bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

Vy

Muốn mua sản phẩm

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 25
Trong ngày: 25
Trong tuần: 1039
Lượt truy cập: 697404

BỐ CHÒNG... HỤT

BỐ CHỒNG HỤT 

          Truyện ngắn của  Kim Hoa

 anh_kim_hoa

        Hồi đó gia đình tôi làm ruộng lúa thuần nông. Khu đất ba mẫu đó, có khoảng một mẫu hơi trũng nên máy cày không chạy vào được. Bố tôi thì sức khỏe èo uột, nên mọi việc đồng áng là mẹ tôi đảm nhận. Mỗi năm mẹ tôi thường nhờ ông Ba Bào, người chuyên đi cày trâu mướn đến cày và bừa, trước khi gieo hạt. 

 

       Ông sở hữu trên mười con trâu cày, mà ông chỉ đi làm với hai người con trai mười bảy, mười tám tuổi. Đó là anh Miên và anh Trà. Còn bốn người con gái thì ông đặt tên rất đẹp là Mỹ, Lệ, Hồng, Lan. Gia đình của ông được xem là khá giả nhất nhì khu đầu kinh G. Nên mấy người con gái của ông cũng chỉ ở nhà lo việc nội trợ.

 

       Vào những năm Tám Mươi, ở miền Tây này, ai cũng sợ quân Pôn Pốt. Nên tôi bị ám ảnh và tự nhiên tôi cũng có cảm giác là hai anh Miên và Trà rất dữ. Mặc dù họ chỉ chăm lo theo cha đi cày và chiều tới thì leo lưng trâu thả đi ăn cỏ chung quanh bờ ao và bờ đìa. 

 

       Mỗi lần ông đến cày ruộng cho mẹ tôi thì những người lớn cũng phải ra ruộng để khiêng đất, chỗ cao đổ vào chỗ thấp rồi đắp đập, be bờ chuẩn bị khi mưa xuống sẽ sạ lúa (gieo hạt). Còn nhỏ mười ba mười bốn tuổi như tôi thì phải ở nhà làm gà nấu cơm cho gia đình và cả những người làm công. Tôi cũng không nhớ mình biết cắt cổ gà và nhúng nước sôi để vặt lông hồi nào. Và biết nấu cơm bằng bếp lửa rơm khi nào. Nhưng công việc này thì nhẹ tênh so với việc đi khiêng đất ngoài ruộng. Vả lại, cứ món gà kho gừng và nồi canh bầu nấu với lòng gà là đủ cho cả chục người ăn rồi. Nồi cơm thì đơn giản nhất. Tôi vo gạo ở cầu bến mé bờ sông bằng cái rá tre; đổ nước và gạo chung trong nồi gang; đun lửa cho sôi rồi lấy đũa đảo một lần. Chờ nó cạn nước rồi đem xuống đất vùi tro rơm còn đỏ lên trên. Thế là cơm sẽ chín thơm phức. 

 

       Buổi trưa nọ, ông và anh Trà anh Miên vào ăn cơm chung với gia đình tôi. Ông gắp cái phao câu gà vào chén, vừa mút vừa hứ hừ khen vừa ăn. Ông và một miếng cơm; gõ đôi đũa keng keng lên miệng chén rồi để xuống bàn. Ông nói giọng trịnh trọng với mẹ tôi:

- Chị Ba để dành gả con Bé cho thằng Trà đi. Rồi quay qua nói với tôi "Mày ưng thằng Trà đi, tao sẽ cho tụi bay hai con trâu". 

 

        Cha mẹ ơi tôi sợ tái lòng, và quay qua thì thấy anh Trà nhìn tui nhe hàm răng trắng sát cười mãn nguyện. Tuy da ổng đen nhẻm đúng như cái tên nhưng mà mặt cũng bầu bĩnh dễ thương chứ bộ! Sao lúc đó tôi thấy ổng xấu xí mà thấy sợ lắm! Tôi ngại chín cả thân người, hai cái má hồng trở nên đỏ chót. Tim tôi nó đập loạn xạ, và hai chân bước xiêu vẹo chạy xuống bếp núp sau cửa chạn. Sao tuổi mười ba của tôi lại có những phản xạ kỳ quặc vậy không biết! Từ đó tôi bị mất đi cái vẻ hồn nhiên tung tăng và trở nên trầm tư ít nói. Cũng từ bữa đó, sao cái ông Trà ổng cứ đưa trâu nhà ổng tới cho ăn cỏ xung quanh bờ ao nhà tôi. Có lần mình tôi đang nấu bếp, cái bếp chỉ được lợp mái, nhưng xung quanh trống trơn. Tôi nghe kêu Bé, Bé. Quay qua thì thấy ổng ngồi trên lưng trâu phía bên kia bờ ao. Cha mẹ ơi! Tôi hết hồn hết vía, cái linh hồn của tôi nó xin phép đi ra ngoài. Nên mặt tôi tái nhợt tái xanh. Tôi đâu có bị ổng đụng tay vô ôm hông như bố tôi dặn đâu, mà sao người tôi nó xoắn lại như bị điện giật vậy trời! Từ đó cứ thấy ổng cho trâu nhai cỏ xa xa là tôi trốn trong nhà run rẩy. Không dám ra bếp nấu cơm luôn. Xem ra ổng cũng ảnh hưởng tới tâm lý của tôi ghê gớm thiệt!

 

        Năm sau, bố tôi ngã bệnh nặng. Nên ngày ông Ba Bào tới cày ruộng, chỉ có mình tôi ở nhà. Mọi người đang phải đi lo đưa bố tôi đi châm cứu ở kinh C.

 

       Tôi không thể nào rượt bắt được con gà để làm cơm cho ông Ba Bào. Phải mà bình thường thì tôi đi câu một lát cũng kiếm được mấy con cá rô đồng về kho. Nhưng tôi cứ loay hoay rượt mấy con gà nên trễ quá rồi .Tôi đành cắt trái bầu nấu canh với nước mắm nhĩ. Vì trong nhà chẳng có gì khác để nấu nướng. Cái nước canh bầu nó đổi thành màu đen. Do nước mắm nguyên chất nó vậy đó! Nhìn chẳng muốn ăn tí nào. Thế là tối đó ba cha con ông vào ăn cơm. Nhưng ông chê nấu nướng gì kỳ quặc. Đã chỉ có nồi canh bầu mà còn đen thui ai mà ăn. Vậy là họ giận dữ bỏ về. Chỉ có anh Trà vừa đi theo cha vừa ngoái cổ lại liếc qua mâm cơm với lòng trắc ẩn!!!

 

       Từ đó, mỗi mùa cày ruộng ông Ba Bào vẫn đến nhà tôi ăn cơm nhưng tôi luôn tránh mặt. Và không bao giờ nghe ông nhắc tới chuyện cưới tôi cho con trai, và chuyện hai con trâu hứa hôn nữa. 

Cám ơn ông Ba Bào!

 

      Nhưng giờ nhớ lại thì tôi cứ thấy tiếc rẻ cặp trâu. Phải chi bữa đó mình đuổi bắt được con gà thì hay biết mấy!

 

                Bruxelles, 08/2020

hoa_gao_1

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)