bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 26
Trong ngày: 304
Trong tuần: 1526
Lượt truy cập: 775281

BÀN VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ

TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ - NHỮNG CHUYỂN ĐỘNG

Chủ nhật - 27/08/2023 04:33

    •  

 

    • Các nhà văn: Bùi Việt Mỹ, Hoàng Quốc Hải, Phùng Văn Khai 

 

Trước nhu cầu ngày càng tăng lên của nhiều tác giả và bạn đọc, cần nhìn nhận, đánh giá chuyên sâu về thể loại tiểu thuyết lịch sử - tác giả và tác phẩm trong thời gian kể từ đầu Thế kỷ, ngày 26/8/2023, tại Hội trường Hội LHVHNTHN, Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề Tiểu thuyết lịch sử - những chuyển động. Tọa đàm đã thu hút khá nhiều trình bày tham luận, ý kiến trao đổi cũng như sự quan tâm theo dõi của công chúng.

Các nhà văn: Bùi Việt Mỹ, Hoàng Quốc Hải, Phùng Văn Khai

     Tin, ảnh: DƯƠNG HÒA  

     Tiểu thuyết lịch sử nên viết theo theo dã sử hay chính sử? Có thể hư cấu hay không và mức độ hư cấu đến đâu? Những kinh nghiệm trong sáng tác tiểu thuyết lịch sử… là những nội dung được đưa ra trao đổi trong Tọa đàm “Tiểu thuyết lịch sử - những chuyển động” do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức sáng 26-8.
    Cùng hai khách mời giao lưu là nhà văn Hoàng Quốc Hải và Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai, Phó tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tọa đàm đã trao đổi nhiều vấn đề của văn học lịch sử nói chung, tiểu thuyết lịch sử nói riêng ở Việt Nam hiện nay.
    Giải đáp những câu hỏi đưa ra, nhà văn Hoàng Quốc Hải, tác giả của bộ tiểu thuyết lịch sử “Bão táp triều Trần” và “Tám triều vua Lý”, cho rằng: Tiểu thuyết là sự hư cấu nhưng trên cơ sở nhà văn phải làm chủ lịch sử. Lịch sử là cái đinh mà trên đó nhà văn treo bức tranh là tác phẩm của mình. Tiểu thuyết lịch sử cũng không phụ thuộc vào chính sử, dã sử, hay bất cứ lối viết nào mà yếu tố quan trọng nhất phụ thuộc vào tài năng của nhà văn để vẽ nên gương mặt của thời đại mà tác phẩm phản ánh.
     Đề cập đến yêu cầu của người viết, Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai cũng khẳng định, với nhiệm vụ giải mã lịch sử, người viết tiểu thuyết lịch sử phải có kiến thức sâu rộng.
Mối liên hệ giữa văn học và lịch sử và những yêu cầu đặt ra cho lý luận phê bình tiểu thuyết lịch sử đã được PGS, TS, nhà văn Vũ Nho đưa ra phân tích. Nhiều ý kiến cũng đề nghị các nhà lý luận phê bình, nhà văn, người yêu lịch sử và văn chương chỉ ra và lên án, phê phán mạnh mẽ những tác phẩm, tác giả nhân danh văn học nghệ thuật để xuyên tạc lịch sử dân tộc.


    Với sự tham gia trao đổi sôi nổi của các nhà văn và độc giả quan tâm tới tiểu thuyết lịch sử Việt Nam, tọa đàm đã làm rõ hơn và gợi mở nhiều vấn đề xung quanh tiểu thuyết lịch sử và hoạt động sáng tác đang được công chúng và những nhà quản lý văn học nghệ thuật quan tâm.
D.H

Báo QĐND,  26/8/2023

 

ĐỀ DẪN CHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐÀM

     TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ - NHỮNG CHUYỂN ĐỘNG
 

         Nhà văn Bùi Việt Mỹ 

       Về thời gian, chúng ta đang sống và sáng tác trong giai đoạn sau 13 năm kể từ Đại lễ 1000 năm Thăng Long và sau hơn 20 năm cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến - TP HN phát động năm 2000  (tức 990 năm Thăng Long). Thành tựu to lớn của sáng tạo VHNT trong cuộc vận động ấy, có đóng góp của những bộ tiểu thuyết lịch sử, thậm chí có thể nói nó đã chiếm vị trí quan trọng trong sáng tác văn học những năm đầu thế kỷ này. Có thể kể ra những bộ lớn như: Bão táp triều Trần và Tám triều vua Lý của Nhà văn Hoàng Quốc Hải mà chúng tôi giới thiệu sau đây, cùng với Nắng Kinh thành của nhà văn Siêu Hải, 2 tập: Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, Bóng nước Hồ Gươm của Chu Thiên, Vằng vặc sao Khuê và 14 tập tiểu thuyết dã sử của Hoàng Công Khanh v.v..Các Nhà văn này đều được giải thưởng của Thủ đô và các giải văn chương khác. Ngoài đóng góp về giá trị văn chương, sáng tác của họ còn đóng góp với nghiên cứu tìm hiểu lịch sử và giáo dục, giảng dạy trong nhà trường, và như vậy nó  ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của nhân dân ta trước yêu cầu bức thiết tăng cường bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng con người mới, người Hà nội thanh lịch, văn minh…

     Những năm gần đây, vấn đề sáng tác, nghiên cứu văn học về đề tài lịch sử dân tộc đang ngày càng được quan tâm và trở thành v/đ lớn từ định hướng đến thực tiễn đời sống xã hội. Vậy nên, các vấn đề đặt ra với thể loại văn học này cũng ngày càng tăng lên. Từ khái niệm văn học sử và tiểu thuyết lịch sử, dã sử; từ nhận biết của tác giả mà xác định việc phản ánh sự thật và tạo dựng bố cục, đến các yếu tố hư cấu cũng như mức độ hư cấu của tiểu thuyết, hay sự khác nhau của giá trị dữ liệu trong tiểu thuyết và dữ liệu giảng dạy của giáo khoa v.v..Toạ đàm hôm nay, chúng tôi đi sâu vào trao đổi, nêu vấn đề, đối thoại và phân tích, cùng nhìn nhận phần nào về các vấn đề ấy, trước hết là chọn từ thực tế kinh nghiệm sáng tác của tác giả hai bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần và Tám triều vua Lý - nhà văn Hoàng Quốc Hải - với những thành tựu nhất định trong các sáng tác văn học đề tài lịch sử dân tộc; Một tác giả thuộc thế hệ tiếp theo là Nhà văn Phùng Văn Khai với 7 cuốn tiểu thuyết lịch sử: Phùng Vương, Ngô Vương Nam Đế Vạn Xuân, Triệu Vương phục quốc, Lý Đào Lang Vương, Lý Phật Tử định quốc, Trưng Nữ Vương.  Hi vọng, từ góc nhìn của các nhà văn sẽ gợi mở thêm một số điều góp phần làm phong phú hơn việc sáng tác văn học về đề tài lịch sử dân tộc.

    1 - Về phong cách, kinh nghiệm và thành tựu từ hai bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần và Tám triều vua Lý của nhà văn Hoàng Quốc Hải

Nhà văn Hoàng Quốc Hải cho biết ông đã viết bộ tiểu thuyết lịch sử về nhà Trần theo năm lát cắt. Mỗi lát cắt là một giai đoạn tiêu biểu. Vì vậy mới có các tựa sách khác nhau. Bão táp cung đình là giai đoạn chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần, bằng cuộc hôn nhân của hai bé tám tuổi là Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng, tiếp đó, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Người đạo diễn thiên tài cho sân khấu chính trị này là Thái sư thống quốc Trần Thủ Độ. Công lao lớn nhất của ông là tránh được cuộc nội chiến đang có nguy cơ bùng phát, và vực dậy một xã hội ốm yếu, điêu tàn vào những năm cuối của triều Lý Cao Tông và kéo dài suốt triều Lý Huệ Tông, để chuẩn bị lực lượng chống các cuộc xâm lăng tàn bạo của đế quốc Nguyên - Mông vào mấy chục năm sau đó.

 Thăng Long nổi giận phản ánh trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai (1284-1285).

Huyết chiến Bạch Đằng đi sâu phục dựng lại chiến thắng nổi tiếng Bạch Đằng trong lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 3 với những tái hiện lịch sử xuất sắc. Bộ sách được viết  như một bản hùng ca thể hiện tinh thần hào hùng của một dân tộc anh hùng.

Huyền Trân công chúa  thể hiện một đường lối kiên trì hòa bình của thượng hoàng Trần Nhân Tông, đồng thời biểu dương tính nhân văn cao thượng của vị vua này.

Vương triều sụp đổ phản ánh cả một giai đoạn kéo dài suốt sáu mươi năm (1340-1400) suy thoái rồi sụp đổ của nhà Trần.

Mỗi tập, phản ánh trọn vẹn một chủ đề. Đọc bộ sách cho ta cái nhìn tổng thể xuyên suốt 175 tồn tại của nhà Trần, một triều đại điển hình với nhiều bài học thành bại cho hậu thế, những bài học hết sức sống động.

Đọc bộ tiểu thuyết này, chúng ta nhận thấy rất rõ nhiệm vụ đầu tiên của nhà văn là phải giải mã được lịch sử. Từ đó tạo ra được thế giới của riêng nhà văn. Giải mã lịch sử, phải thấu hiểu mọi sự đến tường tận, như nhìn vào xã hội đang sống. Vốn sống phong phú, thấu hiểu về văn hoá chính trị, cuộc sống người dân, phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng...và thêm nữa là sự tương quan lịch sử các dân tộc, các quốc gia cùng thời...Tất cả những hiểu biết đó là bắt buộc, là chiếc chìa khóa của nhà văn trước lịch sử và trước trang giấy.

Xin nói thêm, nhà văn Hoàng Quốc Hải, với những thành tựu nổi trội (ngoài các giải thưởng văn học, ông còn được Hội NVHN trân trọng trao Tặng thưởng văn học trọn đời cách đây 2 năm). Qua từng trang viết, bạn đọc thấy sự tâm huyết với dân tộc, sự lao động nghiêm túc và quan điểm cá nhân của ông về văn chương - mảng tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam.

        2 - Nhà văn Phùng Văn Khai với 7 cuốn Tiểu thuyết lịch sử: Phùng Vương, Ngô Vương Nam Đế Vạn Xuân, Triệu Vương phục quốc, Lý Đào Lang Vương, Lý Phật Tử định quốc, Trưng Nữ Vương.

Luôn gần hai mươi năm, nhà văn Phùng Văn Khai một mực chuyên tâm lịch sử. Nhà văn hoặc cùng các đoàn nghiên cứu, văn nhân miệt mài điền dã đình, đền, chùa, miếu; hoặc mải miết bôn ba khắp nơi tham gia tổ chức các hội thảo khoa học đều là về danh nhân lịch sử.

Trong tâm thức và tinh thần ấy, Phùng Văn Khai đã giành toàn bộ trí tuệ, sức lực và thời gian của mình, từng bước, từng trang tường minh lịch sử bằng văn chương. 

Về Phùng Vương và Ngô Vương, các nhà nghiên cứu, giới văn bút trưởng lão và bạn văn đồng thời đã có nhiều ý kiến, bài viết, nhiều bạn sinh viên, học viên cao học đã chọn để làm khóa luận tốt nghiệp, luận văn Thạc sĩ...Đó cũng thể hiện sự ưu ái với lịch sử, với văn chương của Phùng Văn Khai.

Viết xong Phùng Vương, Ngô Vương, Bốn năm sau Phùng Văn Khai hoàn thành bộ Vương triều Tiền Lý 4 tập hơn 2000 trang.

Điều chính yếu cũng là văn mạch xuyên suốt của Vương triều Tiền Lý bao gồm: Nam Đế Vạn Xuân, Triệu Vương phục quốc, Lý Đào Lang Vương, Lý Phật Tử định quốc chính là tinh thần Phật giáo hộ quốc đã được đóng đinh và nhất quán trong mấy nghìn trang sách của nhà văn Phùng Văn Khai. Tinh thần Phật giáo được thể hiện sinh động từ bước chân lẫm chẫm của cậu bé Lý Bí bảy tuổi trong đêm đông vắng lặng một mình trước mộ mẫu thân tới hình ảnh Triệu Việt Vương xuống tóc nơi chùa Bến trong đêm đông cổ trấn Luy Lâu. Các cuộc luận đàm Phật pháp diễn ra ngay giữa vương triều Vạn Xuân ngày khai quốc, khi nơi chiến trận muôn tên nghìn giáo. Với mạch truyện về hoàng đế, quân vương Vương triều Tiền Lý gắn với đối thoại về Phật giáo, Phùng Văn Khai đã mở rộng các vấn đề trọng đại trong lịch sử dân tộc khi nối kết vai trò của Phật giáo trong đời sống tinh thần người Việt. Những miêu tả về lịch sử, giáo lý, đặc biệt sự ảnh hưởng lớn của đạo Phật luôn thấm đẫm trong từng trang viết...

Bộ sách được viết liền một mạch, Phùng Văn Khai cho thấy công việc của người viết sử bằng văn chương là làm sống lại lịch sử, biến những sự kiện lịch sử vốn mang tính chất khô khan trong sử sách thành những câu chuyện lịch sử sống động và khơi mở, luận giải, đối thoại với những vấn đề được đặt ra từ lịch sử, qua đó truyền cảm hứng và tình yêu dân tộc đối với độc giả. Bộ Vương triều Tiền Lý với 63 hồi trên 2.000 trang in thực sự là một trường thiên tiểu thuyết. Qua đây, độc giả như được sống lại một thời kỳ oanh liệt của lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông. Dẫu câu chuyện đã qua từ rất lâu, song bài học về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, về tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, về ý chí, khát vọng hòa bình, về sức mạnh của sự đoàn kết, về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán… vẫn luôn đồng hành với nhiều thế hệ dù ở bất kỳ thời đại và sự chuyển vần nào. Bộ tiểu thuyết của Phùng Văn Khai xứng đáng có một vị trí trong tiến trình vận động, đổi mới thể loại với nỗ lực của chuyển động sáng tạo.

 

    Bàn về Tiểu thuyết lịch sử nói chung là vấn đề rất lớn bởi từ đề tài, từ quan điểm, từ cách nhận diện sự thật, từ phương pháp sáng tạo của nhà văn. Khi Gt tập TTLS Thiên Mệnh, Nhà văn Nguyễn Trọng Tân với quan điểm trung tính: “Sử liệu thời kỳ Quang Trung và Triều đại Tây sơn bị nhà Nguyễn hủy họai hầu như không còn gì. Với mong muốn giải mã giai đoạn đặc biệt này, phải tìm các nguồn tư liệu khác nhau, có câu trích nguyên văn từ nguồn với ý thức không làm sai lạc lịch sử hoặc làm méo mó đi nhân vật của thời đại”.  Ở đây chúng ta còn chưa nói đến các dạng thức của thể loại TTLS, hư cấu nghệ thuật, rồi còn cả về độ tuổi, vốn sống của tác giả trước cả một hoàn cảnh lịch sử, tâm lý lịch sử đã quá xa xưa... Chỉ qua 2, 3 thế hệ nhà văn thôi (chẳng hạn như 2 nhà văn nói trên và còn một số nhà văn trẻ đã và đang viết TTLS cũng đang tham dự hôm nay), tất cả những yếu tố ấy có thể cũng được chuyển động theo cách nhìn của riêng họ. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi về những v/đ, những khái niệm chuyên biệt của thể loại tiểu thuyết này, v/đ đã tới mức trở thành nhu cầu quan tâm của khá nhiều các nhà văn và bạn đọc./.
BVM 25/8.


Tọa đàm thu hút đông đảo nhà văn và những người quan tâm tới tiểu thuyết lịch sử đến dự.

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)