bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

Vy

Muốn mua sản phẩm

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 13
Trong ngày: 39
Trong tuần: 933
Lượt truy cập: 685193

XEM TRANH NGUYỄN QUANG THIỀU

Phạm Thị Phương Thảo

XEM TRANH VẼ CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU - VẺ ĐẸP CỦA SỰ HỒN NHIÊN VÀ MA MỊ !

   Tôi thích tranh vẽ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bởi nét trong sáng, hồn nhiên và có chút gì đó hơi ma mị nữa. Có lẽ bởi màu sắc và ý tưởng trong tranh của ông luôn cuốn hút và khơi gợi nhiều liên tưởng cho người thưởng thức. Nó buộc người ta khi xem tranh xong phải có chút gì đó lắng đọng, một chút suy tưởng, chút mơ hồ huyền ảo hay ít nhất cũng thấy mình được bay bổng trong tâm hồn cùng với tranh vẽ của nhà thơ họa sĩ. Đó chỉ là những cảm nhận của riêng tôi, mang tính chủ quan cá nhân, vì tôi vẫn nghĩ những người làm thơ mà vẽ tranh thì nhất định sẽ mang theo nhiều thi cảm đặc biệt vào tranh!

   Bởi vậy tôi rất thích được thảnh thơi khi ngồi ngắm những bức tranh vẽ của ông trên fb ! Đôi khi nhìn ngắm tranh vẽ của ông trên bìa một tập thơ nào đó và tự nhiên thấy tập thơ ấy trở nên lộng lẫy hơn. Tôi thích gọi ông là họa sĩ hơn là danh xưng một nhà thơ, dẫu thơ của ông đã nổi tiếng từ lâu nay. Họa sĩ Nguyễn Quang Thiều có nhiều bức tranh khá ấn tượng bởi ý tưởng lạ, màu sắc luôn rực rỡ. Ông hay dùng nhiều mảng màu vàng và đặc biệt có hơi hướng ma mị và mang chút bí ẩn với người xem. Những bức tranh của ông hay sử dụng màu sắc nâu với vàng, màu xanh với tím, những gam màu gợi cho ta sự mơ mộng và có chút hơi hướng bí ẩn, hơi thiêng, lại đậm chất thiền nữa!
   Có thể dễ dàng nhận thấy, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều là người luôn đam mê và sáng tạo không ngừng. Chỉ cần đọc những bài văn hay bài báo ông viết đầy tâm huyết đã được chia sẻ trên fb cá nhân của ông hàng ngày, cũng đủ cho thấy một tầm nhìn khá sâu sắc về mọi mặt của ông về đời sống. Khi xem tranh ông vẽ, ta vui vì có cảm giác cuộc sống cực nhọc này vẫn thật là bình yên và cũng rất thú vị ! Ông yêu thơ và luôn mang hồn thơ thi sĩ của mình vào những bức tranh với cả vẻ đẹp tâm hồn lẫn sự chiêm nghiệm. Bởi vậy khi xem tranh của ông, người ta luôn thấy giàu cảm xúc, thấy yêu đời, yêu quê hương, như cùng được chia sẻ và cũng như đang lâng lâng theo tiếng thơ, theo tiếng sáo và theo tiếng lòng nhà văn - một người luôn mang trong mình đầy chất nghệ sĩ !
   Niềm đam mê nghệ thuật khiến ông say đắm với nhiều thứ, tôi được biết ông say mê cả vẽ tranh và sáng tác thơ, viết báo và dịch thuật, lại cả biên kịch...Nhà thơ vẽ tranh nên có sự bay bổng và thăng hoa đặc biệt . Tôi nhận thấy những bức tranh của ông thật đẹp và hồn nhiên. Đôi khi nó trong sáng như tâm hồn trẻ thơ vậy.        Không chỉ có thế, tranh vẽ của ông luôn mang theo những thông điệp sâu sắc về con người và cuộc đời. Bởi ý nghĩa sâu xa nằm phía sau những bức tranh kia là những sự liên tưởng buộc người ta phải ngẫm ngợi về cuộc sống và con người trong vũ trụ và thế gian muôn màu. Đặc biệt, trong nhiều bức tranh , tôi thấy ông hay vẽ về nhà thờ và cây thánh giá đẹp lung linh, tựa như một niềm tin của con người khi họ đã được xác quyết về tôn giáo.
   Ngắm bức vẽ “Người thổi sáo” của ông rất thú vị. Đó là hình ảnh say đắm và thăng hoa khi những người nghệ sĩ được thổi hồn mình vào trong tiếng sáo. Họ đang kể những câu chuyện xúc động của mình bằng âm nhạc. Hội họa đã thổi một thứ ánh sáng đầy quyến rũ vào tâm hồn ông ! Xem tranh Nguyễn Quang Thiều, người ta thấy có chút gì đó siêu thực và ảo diệu nữa. Một chút mơ hồ của sự bay bổng và liêu trai. Có thể vì thế mà mọi người và trong đó có tôi luôn thấy tranh của ông có chút gì bí ẩn và mong được tìm hiểu và muốn tự mình khám phá điều bí ẩn đó chăng ? Tranh của ông cũng là sự tái hiện của thơ ông và ngược lại. Thơ ông có nhiều hình ảnh gợi mở cho hội họa kiểu như: nqthieu2345

“Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng
Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
“Những đàn ông mang cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con cá thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết nổi
Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi..

   Thơ ca và tranh vẽ của ông là những trăn trở về phận người và rất nhiều nỗi buồn đẹp. Có phải vì thế mà trong tranh vẽ của mình, những hình ảnh đó lại được dịp tái hiện bởi màu sắc và những bố cục rất trẻ trung và có phần hồn nhiên. “Người đàn bà gánh nước sông” là một bài thơ giàu hình ảnh và mang tính tạo hình cao, có thể vì vậy mà những bức vẽ về người Làng Chùa của ông luôn sống động ? Còn nhiều bài thơ hay về Làng Chùa, tôi thấy đã được tái hiện trong tranh vẽ của ông. Những câu chuyện dài trong thơ ông sẽ được tái hiện vào tranh vẽ và chắc chắn chúng sẽ trở nên cô đọng và khái quát hơn, tiết chế hơn bởi hình ảnh và màu sắc của hội họa.
“Tôi hát, hát về cố hương tôi.
Trong những chiếc tiểu sành đang xếp bên lò gốm
Một mai đây tôi sẽ nằm trong đó
Kiếp này tôi là người
Kiếp sau phải là vật
Tôi xin ở kiếp sau làm một con chó nhỏ.
Để canh giữ nỗi buồn-báu vật cố hương tôi”.
   Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn có những bài viết hay và sâu sắc về thời cuộc . Khi đọc những bài viết ông chia sẻ trên fb có kèm theo tranh vẽ, tôi rất thích. Vừa đọc bài, ta vừa được ngắm tranh. Những bức tranh của ông thường được đăng lên kèm theo sau mỗi bài ông viết. Thật tuyệt, vì nó mang lại hiệu ứng rõ rệt và sự cuốn hút mạnh mẽ cho người đọc. Ngắm những bức tranh ban đầu ông vẽ về Cậu bé làng Chùa, thật là hồn nhiên và trong sáng với hình ảnh một cậu bé đứng dưới cái cây xanh tỏa bóng. Sau này thơ ông đi vào tranh và mang theo hình ảnh “Sự mất ngủ của lửa” đậm đặc hơn , rồi đến hình ảnh châu thổ cũng thật ấn tượng và mênh mang...Chúng đã đi vào tranh của ông một cách thật tự nhiên và đầy dung dị.
Mỗi bức tranh của ông là một kỷ niệm, một câu chuyện về làng quê, về một hình ảnh ấn tượng trong bài thơ ông từng viết. Có thể nhà thơ sau khi đọc thơ xong hay sáng tác mới một bài thơ, lại nảy ra ý định dùng màu sắc để tái hiện lại thơ bằng tranh hoặc ngược lại, sau khi vẽ một bức tranh, sau nhìn ngắm nó lại nảy ra những thứ thơ mới chăng? Điều ấy thật tuyệt diệu và cũng thật thăng hoa !
   Chắc hẳn nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng có nhiều phút giây như thế. Sự đam mê nghệ thuật và chất thi cảm trong tâm hồn của người nghệ sĩ sẽ giúp mỗi con người biết cách tìm ra niềm vui nghệ thuật của mình. Từ chỗ chưa hiểu biết gì nhiều về hội họa, ông đã mê say vẽ và thế giới sắc màu dường như cuốn ông đi trong hạnh phúc và thăng hoa. Đôi khi ta còn thấy có chút ma mị của những cơn mơ đầy ảo giác !

   Được biết, ông đã từng tham gia triển lãm tranh lần đầu với 5 nhà văn thích vẽ, đó là nhà văn - nữ họa sĩ Đoàn Lê, nhà văn Hoàng Minh Tường, nhà thơ Trần Nhương và nhà thơ Đỗ Minh Tuấn. Khi ấy nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chỉ mới cầm cọ được ít ngày. Với lòng đam mê và quyết tâm rất cao, suốt nhiều tháng liền ông đã vẽ với niềm say sưa và đã thành công trong một lĩnh vực Nghệ thuật đầy ma lực và không hề dễ dàng chút nào.
tranh-nguyn-quang-thiu2
   Có lần, tôi đọc trên fb của ông có bài viết hay và có quay video cảnh ông đang thổi sáo một bản nhạc làng quê rất ngẫu hứng. Tôi rất thú vị nên đã đọc bài viết và mở video bài sáo ấy của ông cho mẹ tôi cùng nghe. Bà mẹ tôi năm nay đã 92 tuổi, ốm liệt giường nhưng trí tuệ vẫn còn khá minh mẫn và bà luôn thích nghe tôi đọc những bài viết hay của Nguyễn Quang Thiều, tôi cũng thi thoảng đọc cho bà nghe những câu chuyện hay về văn chương và tác giả. Mẹ tôi đã tỏ ra rất vui và bà nói rằng: “Hay đấy, anh Thiều này đa tài quá, anh ấy viết những bài luận mẹ nghe thấy rất sâu sắc mà thổi sáo làng quê nghe cũng hay quá !

   Không biết số tranh ông vẽ đến nay là bao nhiêu bức ? Tôi đồ rằng nhà thơ tài hoa Nguyễn Quang Thiều mà đã đam mê vẽ thì chắc cũng có dễ đến hàng trăm bức tranh, bởi sẽ có nhiều bức bị bỏ đi khi người vẽ không thấy ưng ý. Không quá nặng về kỹ thuật, về kiến thức hội họa, tôi nghĩ tranh vẽ của ông là kết quả của những phút cao hứng do thi ca và hội họa dẫn dắt và những phút giây mà ý tưởng chợt bật sáng trong con người của thi sĩ cùng với những bức tranh của ông.
Tôi vốn không thích những bức tranh tả thực bằng xem tranh siêu thực , có thể do tôi cũng bị ảnh hưởng về sự ảo diệu của thi ca mà nghĩ vậy. Sự bí ẩn nào cũng quyến rũ các nhà thơ hơn là sự giản đơn và trần trụi. Đôi khi người ta vẫn thích sự ảo diệu và lung linh hơn, bởi vì nó sẽ còn đọng lại trong tâm tưởng của người thưởng thức lâu hơn và gây ám ảnh hơn ! Hội họa quả là thứ nghệ thuật đầy ma lực và có sức lôi cuốn một cách kỳ lạ. Nhiều câu thơ của đã ông gợi tính hội họa cao bởi hình ảnh và ngôn ngữ đẹp. Sau này khi tôi chuyển sang tập cầm cọ, tôi cũng đã ngồi lì đến 4-5 tiếng để say sưa tập vẽ và hoàn thiện những bức tranh mà mình yêu thích. Nào là cỏ cây hoa lá và “những cánh hoa mở đêm “ ...cho đến những vẻ đẹp bí ẩn muôn màu của cuộc sống quanh ta. Vẽ ban ngày mà chưa xong, thể nào hôm đó lại tiếp tục mê say và hoàn thiện bức vẽ vào lúc ban đêm.

    Dù tôi hầu như không có hoặc có chăng chỉ là có rất ít chút kiến thức khiêm tốn về hội họa nên cũng không thể hiểu hết những thứ gọi là kỹ thuật, sự bố cục sắp đặt và sắc màu được phối trong những bức tranh nhưng cảm nhận về vẻ đẹp sau khi xem tranh của ông vẫn làm tôi thú vị và luôn xúc động. Trộm nghĩ: Với văn học và nghệ thuật nói chung thì tác phẩm nào mang đến cho người thưởng thức có được những cảm xúc như thế đã coi là sự thành công vói niềm vui lan tỏa và hạnh phúc lắm lắm rồi!

                                                                                                   P.T.P.T

(PTPT- Hà Nội tháng 11/2020 - Rút trong bản thảo tập ký chân dung nghệ sĩ của PTPT )

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)