bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 37
Trong ngày: 613
Trong tuần: 1352
Lượt truy cập: 774292

ĐẠI HỘI CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN

Cầm Sơn

ĐẠI HỘI CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN NHIỆM KỲ 2022 – 2025

  Ngày 05 tháng 8 năm 2022, tại hội trường trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam số 9 Nguyễn Đình Chiểu quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội. Chi hội Nhà văn Công nhân thuộc Hội Nhà văn Việt Nam đã tiến hành tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2022 – 2025.

   Đến dự Đại hội gồm có:

  • Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
  • Nhà thơ Hữu Thỉnh – Cố vấn BCH Hội Nhà văn Việt Nam
  • Nhà văn Vũ Đảm – Phó Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn và Đời sống
  • Nhà báo Nguyễn Việt Thắng – Đại diện Báo Văn nghệ
  • Ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
  • Ông Vũ Mạnh Tiêm – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
  • Nhà báo Hoàng Lâm – Tổng Thư ký Báo Lao động.
  • Nhiều nhà báo ở các báo Trung ương và Hà Nội.

Cùng 18 nhà văn, nhà thơ là hội viên Chi hội Nhà văn Công nhân – Hội Nhà văn Việt Nam.

k1024_img_3016

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam phát biểu tại Đại hội

   Nhà văn Bùi Việt Sỹ - Chi hội trưởng chi hội Nhà văn Công nhân nhiệm kỳ 2019 – 2022 thay mặt đoàn Chủ tịch phát biểu Báo cáo tổng kết những nét chính. Nhà thơ Lê Tuấn Lộc đọc bản báo cáo chi tiết. Theo đó, toàn bộ thời gian hoạt động của nhiệm kỳ trùng vào thời điểm cả nước đang gồng mình chống đỡ đại dịch. Do phải cách ly xã hội nên mọi hoạt động gần như tê liệt. Tuy nhiên, Ban chấp hành chi hội cũng đã chuẩn bị chu đáo và được sự đồng ý của Hội Nhà văn cũng như Tổng Liên đoàn Lao động về việc tổ chức một buổi hội thảo khoa học về đề tài Văn học Công nhân. Trong đó có 12 báo cáo khoa học của các nhà văn, các giáo sư tiến sĩ văn học và các nhà lý luận phê bình nhưng do không được phép tổ chức tụ họp đông người nên cuộc hội thảo chưa tìm được thời gian thích hợp để tổ chức. Ngoài ra còn phối hợp với Ban Văn học Công nhân mở mỗi năm một trại viết 15 ngày cho 15 nhà văn về đề tài công nhân. Dịp Đại hội Hội Nhà văn khóa X nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã cho xuất bản một tập sách có nhan đề “Quan Sơn muôn dặm” bao gồm truyện ngắn và thơ sáng tác ở các trại viết dày trên 700 trang khổ 16x24cm gửi tặng các nhà văn tham gia đại hội.

k1024_img_3026

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Bí thư Đảng đoàn
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu tại Đại hội

  Sau phần tham luận của các nhà văn và phát biểu của nhà thơ Hữu Thỉnh, Ông Ngọ Duy Hiểu có bài phát biểu với Đại hội. Theo ý kiến của ông thì công nhân thời nay đã khác với thời kỳ những năm 70 thế kỷ trước. Công nhân thời kỳ trước chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước có Công đoàn dẫn dắt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng trên tinh thần công nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp. Công nhân thời nay chủ yếu làm việc dưới quyền ông chủ, là người làm thuê, tổ chức công đoàn cũng chỉ là người đại diện cho lớp người làm thuê trong doanh nghiệp không có tổ chức Đảng lãnh đạo chứ không còn vai trò làm chủ nữa. Quan hệ trong doanh nghiệp có lằn ranh chủ thợ rõ ràng, người công nhân có nhiều thua thiệt và ít có điều kiện nâng tầm văn hóa. Rất cần thay đổi cách quảng bá văn học trên nền tảng kỹ thuật số để người công nhân dễ tiếp cận nhất bởi nếu nói người công nhân bỏ tiền ra mua sách đọc thì có lẽ chỉ là hiện tượng điển hình. Ông nêu ra mấy đề nghị đối với Hội Nhà văn và Chi hội Nhà văn Công nhân: Một là chú ý đến việc tổng kết phối hợp quản lý theo chương trình mới; Hai là trẻ hóa đội ngũ viết văn, bổ sung thêm những hội viên trẻ cho Chi hội Nhà văn Công nhân; Ba là phổ biến rộng rãi, động viên nhiều nhà văn tham gia cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn do Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam phát động; Bốn là phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Liên đoàn Lao động Việt Nam với Hội Nhà văn Việt Nam, giữa Ban Tuyên Giáo Liên đoàn Lao động với Chi hội Nhà văn Công nhân.

  Phát biểu tại đại hội, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói về số phận người công nhân ngày nay rất khác ngày trước, nó hẩm hiu, thậm chí nguy hiểm trong bối cảnh các ông chủ chỉ lo quan tâm làm sao có lợi nhuận nhiều hơn. Có thể họ có lương cao hơn, đi xe máy chứ không đi xe đạp như trước kia nhưng sự đảm bảo cho cuộc sống thì thật mỏng manh, lo cho cuộc sống ngày hôm nay đã khó nên lại càng không thể nói đến việc hy vọng vào một ngày mai sung túc hơn, tươi sáng hơn. Không chỉ là Liên đoàn Lao động mà các nhà văn cũng cùng có trách nhiệm bênh vực quyền lợi cho người lao động. Các nhà văn cần có nhiều cách để tiếp cận thực tế cuộc sống, gần gũi với công nhân. Sau đại dịch, Hội Nhà văn đã và đang kết nối với các công ty, tập đoàn kinh tế lớn để mở ra những phương thức tạo điều kiện cho các nhà văn thâm nhập vào đời sống công nhân. Ông đánh giá chi hội Nhà văn Công nhân là một chi hội lớn, có tầm quan trọng, có nhiều nhà văn tầm cỡ và ông hứa là Hội Nhà văn sẽ tạo điều kiện một cách tốt nhất cho chi hội làm cầu nối cho sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Nhà văn với Liên đoàn Lao động, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà văn không chỉ là nhà văn ở chi hội Nhà văn Công nhân mà cho nhiều nhà văn khác nữa đã và đang viết về đề tài công nhân nhằm ra đời được những tác phẩm văn học lớn phản ảnh về thân phận người lao động.

anhluuniem12345

BCH cũ, mới chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam và lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam

  Đại hội đã kiện toàn tổ chức, bầu ra được một Ban chấp hành khóa mới nhiệm kỳ 2022 – 2025 gồm ba nhà văn là: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc được bầu làm Chi hội trưởng; Nhà thơ Nguyễn Quang Thuyên và nhà văn Vũ Thảo Ngọc được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành.

  Nhà thơ Lê Tuấn Lộc thay mặt BCH khóa mới đã tặng hoa cho các nhà văn khóa cũ thôi không tham gia BCH gồm nhà văn Bùi Việt Sỹ, nhà văn Phạm Ngọc Chiểu và nhà thơ Từ Ngàn Phố.

    Đại hội Chi hội Nhà văn Công nhân đã thành công trong bầu không khí vui vẻ, phấn khởi của các nhà văn sau hai năm ngủ yên do dịch bệnh, tin tưởng rằng hoạt động của chi hội sẽ lại khởi sắc sôi động, tốt đẹp trong nhiệm kỳ tới!                                                                         

                                                                                        C.S

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)