TIỂU PHẨM VUI
MIỄN DỊCH LÀ... KHÔNG PHẢI DỊCH
Tối thứ sáu, hai bố con cùng ngồi xem chương trình Vua tiếng Việt.
Vòng hai - Giải nghĩa, còn ba người chơi là Nguyễn Văn Nam, Trần Hữu
Cường và Lê Thị Hiền (dưới đây xin viết tắt là Nam, Cường và Hiền).
Người đầu tiên lên giải nghĩa từ là Nam, Cường và Hiền đoán từ.
TRÊN TV
MC: Mở Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, chỉ từ
cần giải nghĩa.
Nam: - Là một từ gồm hai chữ. Chữ thứ nhất là danh từ ám chỉ những
người lãnh đạo. Dân gian có câu “chấm chấm chấm” nhất thời, dân vạn đại”.
Chữ thứ hai, làm lãnh đạo thì phải thế nào với dân?
Cường bấm chuông.
MC: - Mời bạn Cường.
Cường: - Là từ “quan tâm”.
MC: - Chưa đúng! Tiếp tục...
Nam: - Chữ thứ nhất đúng rồi. Chữ thứ hai có nghĩa là rất gần! Ngay
bên cạnh ấy!
Hiền bấm chuông.
MC: - Mời bạn Hiền.
Hiền - Quan sát! Là từ quan sát ạ!
MC: Chuẩn! Mới hết 23 giây. Mỗi bạn Nam và Hiền được 3 điểm.
. . .
HAI BỐ CON
Con: - Bố ơi, như vậy từ “quan sát” có nghĩa là người lãnh đạo rất
gần dân phải không ạ?
Bố cười: - Đúng là làm lãnh đạo thì phải gần dân, đi sâu đi sát với dân
nhưng nghĩa của từ quan sát không như con nói đâu. Cách họ giải nghĩa làm
con hiểu lầm đấy! “Quan sát” là nhìn, xem xét để biết rõ một sự vật, hiện
tượng nào đó. Ví dụ, để tả cây bàng ở sân trường con phải quan sát thân,
cành lá, hoa quả...
Người thứ hai lên giải nghĩa từ là Cường, Nam và Hiền đoán từ.
TRÊN TV
MC: Mở Từ điển tiếng Việt, chỉ từ cần giải nghĩa.
Cường: - Là một từ ghép gồm hai chữ. Chữ thứ nhất là tên một bệnh
ngày xưa xếp vào “tứ chứng nan y”. Chữ thứ hai là một từ mang nghĩa
ngược với nghèo ấy!
Hiền bấm chuông.
MC: - Mời bạn Hiền.
Hiền: - Là từ ... “lao giàu” ạ!
Cường: - Không phải! Không phải! Chữ thứ nhất là một từ Hán-Việt,
từ thuần Việt là gió; đại gì là gió lớn?
Nam bấm chuông.
MC: - Mời bạn Nam.
Nam: - Là từ “phong giàu”.
MC: - Chưa đúng! Tiếp tục...
Cường: - Chữ thứ nhất đúng rồi! Chữ thứ hai mang nghĩa ngược với
nghèo nhưng cũng là từ Hán-Việt.
Nam bấm chuông.
MC: - Mời bạn Nam.
Nam : - Phong phú! Là từ Phong phú ạ!
MC: - Đúng rồi! Ở giây 44. Cường và Nam, mỗi bạn được 2 điểm.
. . .
HAI BỐ CON
Con: - Bố ơi, như vậy từ “phong phú” có nghĩa là “giàu gió” phải
không ạ?
Bố: - Cách họ giải nghĩa làm con hiểu lầm đấy! “Phong phú” không có
nghĩa là “giàu gió”. “Phong phú” là nhiều và đa dạng. Ví dụ, nguồn tài
nguyên phong phú.
Người thứ ba lên giải nghĩa từ là Hiền, Nam và Cường đoán từ.
TRÊN TV
MC: Mở từ điển tiếng Việt chỉ từ cần giải nghĩa.
Hiền: - Là một từ gồm hai chữ. Chữ thứ nhất có nghĩa là ... không
phải. Không phải đóng phí được gọi là “gì” phí? Chữ thứ hai có nghĩa là
chuyển từ tiếng nước này sang tiếng nước khác, ví dụ: tài liệu tiếng Anh đã
được “chấm chấm chấm” sang tiếng Việt.
Nam bấm chuông.
MC: - Mời bạn Nam.
Nam : - Là từ “miễn dịch”!
MC: - Rất đúng! Chưa đến 15 giây. Hiền và Nam, mỗi bạn được 4
điểm.
. . .
HAI BỐ CON
Con: - Bố ơi, như vậy từ “miễn dịch” có nghĩa là “không phải dịch”
phải không ạ?
Bố: - “Miễn dịch” không có nghĩa là “không phải dịch ” đâu con ạ.
Cách họ giải nghĩa làm con hiểu lầm đấy! Miễn dịch (hay miễn nhiễm) là tập
hợp các cơ chế sinh học giúp cơ thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh hoặc
các chất lạ xâm nhập. Ví dụ, sau khi được tiêm vắc xin uốn ván, cơ thể sẽ có
miễn dịch, nhờ đó không bị mắc bệnh uốn ván dù vết thương bị nhiễm loại
vi khuẩn này.
Kết thúc vòng Giải nghĩa, con nói với bố: - Con cảm ơn bố, hôm nay
con đã hiểu thêm nghĩa của một số từ. Nhưng bố ơi, cứ theo cách giải nghĩa
của họ thì không phải chỉ con đâu, nhiều bạn sẽ không hiểu hoặc hiểu sai
nghĩa của từ, bố ạ!
Bố xoa đầu con, khen chịu khó học tiếng Việt. Hai bố con xem tiếp
vòng Xâu chuỗi...
ĐINH Y VĂN
Người gửi / điện thoại
Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia từ 2 gợi ý đó mà tìm ra từ có trong từ điển. Người gợi và người ĐOÁN đều được điểm càng cao nếu thời gian đoán càng ngắn! Ví dụ từ trong Từ điển là PHONG PHÚ. Người gợi có thể nói bệnh tứ chứng nan y để gợi ra từ PHONG, cũng có thể gợi gió thì từ Hán Việt gọi là gì? ( Phong) ; ngày xưa dặt ai vào một chức vụ nào đó thì gọi là gì...Chức? ( Phong chức). Cũng có thể gợi ý : Thanh Cha thanh mẹ thanh dì/....bì cho nó nó thì thanh khưu! ( Phong bì. Còn PHÚ thì có thể gợi ý như đã làm là trái với nghèo. ( Vì thế mà nhầm là GIÀU, không phải PHONG GIÀU!). Cũng có thể gợi ý Thể loại mà cụ Trương Hán Siêu viết về Bạch Đằng giang là gì? Phú ( Bạch đằng giang phú. hoặc một ông nhà giàu thì được gọi là gì ÔNG? ( PHÚ Ông), một tài nặng thiên bẩm thì gọi là THIÊN gì? ( Thiên Phú, cũng có thể đọc 2 về "Bần cư trung thị vô nhân vấn/...tại sơn lâm hữu khách tầm)- PHÚ. Như vậy từ trong từ điển là PHONG PHÚ! nếu nhà đài lại cho vào mục GIẢI NGHĨA TỪ thì nhà Đài lẩm cẩm. Vì nhà Đài Lẩm Cẩm nên làm bố con cụ Đinh Y Văn thấy quá lại kì! Tôi đã trách oan bố con nhà cụ, nếu nhà ĐÀI cho đây là GIẢI NGHĨA TỪ! Ôi, Vua Tiếng Việt ơi là Vua! He he he...Thiên hạ cười vào mũi...VUA!
Trả lờiTrân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!
Trả lờiXin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.
Trả lời