bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 24
Trong ngày: 253
Trong tuần: 1511
Lượt truy cập: 775126

BÀN THÊM MỘT TÍ VỀ TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN

 

BÀN THÊM MỘT TÍ VỀ LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

                                    Vũ Nho

v_nho_nguyn_kh

 

BÀN THÊM MỘT TÍ VỀ LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

                                    Vũ Nho

        Về tác phẩm Lục Vân Tiên, tôi cho rằng các nhà nghiên cứu vẫn chưa có đánh giá đầy đủ về tác phẩm này.

Trước hết, đây là một truyện nôm mà Nguyễn Đình Chiểu tự viết ra mà nhân vật Lục Vân Tiên có những yếu tố  giống với cuộc đời riêng của tác giả ( Đi thi, mẹ mất, khóc mẹ nên bị mù).

Dù tác giả viết rằng “ Trước đèn xem truyện Tây Minh”, nhưng không  nhà nghiên cứu nào tìm được “Truyện Tây Minh” là truyện nào, của ai viết. Đây là  kiểu mở đầu để khẳng định là có truyện như thế, tác giả chỉ là người thuật lại, viết lại bằng thơ Nôm. Cũng tựa như Nguyễn Du viết “Cảo thơm lần giở trước đèn/ Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh”. Nguyễn Du dựa vào Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đời nhà Minh. Còn Nguyễn Đình Chiểu thì “viết như vậy mà không phải vậy”.

        Trong truyện, có nhiều câu thơ mộc mạc nhưng có ý nghĩa khái quát sâu sắc. Chẳng hạn như:

          Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

Ghét và thương là hai mặt đối lập trong tình cảm. Người giàu lòng thương cái đẹp, cái tốt cũng là người hay ghét cái xấu, cái dở. Về chuyện này Nguyễn Đình Chiểu đã viết những câu thơ sâu sắc về lời nhân vật ông Quán mà Sách Giáo khoa THPT lớp 11 trích với nhan đề “Lẽ ghét thương”.

          Có những câu câu như là châm ngôn về sự trò chuyện, gặp gỡ của con người mọi thời đại:

          Ai ai cũng ở trong trời

          Gặp nhau lời đã cạn lời thời thôi

Lời đã cạn thì không nói nữa, không thêm nữa. Nếu không , thì sẽ phạm vào điều kiêng kị là “ Nói dài, nói dai, nói dại”!

          Về giá trị của tác phẩm “ Lục Vân Tiên”, nhà thơ Xuân Diệu rất thích thú với việc Nguyễn Đình Chiểu đã đưa tiếng “ừ” dân dã, giản dị vào thơ:

          Vân Tiên ngó lại rằng ừ

          Làm thơ cho kịp chừ chừ chớ lâu.

Đây là tác phẩm  văn chương bác học nhưng có rất nhiều yếu tố của văn chương bình dân.

Ở đây, tôi xin phép bình luận 2 chi tiết mà tôi cho rằng nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã không chính xác khi đánh giá về tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Cần nói thêm rằng, hai chi tiết này tôi đã viết thành một bài báo gửi về Tạp chí Văn Học khi  bác Hoài Thanh còn sống. Nhưng lúc ấy, người ta không biết anh cán bộ nhép  khoa Văn trường ĐHSP Việt Bắc hẻo lánh Vũ Nho là ai mà dám cãi, dám chê  bác Hoài Thanh  “nghiêng trời uy linh”. Bởi vậy kết quả mà tôi nhận được là  bức thư vẻn vẹn : “Chúng tôi cám ơn sự cộng tác của đồng chí. Bài không dùng được!”.

( Cũng xin nói thật rằng tôi không thích  “Chân dung nhà văn” của nhà thơ Xuân Sách nói chung và viết về bác Hoài Thanh nói riêng. Bởi vì bác Xuân Sách chỉ chăm chăm nhằm vào chỗ tối, chỗ hạn chế “người ta thường tình” nên chân dung nhà văn thường méo mó. Chỉ riêng việc bác Hoài Thanh dám viết về “Nhật kí trong tù”  của  cụ Hồ rằng “ Nhật kí trong tù gồm hàng trăm bài thơ trong đó có mấy chục bài hay” cũng đủ thấy  bác Hoài Thanh dũng cảm! Tôi đọc mà kính cẩn ngả mũ!).

          Bây giờ quay trở lại việc bình luận của chàng trẻ tuổi trong bài báo không được dùng.

Thứ nhất là nhà phê bình Hoài Thanh so sánh cuộc gặp của 2 cặp trai tài gái sắc của hai tác phẩm là Truyện Kiều và Lục Vân Tiên. Kiều và Kim Trọng thì say đắm, nồng nàn. “ Chập chờn cơn tỉnh cơn mê”. Còn anh chàng họ Lục thì “Khoan khoan ngồi đó chớ ra/ Nàng là phận gái ta là phận trai”. Khi Nguyệt Nga muốn rước về nhà đền ơn thì Vân Tiên từ chối. Khi muốn tặng thơ thì Vân Tiên cũng chẳng mấy mặn mà:

                   Vân Tiên ngó lại rằng ừ

                   Là thơ cho kịp chừ chừ chớ lâu.

Tôi cho rằng  bác Hoài Thanh đã khập khiễng trong so sánh. Phải nói là rất khập khiễng, nên thiếu công bằng.

          Kiều và Kim Trọng là trai thanh gái lịch đi Hội  đạp thanh là để gặp gỡ, hò hẹn. Bởi vậy mà hai người Quốc sắc, Thiên tài gặp gỡ là mê nhau ngay, quyến luyến nhau ngay, không muốn rời “ Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn”.

          Còn Vân Tiên và Nguyệt Nga gặp nhau tình cờ, đột xuất trong vụ Vân Tiên đánh cướp.

          Điều quan trọng nhất mà nhà phê bình quên, là khi đó, Vân Tiên đã có đính ước với Võ Thể Loan.

          Nếu Vân Tiên gặp Nguyệt Nga mà cũng si mê nàng ngay, quyến luyến với nàng thì như Kim Trọng với Kiều thì sau này, chàng bị Võ Thể Loan bội ước, người ta sẽ không mấy thương cảm. Nguyễn Đình Chiểu do đó đã để Vân Tiên  không mặn mà, không vồ vập Nguyệt Nga là có lí do riêng. Chàng là người chung tình nên xử sự như thế là đúng đắn.

          Bởi thế mà so sánh 2 cặp nhân vật này và có ý chê Nguyễn Đình Chiểu là không thỏa đáng!

Chuyện thứ hai là nhà phê bình Hoài Thanh so sánh  2 đoạn tự tử trên sông của Thúy Kiều và Nguyệt Nga. Tôi không còn nhớ chính xác lời văn của  bác Hoài Thanh. Nhưng nhớ rõ  bác coi Thúy Kiều trước khi nhảy xuống sông Tiền Đường thì   “một mình cay đắng trăm đường”,  rồi viết thư tuyệt mệnh, nghĩ ngợi gần xa rồi mới:

                   Trông vời con nước mênh mông

                   Đem mình gieo xuống giữa dòng Trường Giang

Còn Nguyệt Nga thì đơn giản quá:

                   Một mình bức tượng vai mang

                   Nhằm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay

 Nhà phê bình Hoài Thanh còn viết dòng bình luận “nhảy như nhảy ở sân vận động”! “Vic gì mà phi vi vàng nhy ngay? Kiu Nguyt Nga nhy xung sông t t mà vô tâm như người ta nhy trên sân vn đng. Nhp điu câu thơ cũng gp gáp, láu táu đến bun cười! Con người y còn cn gì phi nhy xung sông. Nó đã chết t khi chưa nhy. Nó chưa h sng bao gi “ (Toàn tập Hoài Thanh , Tập hai, trang 47- 48 ).

Thật là sai lầm nghiêm trọng. Nguyệt Nga quyết chết để giữ thủy chung với Vân Tiên, thì hành động “ vội vàng nhảy ngay” là một hành động dứt khoát, đáng ca ngợi chứ sao lại chế diễu? Và Nguyệt Nga đâu phải là nhân vật “chết” khi chưa nhảy. Nghĩa là chưa hề sống! Trong khi với bạn đọc và nhất là bạn đọc Nam Bộ, nàng là người có thủy, có chung, là là tấm gương hiếu thảo, chung tình.

          Đại ý là như vậy! Điều này cho thấy dù là nhà phê bình văn học thuộc hàng đầu , có người còn nâng lên thành thiên tài, nhưng nếu có thành kiến thì việc phân tích không có sức thuyết phục. Thậm chí sai lầm!

                                                Hà Nội,  1/10/2021

         

 

       

         hoa-sen-phat

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)