CHÀO MÙA XUÂN ĐẠI THẮNG!
BA MƯƠI THÁNG TƯ
BÙI MINH TRÍ
Khoảnh khắc Ba Mươi Tháng Tư
giấc mộng nở hoa
cờ Giải phóng tung bay trên nóc dinh Độc lập
xe tăng dũng mãnh húc tung cửa sắt (1)
Ta ngạc nhiên nghe “những nhân chứng thứ ba “
*
Thời khắc giờ 0, giờ phút chói loà
Một anh bộ đội cụ Hồ
lệnh cho Tổng thống đối phương (Minh “lớn”)
đọc tuyên bố đầu hàng
có cả phóng viên nước ngoài chứng kiến (2)
Đỡ tốn (có khi) cả biển máu xương
*
Lịch sử Thế giới sang trang
Sài Gòn đó hầu như còn nguyên vẹn
Mang hồn Người, thành phố sáng lên trong nắng
Đây thần thoại mới Việt Nam
Cô gái Ba mươi Tháng Tư mặc áo màu cờ đẹp xinh
hoan hô Quân Giải phóng
*
Trời xanh chim én bay, không còn tiếng súng
Ánh mắt cười, vòng tay xiết, nụ hôn
Thu về một mối gấm vóc non sông
Trái tim lung linh đón mừng cuộc sống
Đàn con về, đoàn tụ gia đình trong mái ấm
“Người biết thương người” vui cảnh âu ca.
Bùi Minh Trí
_______________________
(1) Bức ảnh lịch sử làm nên tên tuổi của nữ phóng viên Pháp Francoise Demulder .Trước ngày 30/4/1975, khi phần lớn các nhà báo và phóng viên ảnh nước ngoài rời Sài Gòn, bà đã chứng kiến chiến thắng của quân giải phóng vào thời khắc lịch sử, một số phóng viên có mặt lúc đó - nhưng bà là người duy nhất ghi được khoảnh khắc lịch sử này.
+QĐND Online - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang lưu giữ một hiện vật quý, ghi dấu chiến công của quân và dân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đó là xe tăng T-54B mang số hiệu 843.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, đúng 5 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, quân ta từ 5 hướng đồng loạt tổng tiến công vào nội đô Sài Gòn. 10 giờ 45 phút, xe tăng T-54B mang số hiệu 843 thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận làm Trưởng xe, kíp xe gồm Thái Bá Minh-pháo thủ số 1, Nguyễn Văn Kỷ-pháo thủ số 2, Lữ Văn Hỏa-lái xe, tiếp sau là xe tăng T-59 số hiệu 390 do Chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy; kíp xe gồm Ngô Sĩ Nguyên-pháo thủ số 1, Lê Văn Phượng-Đại đội phó kỹ thuật (thay thế pháo thủ số 2 Đỗ Cao Trường bị thương phải ở lại tuyến sau), Nguyễn Văn Tập-lái xe, đã dũng mãnh tiến công, húc tung cánh cổng sắt Dinh Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, tạo thành một biểu tượng chiến thắng huy hoàng của dân tộc ta.
(2)"Hoan nghênh các vị tới Sài Gòn, tôi chờ ở đây để quay phim cảnh giải phóng", phóng viên người Úc Neil Davis nói lưu loát bằng tiếng Việt với bộ đội Việt Nam trước khi anh quay thước phim độc nhất ghi lại cảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.
(2) Borries Gallasch vào tháng 4-1975 là phóng viên của báo Tấm Gương (Đức), thường trú tại miền Nam VN. Sáng 30-4-1975, mặc dù “sợ đến run cả hai đầu gối”, Borries Gallasch vẫn tìm cách “lọt” vào bên trong dinh Độc Lập, và sau đó trở thành phóng viên nước ngoài duy nhất chứng kiến thời khắc lịch sử ở Đài phát thanh Sài Gòn.
“Là nhà báo nước ngoài duy nhất, tôi chứng kiến đại tướng Minh “lớn” – tổng thống của VN cộng hòa, đã bị bắt bởi Phạm Xuân Thệ, chỉ huy của đoàn Đông Sơn thuộc quân đội giải phóng. Tay cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu K54 của Nga, Thệ rất phấn khích la lớn yêu cầu ông Minh ra đài phát thanh”.
Nữ phóng viên Francoise Demulder và bức ảnh ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử.
Người gửi / điện thoại
NHỜ ANH LẤY BỨC ẢNH CỦA NHÀ BÁO PHÁP CHỤP CẢNH XE TĂNG TA HÚC ĐỔ CÁNH CỬA DINH ĐỘC LẬP ở TRÊN TRANH FACE BOOKS CỦA TÔI)
Trả lời