bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

Vy

Muốn mua sản phẩm

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 11
Trong ngày: 30
Trong tuần: 927
Lượt truy cập: 684861

BÀI CA GIỮ BIỂN

Cầm Sơn
 
BÀI CA GIỮ BIỂN (Tạp văn)
 
  Cái nôi của dân tộc Việt được khởi nguồn từ truyền thuyết Lạc Long Quân đưa 50 người con lên rừng và Âu Cơ đưa 50 người con xuống biển. Những con dân đầu tiên này đã sinh xôi nảy nở thành 54 dân tộc Việt ngày nay có mặt suốt từ miền núi cao đến đại dương mênh mông xanh biếc. Cho dù cũng có lúc bị giặc ngoại xâm nhảy vào cai trị nhưng rồi tất cả đều phải quy hàng cuốn gói rút quân về nước. Chưa khi nào con dân đất Việt lại chịu cúi đầu khuất phục giặc ngoại bang xâm lấn. Lịch sử khoa học đã chứng minh điều đó. Trải suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, có lẽ không có trang sử nào mà không thấy xuất hiện thanh gươm giữ nước in trên nền đỏ đậm màu máu của chiến binh quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Tổ quốc, không chỉ là vùng lãnh thổ trên đất liền mà nó còn bao hàm cả vùng chủ quyền lãnh hải.baicagiubiendao
   Việt Nam với 3.260 km bờ biển và vùng lãnh hải lên tới 1 triệu cây số vuông cùng vài ngàn hòn đảo lớn nhỏ trong đó có hai quần đảo xa bờ là Trường Sa và Hoàng Sa đã được người Việt phát hiện từ khi nó còn là vùng đất hoang vô chủ rồi chiếm hữu hợp pháp và được các triều đại phong kiến từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn kế tiếp nhau xác lập chủ quyền. Những di chỉ khảo cổ học đã chứng minh các nền Văn hóa từ Mường Việt cổ ở miền Bắc đến Văn hóa Sa Huỳnh của người Chăm Pa ở miền Trung rồi Văn hóa Óc Eo ở miền Tây Nam bộ của người Khơ Me đều cho thấy nhiều hoạt động có gắn liền với biển. Ngay từ năm 1686, một người Việt tên là Đỗ Bá sau khi đi khảo sát biển đã viết trong cuốn “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” những lời tả về quần đảo Hoàng Sa như sau: “ Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng dài độ 400 dặm rộng 20 dặm, đứng dựng đứng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh mỗi lần có gió tây nam thì thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đây, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hóa thì đều để ở nơi đó...” Thấy rằng, ngay từ những thời xa xưa đó, người dân vùng biển của Việt Nam không chỉ ra biển đi đánh bắt thủy, hải sản mà người ta còn khám phá, thám hiểm biển khơi để đi lấy hàng hóa từ tàu thuyền bị nạn của các nước trôi dạt vào các hoang đảo. Trong “Phả biên tạp lục” in ấn năm 1776, Nguyễn Bỉnh Khiêm lại gọi Bãi cát vàng là Đại Trường Sa và ông viết:           
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ
Đất Việt muôn năm vững trị bình
  Cần hiểu rằng với công nghệ thời bấy giờ, việc nhầm lẫn giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng có thể giải thích được vì nó ở gần nhau vì đều nằm trong lãnh hải nước Việt, tàu thuyền bấy giờ thì là loại nhỏ bé, thô sơ  lại không có thiết bị định hướng như bây giờ, lái thuyền chỉ biết định vị bằng mặt trăng, mặt trời và trông theo hướng các chòm sao thì sự sai lêch ấy cũng là chuyện thường tình. Nhưng như vậy cũng để hiểu rằng dân Việt đã khai thác nguồn lợi trên cả hai quần đảo ấy từ thời rất xa xưa.
  Ngay từ năm 1816, các triều đại nhà Nguyễn đã đo đạc thủy trình, đo vẽ bản đồ, xây Quốc tự, cắm bia chủ quyền và đưa người ra thực hiện cứu hộ hàng hải quốc tế trên đảo. Về sau, khi người Pháp đô hộ Việt Nam thì họ cũng xác lập chủ quyền ở đây. Chỉ sau biến động của cuộc Hải chiến Hoàng Sa vào năm 1974, Trung Quốc tấn công tiêu diệt binh sĩ của Việt Nam Cộng hòa đã chiếm và quản lý bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa.
  Quần đảo Trường Sa có trên 100 hòn đảo san hô, cồn cát, rạn đá nổi chìm trên một vùng biển rộng trên dưới 160 cây số vuông cách bờ biển Khánh Hòa của Việt Nam 243 hải lý. Hiện tại, quần đảo này cũng đang bị Trung Quốc chiếm giữ một vài hòn đảo thậm chí vào tháng 3 năm 1988 đã tranh chấp với Việt Nam bằng quân sự tại các đảo đá rạn Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Hiện nay, về phía Việt Nam đã xác lập quần đảo Trường Sa là một huyện trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
  Ý đồ bành trướng của người Trung Quốc chắc chắn sẽ không có điểm dừng, họ còn muốn độc chiếm Biển Đông bằng lý thuyết Đường Lưỡi bò chín đoạn. Họ đang cậy họ là một cường quốc lớn để đi tranh chấp và hù dọa các nước nhỏ. Tình hình căng thẳng ở Biển Đông cũng vì thế mà sẽ khó có hồi kết. Chính vì vậy, mỗi người dân nước Việt ta cần xác định đây sẽ là một cuộc đấu trí, đấu lực lâu dài, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo do cha ông ta để lại nhưng cũng phải khôn khéo, mềm dẻo, kiềm chế, dựa trên pháp lý Quốc tế để đấu tranh tránh xẩy ra chiến tranh mà chắc chắn về phía người Trung Quốc cũng không hề mong muốn điều đó. Nhưng trong những trường hợp cần thiết cũng phải tỏ ra cứng rắn, không né tránh, không ngại đụng độ, không thể để xảy ra những việc đáng tiếc như trường hợp đảo Gạc Ma năm 1988.
  Lịch sử đã chứng minh, dù là nước lớn lại ở ngay sát hàng rào nhưng chưa bao giờ người Trung Quốc đánh thắng được người Việt Nam. Những Đại cáo Bình Ngô, những Bạch Đằng Giang vẫn còn đang vang vọng đến tận bây giờ.
                                                                                                    C.S

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)