bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 13
Trong ngày: 94
Trong tuần: 1323
Lượt truy cập: 647137

MÙA XUÂN TRONG THƠ PHẠM CÔNG TRỨ

MUÀ XUÂN TRONG THƠ CỦA THI SĨ “ LỜI THỀ CỎ MAY”

                                  Vũ Nho

pham_cong_tru

Tôi đã thống kê những vần thơ Xuân của Phạm Công Trứ, kể cả những bài viết về tháng Giêng, Tết,  bài có câu nhắc đến mùa xuân, thì thấy  “ Lời thề cỏ may” ( LTCM)  tập 1 có  6 bài, LTCM tập 2 có 2 bài, LTCM 3 có 6 bài. Nếu so với các bài thơ viết về mùa Hạ và mùa Thu thì số lượng cũng tương đương, có khi còn ít hơn vài bài. Nói thế để thấy rằng Phạm Công Trứ không chỉ xúc cảm với mùa Xuân, mà mùa Hạ, mùa Thu cũng rất quyến rũ với nhà thơ, người tự nhận là “đa tình” ( Dạ anh là dạ đa tình- Ngõ quê – LTCM1, tr.11) hơn thế nữa là “duy tình” ( Người ta “duy vật” khắp nơi/ Em thì “ duy lí”, còn tôi “duy tình” – LTCM 2, trang 48).

Cảm xúc đầu tiên về mùa Xuân là cảm xúc trong bài thơ “ Mùa xuân nói gì”. Tác giả tỏ ra nhạy  bén khi nghe  được tiếng mùa xuân nói:

Mùa xuân nói gì trong vườn chuối

Mà nghe lá lật gió thâu đêm

Mùa xuân nói gì trên cành bưởi

Sáng ra hương đẫm cánh ong mềm

Mùa xuân nói gì trên má em

Mà thẹn thùng như buổi đầu quen

Mắt em trong suốt thời con gái

Trời ơi con mắt của tháng Giêng

            (Mùa xuân nói gì -  LTCM1, tr14)

Nói gì thì nói, một cách ngẫu nhiên hay chủ ý, những câu thơ này gợi  người đọc nhớ Nguyễn Bính trong “Xuân về”:

Đã thấy xuân về với gió đông

Và trên màu má gái chưa chồng

Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm

Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong

Mùa xuân cũng là mùa của Tết, mùa của tháng Giêng với tết nhất, hội hè. Cái cảnh  cận tết của một vùng quê làm nông nghiệp thật đẹp, thật mơ mộng:

            Đầy trời đang rắc bụi mưa

            Đồng trên đồng dưới cũng vừa cấy xong

            Nhà nhà đã rửa lá dong

            Đã quét tường mới, đã giồng cây nêu

            Chợ phiên đã bán giấy điều

            Đêm đêm đã động trống chèo làng trong

                        ( Tết này anh có về không LTCM1, tr.41)

Tháng Giêng, khởi đầu của mùa xuân trong con mắt thi nhân đẹp như “gái một con”:

            Đầu làng đang giục trống chèo

            Cuối làng đang vút lên nhiều dây đu

            Trai làng cờ đám, cờ vua

Già làng sửa lễ lên chùa dâng hương

Mưa xuân chẳng để ướt đường

Gió xuân vừa đủ đưa hương tóc dài

Tơ trời giăng mắc mắt nai

Đường thôn xanh đẫm một loài cỏ non

Tháng giêng như gái một con

Nửa như viên mãn, nửa còn khát khao

            (Tháng Giêng – LTCM3, tr. 7)

Bốn nhân vật chính mà nhà thơ để ý đưa vào thơ là trai làng, gái làng, trẻ con  và già làng trong Hội Xuân:

Hội xuân mở ở cửa đình

Trai tơ được dịp đi rình gái son

Các cụ đùa với trẻ con

Pháo tay điểm nhịp cho giòn hội xuân

                    2

Thùng thình, trống đập thùng thình

Trai làng đang tập luyện hình đô con

Gái làng môi đỏ như son

Già làng mắt sáng như còn trai tân

            ( Tam khúc cửa đình- LTCM3, tr.13)

Dù có dan díu với kinh thành, định cư nơi phố thị, nhưng nhà thơ vẫn tự hào về quê, về hội làng mùa xuân. Nhà thơ mời mọc:

            Giêng hai phấp phới Hội làng

            Mời em về tắm trăng vàng ngõ quê

            Trầm mình xuống cỏ rệ đê

                        ( Ra phố - LTCM3, tr.40)

Một điều khá hiếm trong thơ của nhà thơ TS Luật là nhân chuyện Tết mà triết luận:

            Cũ như thể tấm bánh chưng

            Mỗi năm mỗi Tết lại bưng lên thờ

            Mới như nhạc Rốc bây giờ

            Mười năm sau đã ngẩn ngơ về già

                   ( Cũ và mới – LTCM1, tr. 53)

     Những bài thơ  có câu thơ nhắc đến mùa Xuân, tháng Giêng, Hội làng, ngày Tết còn thể hiện trong “ Đường vào chùa Hương”, “Thăm Vĩ Dạ”, “Lời thề cỏ may” ( LTCM 1) ; “Tình muộn”, “Đường làng” ( LTCM2); “ Buồn”, “Ra phố”  (LTCM3). C ần ghi chú thêm rằng sau khi phác thảo bài này, tác giả gửi cho tôi thêm 22 bài thơ Xuân, Tết, Hội Xuân. Như vậy thơ Xuân của Phạm Công Trứ không chỉ gồm hơn một chục bài tôi  đã khảo sát. Chứng tỏ bút lực  mạnh mẽ của người viết.

Tôi muốn dừng lại 2 bài thơ trong LTCM 1. Đó là bài “Đường vào chùa Hương”. Bài này có câu thơ “cảnh cú” là hai câu:

Trên đò các cụ tụng kinh

 Chúng mình trẻ qúa, chúng mình “tụng” nhau

Thật độc đáo. Bỗng nhiên như là một phát hiện, một “tuyên ngôn” nghệ thuật! Nó gợi nhớ phát hiện tuyệt vời của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn : “ Các cụ ông say thuốc/ Các cụ bà say trầu/ Con con trai con gái/ Chỉ nhìn mà say nhau  - Đám cưới ngày mùa). Và xa hơn là câu ca dao : “Xềnh xoàng đánh bạn xuềnh xoàng/ Trẻ vui bạn trẻ, già choang bạn già”.

Còn bài “Lời thề cỏ may” thì hay theo kiểu khác. Đây là một bài thơ nói chuyện riêng của tác giả, nhưng lại đụng chạm đến một chuyện lớn, rất lớn. Ấy là văn hóa thời trang. Vâng! Từ cô gái “áo cài khuy bấm” của Nguyễn Bính đến cô gái “áo chẽn quần bò” trong “Lời thể cỏ may” là một thay đổi lớn về thời trang. Và thi sĩ họ Phạm không van, không trách như nhà thơ đồng hương Nguyễn Bính. Anh chấp nhận, nhưng buồn vì thời trang đã làm cô gái biến đổi, làm vỡ khoảng trời pha lê và làm cho chàng trai “gỡ lời thề cỏ may”. Rất đáng cho bạn đọc suy ngẫm!

Nói tóm lại, mùa Xuân trong thơ Phạm Công Trứ để lại nhiều cảm xúc, nhiều hình ảnh, nhiều nét xuân tươi đẹp  của một vùng quê. Khi nông thôn đang đô thị hóa, đang biến đổi trong cơ chế thị trường thì những cảnh xuân ấy thật quý giá đối với chúng ta! Tôi muốn dùng nhận xét của nhà phê bình văn học Lê Thiếu Nhơn mà mình đồng tình để kết lại bài viết này : “không có Phạm Công Trứ thì thơ Việt thế kỷ 21 vắng đi một tâm hồn luôn chấp chới trước những vẻ đẹp làng quê đang bị chi phối bởi lối sống bon chen" ( nguồn: lethieunhon.vn) ./.

                                Hà Nội, 6 tháng Ba, 2024

vnp_hoi_hoa_xuan_ecopark_2019_1

 

           

                    

 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)