bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

Vy

Muốn mua sản phẩm

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 7
Trong ngày: 113
Trong tuần: 1086
Lượt truy cập: 697763

GHI CHÉP CỦA NGUYỄN THANH TÙNG

BẮC KẠN YÊU THƯƠNG

Thanh Tùng ghi nhanh

Có thể là hình ảnh về ‎3 người và ‎văn bản cho biết '‎ک Giao GizoCiu Cжи amana nạ ien Cổ Tic TPB TP Ba‎'‎‎
     TÁC GIẢ THANH TÙNG ĐỨNG GIỮA

Đoàn chúng tôi gồm có các Nhà văn, Nhà thơ, Nhạc sỹ cùng trải qua cảm giác bồng bềnh của chuyến xe từ Thủ đô Hà Nội ngược về Đông Bắc. Điểm đến của đoàn là Thành phố Bắc Kạn và hồ Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn. Đường đi khá tốt, chúng tôi trên xe, mỗi người theo đuổi một suy nghĩ, một kỳ vọng. Khi chiếc micro được bật lên thì ai nấy đều vui hết mình, không khí hòa nhập, thân thiện, xích lại gần nhau hơn. Chúng tôi hát cùng nhau, đọc thơ cho nhau nghe, tiếng cười vui làm cho đường dài ngắn lại. Hơn 9 giờ sáng, chúng tôi đã đến trước cửa khách sạn Ngọc Diệp trên đường Trường Chinh của Thành Phố Bắc Kạn.Bước xuống xe ai cũng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp yên tĩnh của đường phố, Hoa Bằng lăng tím nhuộm cả con đường tím, cây xanh mát mắt, tôi đứng nhìn hút tầm mắt cả đoạn phố dài mà không có người và xe cộ đi qua, một vẻ đẹp trầm tư, tĩnh lặng, khiến tâm hồn xao xuyến bồi hồi.
Sau khi nhận phòng tại khách sạn sạch sẽ và đẹp như cái tên của nó, chúng tôi háo hức vui vẻ lên xe để đến thăm nhà Thi nhân Nguyễn Thị Xê, chị là một nhà giáo, sinh ra và lớn lên ở vùng châu thổ sông Hồng. Chị gắn bó với nghề dạy học. Bắc Kạn yêu thương là quê hương thứ hai của chị. Ngôi nhà khang trang sạch sẽ và ấm cúng, trên con phố Phùng Chí Kiên chạy dài và tím ngát Bằng lăng. Trưởng phó Miền Cổ tích đã thay mặt anh chị em thắp nén hương trầm lên bàn thờ tổ tiên , cuộc hội ngộ ấm áp như tình thân gặp nhau, những cái nắm tay thật chặt ánh mắt nhìn thân thiết trìu mến đã nói lên tất cả…
Chúng tôi ăn bữa cơm đầu tiên tại một nhà hàng Quân đội. Món ăn là đặc sản vùng miền, nào là cá suối chiên giòn quấn lá Lốt, không thể thiếu món Bí Thơm đặc sản của Bắc Kạn, vị ngọt thanh nơi đầu lưỡi, hương thơm nhè nhẹ khiến ta ăn một lần không thể nào quên… Những ly rượu của Phó trưởng Miền Đình Bắc cất công đem từ Thủ đô Hà Nội, của nhà thơ Trăng núi đem từ Xứ Đoài vương mây trắng, rót đầy ly sóng sánh như mắt ai, ngọt lịm mà khiến người ta mới chỉ nhìn đã chếnh choáng…say.Nghỉ ngơi hơn một tiếng đồng hồ, đoàn chúng tôi lại hào hứng lên xe. Chiều Bắc Kạn nắng vàng rực rỡ, không oi nồng bởi những cơn gió đung đưa, chúng tôi đi trên con đường xanh, bóng cây xanh, bờ tre xanh, dọc dài theo con suối cũng xanh. Đoàn dừng chân tại di tích Quốc Gia Nà Tu trên Quốc lộ Ba, con đường huyết mạch vận chuyển Đạn dược lương thực cho chiến dịch Biên giới 1950 và nhận sự hỗ trợ của các nước XHCN trên thế giới. Di tích Nà Tu cách đây hơn 70 năm là nơi đóng quân của đơn vị TNXP 312 đã được Bác Hồ đến thăm và tại đây những lời dạy của Người đã tạc ghi vào sông núi tạc ghi vào trái tim của mỗi người Việt Nam đặc biệt thế hệ trẻ, thế hệ mùa xuân của đất nước. Lời dạy là kim chỉ nam, là khẩu hiệu hành động của thế hệ trẻ “ Không có việc gì khó / Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết trí ắt làm nên”. Đòan chúng tôi kính cẩn dâng hương nơi đền thờ Bác, căn nhà sàn như những căn nhà Bác ở nơi chiến khu xưa. Chúng tôi thầm hứa với Bác Kính yêu về lòng tri ân và trách nhiệm của người cầm bút, góp phần xây dựng cuộc sống tốt hơn. Tạm biệt Địa chỉ đỏ Nà Tu, tạm biệt hình ảnh cụm Tượng đá, tái hiện cuộc gặp gỡ giữa Bác Hồ với đơn vị TNXP 312,( ngày 28/3/1951) Tạm biệt nhà Sàn, tạm biệt những hàng tre tỏa bóng, tạm biệt hàng cau với những chùm bông tỏa hương thơm ngát. Lòng bồi hồi đoàn chúng tôi chầm chậm bước qua những bậc thang cuối cùng ra về với sự lưu luyến bâng khuâng.
Sau bữa cơm chiều các thi nhân áo quần đẹp nhất, những tà áo dài tha thướt , những bộ trang phục lich sự nhất , nụ cười rạng rỡ nhất, những đóa hoa tươi nhất, chúng tôi đến trụ sở UBND xã để giao lưu với CLB Văn Nghệ Thành Phố Bắc Kạn. Văn hóa vùng miền giao thoa, tình người giao hòa phấn khởi, những tràng vỗ tay cổ vũ cho các nghệ sỹ, các thi nhân. Dưới ánh điện sáng, những khuôn mặt rạng ngời. Nhũng ca khúc về Bác Hồ ngân vang bằng những làn điệu có đệm đàn Tính, nhạc cụ đặc trưng của dân tộc Tày Nùng. Những làn điệu chèo của đồng bằng Bắc bộ như khúc giao duyên. Tôi ấn tượng nhất với điệu múa Bát của người Tày, thật sự làm trái tim rung động . Từ những vật dụng thông thường ( bát, đũa) đã nâng lên thành biểu tượng nghệ thuật do các cô gái Tày thể hiện. Tôi xúc động thốt lên rằng: Tôi chưa bao giờ gặp Tiên, những có lẽ tiên cũng chỉ đẹp như các cô gái đang say sưa múa mà thôi) Họ đẹp quá bởi chăng họ đem theo hồn cốt của quê hương xứ sở. 21 tiết mục được trình diễn, vẫn thiêu thiếu, tiêng tiếc và chia tay…
Hồ Ba Bể là điểm đến của đoàn , Chúng tôi lại lên xe vào buổi sớm mai, để lại những nhung nhớ cho khách sạn Ngọc Diệp còn thơm lừng tách càphe sáng, tạm biệt Bằng lăng tím, phượng hồng và ngoái nhìn hàng cây hoa Phong Linh vàng rực buông mành như cuộc tiễn chân vui. Vượt 70 cây số với nhiều nhiều vòng cua tay áo ngoằn nghèo, núi hai bên đường, núi trước mặt, đá đen sì, ngổn ngang như một đàn cú đang nằm ngủ, những vực thăm thẳm, những vạt lúa trên thửa ruộng bậc thang như những cô gái tuổi 17 đang hớn hở, làm duyên, khoe màu xanh non tươi phơi phới làm mềm cả những ngọn núi chất chồng lởm chởm. Xe chúng tôi vượt đèo Vy Hương, xe qua đèo Mỹ Phương đến với hồ Ba Bể, hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Đến Ba Bể, đón chúng tôi là đàn Bướm trắng, có tới hàng ngàn con chờ chúng tôi ngay dưới mép nước, bị chúng tôi trêu chọc, chúng tung cánh rập rờn như trận mưa hoa. Trưởng miền của chúng tôi quên hết cơn say, chị cười thật tươi và dang đôi tay uyển chuyển như muốn cất cánh bay cùng Bướm trắng. Chị chẳng khác nào một chú Bướm Nâu hòa chung bên bờ hồ Ba Bể.Không gì thú vị hơn được dạo thuyền trên mặt hồ trong xanh bát ngát, mặt hồ in bóng núi hùng vĩ hữu tình, như những cô gái soi gương. Cô gái Tày trẻ trung xinh đẹp với bộ áo Chàm vừa khỏe vừa duyên, những ngón tay xinh lướt nhẹ trên ba dây của cây Đàn tính, tiếng hát trong vắt cất lên giữa đại ngàn non nước, hát Then, hát lượn ngọt ngào thốt lên từ tâm hồn trong veo của cô gái Tày . Con thuyền lướt nhanh qua Ba Bể, tiếng hát của các Thi nhân như hòa cùng làn điệu hát Lượn giao duyên, Bài “ Đôi bờ” nhạc Nga, lời Nga lời Việt là sự giao thoa tuyệt vời của Trưởng ban cố vấn Vũ Nho! Cái gì làm cho vị GS- TS thăng hoa đến thế? Phải chăng cảnh cũ người xưa gợi về những kỷ niệm thời trai trẻ gắn bó với Việt Bắc yêu thương. Thuyền vòng quanh một đảo nhỏ, lởm chởm đá trắng như xương, lơ phơ cây xanh như mớ tóc đuôi gà, đảo có cái tên ấn tượng : Đảo Bà Góa. Đảo Bà Góa gắn liền với truyền thuyết nhân văn. Cái tên ấy không biết có tự bao giờ, nhưng rõ ràng văn hóa của người Tày không bị lễ giáo phong kiến chi phối. Bản sắc dân tộc của nhân dân vùng biên không bị ảnh hưởng tư tưởng của Nho giáo phía bên kia. Bà Góa được coi trọng trong văn hóa Mẫu hệ của người Việt. Đảo nhỏ mà kiên cường trước thời gian tuế nguyệt, đá không bị bào mòn, cây xanh trên đá vẫn xanh, điểm tô cho phong cách oai phong, đương đầu với sóng gió. Bà Góa thật đáng nể phục.
Đoàn chúng tôi thăm thú và chiêm bái phong cảnh và những điểm tâm linh, được nghe em gái áo Chàm hướng dẫn tận tình , quan trọng hơn là những bộ ảnh đẹp sẽ theo Thi nhân về xuôi để làm quà nhớ mãi. Em gái Trà My xinh tươi như chú Bướm rực rỡ cứ đứng ngẩn ngơ nhìn về Ba Bể. Chúng tôi đưa chân Thi nhân Nguyễn Thị Xê về tận tư gia và ghé lại chia tay trong xúc động lưu luyến. Tôi đã hiểu phần nào về lý do chị gắn bó với Bắc Kạn yêu thương. Một chuyến đi nhớ mãi…/
hoa_sung_1

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)