nhau mà thôi.
Nhớ lại  cái dạo tình cờ gặp Đáo đó cùng chuyến xe công tác đó, giám đốc Nam vẫn giữ mối quan hệ thân tình anh em với Đáo. Nhiều khi Đáo còn e dè vì sợ thiên hạ dị nghị về mối quan hệ của anh với giám đốc. Nhưng giám đốc Nam thì cười giòn nóivới Đáo:
- Ông Đáo ơi, ông cứ  lo sợ không đâu, trong mỏ có bao nhiêu tổ trưởng, quản đốc lò, tôi đều yêu quý đặc biệt hết, vì các ông ở mỏ hầm lò như một cái máy cái làm cho sản lượng mỏ tăng lên. Các ông quan trọng nhất trong mọi khâu sản xuất của mỏ. Ông hiểu chưa, đơn giản như tình yêu anh với em…khà khà khà. Có vậy thôi bố Đáo nhé.
- Dạ, em em vô cùng cảm ơn anh ạ. Anh nói thế, em hiểu và em sẽ cố gắng hơn nữa ạ.
- Đúng, thợ lò là phải mạnh mẽ, phải quyết liệt, ông mà chần chừ là ông tự giết ông trước đó. Hai vụ tai nạn trong đời ông chứng kiến rồi đó, đáng sợ chưa và ông đừng có lơ là với công việc. Nghề lò có cái vinh quang của nó. Chỉ có người ở mỏ mới thấu hiểu hết được những điều sâu kín của nghề mình mà thôi. Nên ta cũng không cần phải giải thích nhiều làm gì, mọi việc đều phải hành động một cách nghiêm túc, không nghiêm túc thì chính mình phải chịu hậu họa thôi.
- Vâng ạ, em cũng nhận thức được công việc mà em đang làm rồi ạ. Chứ còn cái việc em phải ngại ngần khi được sếp quan tâm thì em cũng cứ nghĩ là nghĩ cho sếp, chứ với em dân thợ thuyền có gì đâu. Vì sợ thiên hạ người ta dị nghị, em thợ thuyền cứ thích chơi...trèo với sếp nên nhiều lúc em cũng ngại ngại là...
-Tớ hiểu mà. Nhưng không sao chuyện anh em là anh em, cấp trên và cấp dưới là việc khác. Mình sống rành mạch chả lo ai người ta dị nghị ông Đáo nhé.
-Dạ vâng ạ, em cảm ơn anh.
Sau này, Đáo cũng không hình dung ra, có nhiều lần anh được lên bục danh dự nhận những phần thưởng quý giá các cấp cao của Đảng và Nhà nước. Một công nhân, một tổ trưởng lò, một quản đốc lò đã làm nên anh, một chàng trai nông dân thứ thiệt, trở thành một thợ lò số một trong làng mỏ, vinh dự lắm thay. Công ấy Đáo luôn nghĩ anh Nam đã đồng hành cùng mình mà có được, chứ nếu không vì cái thịnh tình của anh Nam với Đáo suốt chặng đường đời mấy mươi năm qua chắc gì anh đã cố gắng phấn đấu và gắn bó với mỏ Làng Bang đến bây giờ.

(Còn nữa)

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)