bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 31
Trong ngày: 120
Trong tuần: 786
Lượt truy cập: 772824

CÁNH ĐỒNG CHUM MÙA HOA BAN

    Nhà văn Hoàng Thế Sinh là một người lính đã cầm súng tham gia chiến đấu, thời thanh xuân đó

đã giúp cho tâm hồn nghệ sĩ của ông được vươn mình, ấp ủ cho nhiều tác phẩm.

Tiểu thuyết “Cánh đồng Chum mùa hoa ban” là tiểu thuyết thứ 8 được nhà văn Hoàng Thế Sinh công bố, với rất nhiều trăn trở.

Các nhà văn : HOÀNG THẾ SINH, NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN, NGUYỄN HIỀN LƯƠNG, HÀ LÂM KỲ,

VŨ NHO   nói về tiểu thuyết CÁNH ĐỒNG CHUM MÙA HOA BAN TRÊN VOV TV.

Về cuốn CÁNH ĐỒNG CHUM MÙA HOA BAN

Câu hỏi 1:Thưaông, “Cánh đồng Chum mùa hoa ban” là hành trình của người lính, nhưng chỉ nhắc tới ký ức về năm trận đánh lớn đã được ghi dấu trong lịch sử, chỉ qua năm trận đánh lớn này nhà văn Hoàng Thế Sinh đã gửi gắm thông điệp của mình như thế nào?

 

Đây là tập tiểu thuyết có một phần bóng dáng tự truyện. Nhân vật Hoàng ít nhiều gợi cho những người biết tác giả thấy bóng dáng của nhà văn Hòang Thế Sinh. Nhưng tiểu tuyết này không nói về một nhân vật. mà nói về một loạt nhân vật quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu trên mặt trận cánh đồng Chum. Tác giả không viết kĩ về các trận đánh. Nhưng qua năm trận chiến từ khi các chiến sĩ còn là lính “mới tò te” đến trận quyết định thắng lợi của chiến dịch, tác giả cho thấy các chiến sĩ đã suy nghĩ thế nào, lo lắng ra sao, đối mặt với nhưng mất mát hi sinh của đồng đội và trưởng thành như thế nào. Tiểu thuyết nói về  tình đoàn kết gắn bó của các chiến sĩ tình nguyện Việt nam với nhân dân Lào mà tiêu biểu là bà mẹ  có tên Bun May, cô gái Lào Bua Xa Ly, Bun La… Các anh chiến đấu, hy sinh để  đất nước Lào tươi thắm mãi những cánh rừng hoa Ban. Cũng là bảo vệ những rừng Ban của đất nước mình. Và các chiến sĩ tình nguyện sống mãi với trong tình cảm Việt Lào  thắm thiết, một tình cảm đặc biệt, sâu nặng;  như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

                       Việt Lào hai nước chúng ta

                       Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long.

Câu hỏi 2:Thưa ông, ấn tượng của “Cánh đồng Chum mùa hoa ban” chính là cách nhà văn dùng ngôn từ để làm nổi bật tâm lý của người lính mang tên Hoàng, thế mạnh sử dụng ngôn từ, khai thác nội tâm nhân vật đã được tác giả đầu tư như thế nào qua tác phẩm này?

                       Chúng ta đều biết chất liệu của các loại nghệ thuật. Hội họa dùng màu sắc, Âm nhạc dùng âm thanh, giai điệu, Múa dùng các động tác hình thể,… Văn thơ tất nhiên là dùng ngôn từ. Ở đây ngôn từ được dùng để kể và miêu tả. Không chỉ thế, ngôn từ còn dùng để phân tích, bình giá. Sự kết hợp kể chuyện, miêu tả, phân tích tâm lí một cách nhuần nhuyễn, có nghề, đã giúp nhà văn cho độc giả thấy tâm tư, tình cảm, những quan tâm , lo lắng của các chiến sĩ khi đối mặt với bom đạn, mất mát, hi sinh. Các chiến sĩ không phải là không sợ chết. Nhưng họ vượt lên sự sợ hãi đó.  Họ làm được điều khó khăn vô cùng đó chính là họ cóa lí tưởng, có niềm tin, niềm kiêu hãnh :” Chiến đấu vì DANH DỰ MỘT CON NGƯỜI”! Thành công của nhà văn là đã viết về người lính như  trong đời thực đầy gian khổ, mất mát hi sinh, nhưng cũng vô cùng kiên cường, anh dũng của họ.

 

Câu hỏi 3:Thưa ông, rất nhiều tác phẩm về chiến tranh đều đã kể câu chuyện của những người lính từ binh nhất, binh nhì, nhưng với Hoàng của “Cánh đồng Chum mùa hoa ban” điểm khác biệt của nhà văn như thế nào khiến cho tác phẩm mang dấu ấn đặc biệt?

         Vâng, chúng ta đã trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, chống bọn Pôn Pót ở biên giới Tây Nam và chống quân Bành trướng ở biên giới phía Bắc. Vì thế có rất nhiều cuốn sách viết về chiến tranh. Không thể kể hết được tên các cuốn sách đó. Nhưng sự khác biệt đầu tiên của cuốn sách này chính là viết về cuộc chiến đấu của quân tình nguyện Việt nam trên đất Lào. Cùng được giải với tiểu thuyết này là tác phẩm viết về cuộc chiến trên đất Căm Pu chia. Tước đó có các cuốn Bên kia biên giới của Phan Tứ, Bên Dòng sông Mê của Bùi Thanh Minh,…

Hoàng của Hoàng Thế Sinh là nhân vật binh nhì, là người kể chuyện chính, cũng là người trực tiếp cầm súng tham gia các trận đánh. Cùng với Hoàng là những đồng đội trẻ tuổi như anh.

Một sự khác biệt là khi viết lại tiểu tuyết này, kể từ 1971 đến năm 2021 là 50 năm. Một độ lùi sâu cần thiết để những ghi chép trong sổ tay, những hồi ức của cựu chiến binh Hoàng Thế Sinh được chiêm nghiệm kĩ lưỡng. Tôi nhớ một câu của nhà văn Iuri Bôn darev: Cái quyết đình thành công không phải là trải nhiều mà là chiêm nghiệm kĩ điều đã trải.

 

Câu hỏi 4:Tác phẩm có trang cuối cùng được ghi chú với dòng chú thích “Binh nhì Hoàng Thế Sinh ngày vượt Trường Sơn sang Cánh đồng Chum mùa thu 1971” Liệu tiểu thuyết này có dựa trên câu chuyện như lời tự sự của chính tác giả hay không?

                         Việc Hoàng thế Sinh chiến đấu ở nước bạn Lào là hiển nhiên, không cần bàn cãi. Chúng ta  và nhà văn đều hiểu sự khác biệt của thể loại. Tiểu thuyết, khác với bút kí, khác với hồi kí, khác với phóng sự. Trong tiểu thuyết, quyền hư cấu của tác giả nhiều hơn hẳn bút kí hoặc hồi kí. Nhưng không vì thế mà nghĩ rằng tiểu thuyết toàn là chuyện bịa như thật. Càng không thể nghi ngờ nhiều chi tiết chân thực trong Cánh đồng Chum mùa hoa ban.

                         Tôi tin vào lời kể của tác giả. Đặc biệt tôi rất tin rằng tiểu thuyết này“được viết bằng máu của đồng đội, viết bằng  sự hi sinh vô cùng dũng cảm của tuổi trẻ, được viết từ cái chết thảm khốc, chết đến hai lần của đồng đội, được viết từ cái chết thảm khốc của một cánh rừng hoa ban trắng ngần đương giữa mùa xuân trên đất bạn Lào” (trang 150).

 

Câu hỏi 5:Thưaông, ông có đánh giá như thế nào về cách nhà văn Hoàng Thế Sinh dùng ngôn từ để vẽ lên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ thông qua “Cánh đồng Chum mùa hoa ban”?

          Nhà văn sinh trưởng ở vùng đồng bằng Hưng Yên, nhưng có thời gian sống trên quê mới Yên Bái, vùng núi rừng hùng vĩ của đất nước. Thiên nhiên hùng vĩ của vùng cánh đồng Chum tương đồng với miền Tây Bắc Việt Nam. Những cánh rừng, rừng hoa ban, những con suối, ngọn núi, hang động đều có những nét tương đồng. Những cảnh hùng vĩ ấy nhà văn đã gắn bó mến yêu. Nó đã từng xuất hiện trong một số tiểu thuyết của Hoàng Thế Sinh như trong Rừng thiêng 2007, Chúa đất miền Khau Sưa 2020,…Bởi thế không ngạc nhiên. Có thể nói nhà văn là người con của rừng, gắn bó với rừng và có những trang  độc đáo về núi rừng, về thiên nhiên hùng vĩ,

 

Câu hỏi 6:Thưa ông, với nhiều tình tiết đáng nhớ, nhiều trận đánh, nhiều địa danh lưu lại trong lòng người đọc, ông có đánh giá thể nào về sự công phu, đầu tư của nhà văn với “Cánh đồng Chum mùa hoa ban”?

                         Tôi cho rằng khi viết “ Cánh đồng Chum mùa hoa ban” nhà văn đã có độ lùi, đã có kinh nghiệm  viết tiểu thuyết. Những gì ấn tượng, được đọng lại sau sự sàng lọc của thời gian, cùng với sự chín của ngòi bút đã giúp tác giả không lặp lại mình. Mỗi trận đánh khó khăn, nhưng chiến thắng theo cách khác nhau. Những hi sinh, mất mát, tổn thất cũng khác. Không chỉ có nhân vật Hoàng, mà còn có những nhân vật khác như Bình bắn B41, Tương Lai, con trai nhà văn Hoàng Hạc, Phú – chiến sĩ thông tin hữu tuyến  được khắc họa đậm nét. Gian khổ , ác liệt,  tổn thất, mất mát, nhưng những chiến sĩ vẫn bình tĩnh, lạc quan. Những bài hát, những bài thơ, những câu chuyện tếu táo, những giấc mơ  là nguồn sức mạnh nuôi dưỡng tinh thần lạc quan.

“Bên cạnh những trang viết về cuộc chiến đấu dữ dội, ác liệt, vẫn có những trang miêu tả  các chiến sĩ hồn nhiên tổ chức sinh nhật, gặp gỡ giao lưu với các cô gái Lào, đọc thơ, kể chuyện hài. Không  thống kê hết, nhưng có rất nhiều các bài hát của Việt Nam, của Lào được các chiến sĩ hát thầm khi đợi giờ G, hát khi gặp gỡ các thiếu nữ Lào. Các bài hát , bài thơ thể hiện niềm yêu cuộc sống, yêu quê hương, mến yêu đất nước Lào với hoa chăm pa, với điệu múa lăm vông, với thiên nhiên tươi đẹp như miền tây Bắc của Việt Nam”. Tác giả đã thành công.

Câu hỏi 7:Khi gấp cuốn sách lại, ấn tượng của ông và điều mãi còn đọng lại trong “Cánh đồng Chum mùa hoa ban” như thế nào?

                       Ấn tượng đọng lại sẽ tùy cảm nhận của mỗi người. Với tôi, đó là tình thần  đoàn kết quốc tế Việt Lào được minh chứng bằng sự hi sinh chiến đấu của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam. Họ sát cánh cùng quân và dân Lào  làm nên chiến thắng của hai  đất nước, hai dân tộc. Họ đem tuổi thanh xuân đẹp nhất của mình chiến đấu  cho cuộc sống bình yên của nhân dân hai nước.  Như là mấy câu thơ của nhân vật Hoàng:

            Hi sinh vì nghĩa lớn, bạn của ta mãi mãi trẻ trung cùng đất nước

            Cây ban lại mọc lên, xanh biếc lá hình trái tim

           Hoa ban lại nở trắng ngần giữa mùa Xuân bình yên./.

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
09-06-2022 12:05:52 VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ ĐƯA LÊN TRANG!

Trả lời

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)