bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 21
Trong ngày: 189
Trong tuần: 995
Lượt truy cập: 748677

CHỢ ĐÊM LONG BIÊN CỦA NGUYỄN THỊ MAI VỚI LỜI BÌNH

BÌNH BÀI THƠCHỢ ĐÊM LONG BIÊN”(*) của Nguyễn Thị Mai

 nh_n.t.mai_1

                                                       

 

Buôn đêm để bán sáng ngày

Một vùng không ngủ, kề ngay phố phường

Ngợp trời rau quả muôn phương

Về đây từ khắp nẻo đường bán mua

 

Chợ đêm dù bão, dù mưa

Vẫn đông người vợ, vẫn thưa người chồng

Chuyển khuân, bốc dỡ, gánh gồng

Nón che kín mặt kiếm đồng sinh nhai

 

Nữ nhi cửu vạn đêm dài

Vác khiêng hùng hục, sụn vai, vẹo người

Giữ lành quả ngọt, rau tươi

Chị tay đen đúa, em người nhọ nhem

 

Mồ hôi, sương muối ố hoen

Buốt lưng cửu vạn, đã quen với nghề

Đồng công năm bảy sẻ chia

Nẻo cơm quán trọ, nẻo về nuôi con

 

Chợ trăng đêm khuyết, đêm tròn

Khiêng sương, vác gió cũng mòn hai vai

Bữa ngon, hiểu được mấy ai?

Chỉ cây cầu biết,

                          thở dài với sông.

Hà Thành, 7/ 2009

Nguyễn Thị Mai

          (Trích trong tập thơ “Lục bát em và anh” nxb Quân đội nhân dân 2010)

 

Lời bình của Thanh Ứng

“Thương lắm, người ơi!” Đó là cảm xúc của người đọc khi tiếp cận bài thơ “Chợ đêm Long Biên” của Nguyễn Thị Mai. Trái tim nhà thơ lại một lần nữa rộn đập với cảnh tình, số phận của người cùng giới. Cũng là chợ đêm nhưng khác nơi khác, chợ đêm Long Biên là chợ đầu mối. Chợ ở ngay cạnh đường phố náo nhiệt,  bên những tòa nhà cao tầng, những cửa hiệu lấp lánh ánh đèn, khu chợ tấp nập, rộn rã, ầm ào…suốt đêm này đến đêm khác. Chợ chỉ họp về đêm. Đúng như nhà thơ nhận xét: “Buôn đêm để bán sáng ngày”. Đây là chợ không chỉ bán mua bình thường mà người bán, người mua đều từ xa tới. Họ bán từng chuyến, cất buôn từng xe và từ đây chở đi mọi chợ khác để bán lấy đồng lời lãi mưu sinh. Viết về chợ, tác giả không tả người bán, người mua trao đổi tiền hàng như những chợ khác. Nhà thơ đặc tả những con người cần lao làm cửu vạn: “Chuyển khuân, bốc dỡ, gánh gồng”, những con người “vác khiêng hùng hục, sụn vai, vẹo người”. Công việc nặng nề, cực nhọc đó lại không phải do những người đàn ông cường tráng làm mà lại do những người phụ nữ vốn được coi là chân yếu, tay mềm đảm đương. Có thể nói như nhà thơ Nguyễn Thị Mai: đây là chợ của những người phụ nữ, cho dù thời tiết đổi thay, quanh năm, suốt tháng “vẫn đông người vợ, vẫn thưa người chồng”. Là một nhà giáo, nhiều năm công tác Hội Phụ nữ, nhà thơ Nguyễn Thị Mai có một trái tim nhạy cảm với nỗi đau của những người cùng giới, đặc biệt là những người lao động ở tầng lớp dưới của xã hội. Đời chị cũng đã qua nhiều chợ: Chợ quê “Qua hàng trầu vỏ” mua cau trầu cho mẹ thuở nào, “Chợ bãi” giản dị, quê kiếng ở vùng Phúc Thọ, Hà Tây  ngày xưa, chợ hoa xuân vơi những “Dơn hồng, huệ trắng…ríu ran gọi mời”…nhưng chưa chợ nào cho chị cái cảm xúc đắng đót như ở chợ đêm Long Biên. Với một sự quan sát tinh tế, nhà thơ khắc họa những chi tiết đặc trưng của chị em lao động: “Nón che kín mặt, kiếm đồng sinh nhai”, “Mồ hôi sương muối ố hoen, buốt lưng cửu vạn đã quen với nghề”. Lao động cực nhọc là vậy mà đồng tiền kiếm được lại ít ỏi. Đồng tiền đó còn phải chia năm, sẻ bảy  “Đồng công năm bảy sẻ chia/ Nẻo cơm quán trọ, nẻo về nuôi con”. Nguyễn Thị Mai không những khéo sử dụng từ ngữ mà nhà thơ còn thành công khi sử dụng các vế đối ở câu tám trong thể lục bát để làm cho ý thơ được tăng tiến, diễn tả rất  ấn tượng   nỗi vất vả của chị em  như nó đang tồn tại chồng chất trong cuộc sống: “Chị tay đen đúa/ em người nhọ nhem”, “Nẻo cơm quán trọ/ nẻo về nuôi con”, “Khiêng sương/ vác gió…”Đó là một góc khuất của cuộc sống được nhà thơ phát hiện và trải lòng thông cảm. Họ là những cá thể nhỏ bé trong cả một vùng chợ huyên náo, oi ả, nồng nặc mùi vị cay mặn của cuộc sống đời thường bươn trải. Không phải là những con số ít ỏi mà là số đông ồn ào, chen chúc như số phận của rất nhiều phụ nữ trong xã hội chúng ta. Những dòng lục bát nối nhau, những từ ngữ miêu tả đầy ấn tượng, những phép tiểu đối trong các dòng thơ…đã gieo vào trong lòng người đọc những cảm thương sâu sắc về thân phận người phụ nữ trong thời buổi cơ chế thị trường chi phối ngang dọc cuộc sống con người.

Những lao động cực nhọc của người phụ nữ trong “Chợ đêm Long Biên” cũng được an ủi với niềm vui ít ỏi khi thấy những “quả ngọt, rau tươi” được chị em nâng nhấc từ vùng chợ đêm vất vả này sẽ được đến từng mái nhà, từng gia đình trong các bữa cơm ấm cúng hàng ngày. Tuy nhiên, sự ngọt ngào đó thật là hiếm hoi và quá mỏng manh so với từng đêm, từng đêm họ phải vật lộn với những ánh đèn trong nặng trĩu vất vả lo toan kiếm miếng cơm manh áo cho bản thân và gia đình. Cuộc sống lao động âm thầm của bao người phụ nữ này thật ít người biết đến? Tác giả bộc lộ sự cảm thông chia sẻ với người lao động ở khu chợ đêm Long Biên bằng hai câu kết với dấu hỏi và lời cảm thán xót xa:

Bữa ngon hiểu được mấy ai?

                                      Chỉ cây cầu biết,

                         thở dài với sông.

 Nhà thơ Nguyễn Thị Mai đã cho người đọc biết có một “Chợ đêm Long Biên” như thế. Ở đó có những người phụ nữ lao động cực nhọc để kiếm sống và góp phần nuôi sống gia đình, làm ấm êm thêm xã hội. Họ là những số phận nhẫn nhịn chịu đựng, bền bỉ lao động trong sự thờ ơ, vô cảm của bao người. Bài thơ kết thúc, hình ảnh cây cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử hàng thế kỉ nay vẫn đứng đó và tiếng thở dài như sóng nước Hồng Hà như ngân vọng trong lòng bạn đọc. Bài thơ tạo được sức lan tỏa lớn, có khả năng lay tỉnh và thức gọi những gì sâu kín trong bản ngã nhân ái của con người. 

.

                                                                                                        Thanh Ứng   

(*)(Bài thơ được giải nhì thi(không có giải nhất) trong cuộc thi thơ lục bát “Ngàn năm thương nhớ” do 6 báo đồng tổ chức trong đó có báo Văn Nghệ, kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội)

dao

                                                       

 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)