bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 13
Trong ngày: 192
Trong tuần: 1000
Lượt truy cập: 773500

ĐẤT LỄ

ĐẤT LỀ
Truyện ngắn của Nguyễn Quang Huệ 


Cả bản hôm nay nhộn nhịp hẳn lên. Gần chục người tấp nập chuẩn bị thịt lợn,
mổ gà, đồ xôi và làm các loại bánh để cúng giỗ ông Vừ A Pao, là bố của Bí thư
Huyện Ủy Vừ A Thênh. Có cả Chủ tịch huyện Vũ Ban, là bạn học ở Học viện
Hành chính Quốc gia Hà Nội với ông ấy cùng về.
- Vui lắm lớ. Mấy khi Chủ tịch huyện về bản thế này đâu.
Ông Trưởng tộc tỏ ý vui mừng vì cháu ông và Chủ tịch huyện về quê thăm bản.
Từ bản lên huyện xa hơn ba chục cây số, công việc lại nhiều, địa bàn rộng, nên
Bí thư ít về thăm nhà, thăm bản. Gia đình vợ con đều làm việc ở trên huyện. Ruộng
nương nhà cửa đều giao lại cho trưởng tộc, là anh cả của bố nên giỗ chạp trong nhà
đều do ông bác tổ chức.
Hôm nay nhân kỳ giỗ bố, ông qua nhà thắp hương cho cụ.
Vừa vào nhà chào hỏi bà con họ mạc, chia vui với những người cao tuổi là anh
em chú bác bằng những phong bánh dẻo, bánh nướng, lại quay sang phát kẹo, bim
bim cho các cháu nội ngoại. Ai cũng có phần. Ai cũng tự hào dòng họ nhà mình có
người học giỏi tận dưới Hà Nội về công tác tại huyện nhà, cứ lên chức vù vù. Mấy
năm trước mới là Phó Chủ tịch, rồi lên Chủ tịch, nay là Bí thư Huyện Ủy.
Sau khi phát quà cho mọi người, uống bát nước chè Suối Giàng, đặc sản quê
hương, Bí thư Vừ A Thênh và Chủ tịch Vũ Ban tranh thủ đi thăm các gia đình
trong bản. Thăm ruộng bậc thang, thăm đồng lúa chín.
Lúa nương năm nay bội thu đấy anh Ban à. Bí thư nói với Chủ tịch: Có lẽ thời
tiết thuận lợi nên năng suất có khi cao nhất từ trước đến nay.
Nói gì thì nói, ông trời không ủng hộ mưa gió thuận hòa, làm sao có năng suất
sáu tấn trên H A được. Vũ Ban cũng đồng tình với nhận định trên của Bí thư: Đúng
là thời tiết quyết định hết. Nhưng nếu huyện không chỉ đạo các xã đẩy mạnh công
tác thủy lợi ngay từ đầu vụ: Đắp bờ giữ nước, chống khô nứt chân ruộng khi lúa đẻ
nhánh và chuẩn bị làm đòng  thì làm gì có năng suất được.

Bên cạnh khâu chọn giống, làm sục bùn ruộng bậc thang, bón phân kịp thời vụ
của huyện cũng góp phần vào vụ mùa thắng lợi. Chiều nay về huyện tôi và anh lại
đôn đốc các xã tháo nước sớm để ruộng khô chân, chuẩn bị thu hoạch và cày ruộng
đổ ải sẵn sàng cho vụ sau.
Trên đường đi từ huyện về, hai người tha hồ ngắn cảnh những đồi lúa vàng
ươm một màu no ấm mướt mắt. Bông nào bông ấy nặng hạt cúi gập đầu xuống đất.
Sự chỉ đạo của huyện sâu sát, thăm đồng liên tục, xuống các xã đôn đốc từng việc
đã có kết quả rõ nét, nhất là vụ mùa năm nay…
Chủ tịch Ban nghe thấy tiếng trẻ học bài mỗi lúc một gần, ông rẽ chân vào xóm.
Thấy vậy Bí thư Thênh ngạc nhiên hỏi: - Ông đi đâu đấy? Bân trả lời: - Tôi nghe
thấy tiếng trẻ em đang học bài gần đây. Chả mấy khi về quê ông thăm làng, thăm
bản, nhân thể tìm hiểu thêm tình hình học hành các cháu và cơ sở vật chất trường
lớp ra sao? Thênh lúng túng nói: Quê tôi còn lạc hậu lắm Chủ tịch à! Mấy năm nay
còn đỡ hơn vì được mùa liên tục, nhưng mới giải quyết được phần lương thực.
Chăn nuôi gia súc như trâu bò tăng đàn hơn trước, chủ yếu thả rông lên núi đến tối
mới có người lên lùa về. Các khoản thu nhập khác chưa có gì đáng kể vì ngoài
ruộng bậc thang chẳng còn nghề phụ gì khác…
Việc học hành của các chấu chưa quan tâm được nhiều. Anh vào xem thực tế
trường lớp các cháu hiện nay thế nào?
Càng đi vào xóm, tiếng học bài của các cháu càng rõ. Hai người bước vào thăm
lớp. Thấy có Bí thư huyện ủy và một vị khách vào thăm, cô giáo Mây ra đón tiếp
mau miệng chào hai bác. Bí thư Thênh nhanh chóng gới thiệu: Hôm nay về thăm
bản có cả Chủ tịch huyện Vũ Ban, cùng vào đây thăm cô và các cháu học sinh.
Cô Mây nói to cho cả lớp nghe: Các con đứng lên chào hai bác đi. Cả lớp đứng
dậy đáp lời cô: Chúng con chào hai bác ạ. Bí thư giơ tay vẫy chào. Chủ tịch Ban
đáp lại: Chào các con, Chào cô giáo. Cô Mây nhắc cả lớp ngồi xuống trật tự nghe
Chủ tịch huyện nói chuyện. Chủ tịch hỏi thăm tình hình học tập và vui chơi của các
cháu. Cô Mây trả lời rành rọt: Lớp có 48 học sinh. Các cháu đều chăm học, chữ
viết ngày càng ngay ngắn, đang học chương trình lớp 2. Các cháu ăn trưa ở trường

do phụ huynh đóng góp. Cô giới thiệu: Đây là lớp học và sân chơi, tay cô chỉ sang
nhà bên cạnh là nhà ăn nhà bếp. Sân đất, nhà tranh tre nứa, nền nhà đều là đất đắp.
Những hôm mưa gió lầy lội bùn nhão, các cháu phải xách dép đi chân không đến
trường.
Chủ tịch nhìn xuống chân các em, ông thấy phần lớn đều không có dép, ngón
chân, bàn chân lấm lem đen đúa cáu bẩn. Chỉ hơn mười em có dép. Ông lại xem vở
mấy bạn ngồi đầu bàn, cả lớp im lặng nhìn theo ông và Bí thư. Bỗng ông hỏi mấy
bạn buổi trưa các cháu ăn gì? Cả lớp đồng thanh trả lời: Dạ ăn cơm với canh trứng,
đậu phụ và rau luộc. Ông lại hỏi có hôm nào được ăn thịt hoặc cá không? Các cháu
thật thà trả lời: Dạ một tuần mới có vài lần thôi ạ! Cô Mây thanh minh: Dạ vì phụ
huynh đóng góp mỗi bữa 10 ngàn đồng một cháu nên chỉ đủ mua gạo, thức ăn chủ
yếu là trứng, đậu phụ và rau xanh. Cuối tuần kiểm lại còn thừa bao nhiêu mới mua
thịt mua cá cải thiện cho các cháu.
Nghe vậy Chủ tịch Vũ Ban bàn với Bí thư: Có lẽ về huyện, Ủy Ban nên chủ trì
trao đổi với các doanh nghiệp và cơ quan trong huyện giúp đỡ kiên cố hóa lớp học
và tạo sân chơi sạch sẽ cho các cháu. Phần bữa ăn trưa vận động phụ huynh đóng
góp lên 20 ngàn cho một bữa ăn trưa cho con em mình để các cháu có bữa ăn đầy
đủ hơn. Ông cũng không quên chụp những kiểu ảnh làm tư liệu cho chuyến đi thực
tế này.
Bí thư và Chủ tịch chào các em và cô giáo ra về. Cả lớp lại đứng lên hô lớn:
Chúng cháu chào hai bác ạ.
Bí thư và Chủ tịch đi về phíá nhà ăn, nhà bếp, hai người quan sát một lúc thấy
nhà cửa bàn ghế cũ nát nên thống nhất nâng xấp cả khu hoàn chỉnh cho các cháu,
cốt sao công trình đồng bộ cả nhà cửa sân đường hàng rào, cổng ra vào sao cho đẹp
và kiên cố….

Ra về mà hai người vẫn còn trăn trở suy nghĩ về các cháu ở lớp học của cô giáo
Mây. Bí thư Thênh tâm sự: Phần khiếm khuyết của các lớp cấp I trong huyện có
một phần thiếu sót của tôi. Do đã không sâu sát kiểm tra toàn diện, nên không đề

xuất được nhiều. Một phần do đi họp hành rồi triển khai công tác của tỉnh chiếm
nhiều thời gian quá, một phần cứ nghĩ làm việc đó cho địa phương mình tránh sao
được dư luận cho rằng tôi cục bộ chỉ lo cho quê quán mà bỏ qua các xã khác. Chủ
tịch Vũ Ban an ủi: Có về đây mới thấy thực tế quê hương còn khó khăn lắm. Và
chúng ta coi đây là đề xuất của Ủy Ban đã được Huyện Ủy thông qua là được. Bí
thư nhất trí như vậy nhé…

Về đến nhà thì cỗ đã xong. Hai mâm cỗ đặt trên hai bộ phản gỗ có bát đĩa đầy
đủ. Bốn mâm dưới trải chiếu. Thức ăn có nước như xương hầm khoai sọ, canh
măng, hai thứ ấy đựng vào bát tô. Các loại giò chả, thịt luộc, thịt quay, xôi và các
loại bánh… bày trên lá chuối hơ lửa lau sạch.
Ông Trưởng tộc nhắc mấy đứa cháu bày mâm cỗ lên bàn thờ, ông quay sang
thắp ba nén hương thơm, rót rượu trắng vào ba chén thủy tinh, khấn vái một lúc. Bí
thư và Chủ tịch cầm mỗi người một thẻ hương châm lửa và vái lạy kính viếng Cụ.
Một lúc sau hương đã cháy quá nửa, ông trưởng họ tuyên bố:
- Các cháu lớn bê mâm cỗ đặt đúng vị trí. Mâm nào mâm ấy cứ vai vế mà ngồi
với nhau. Mời Chủ tịch lên mâm trên với các cụ.
Vừ A Thênh tìm ghế thấp ngồi mâm dưới với những người cùng vai vế và mời
Chủ tịch lên ngồi mâm trên. Chủ tịch Vũ Ban cáo lỗi xin được ngồi cùng Bí thư và
nói:
- Xin các cụ cứ tự nhiên, coi cháu như con cháu trong nhà, ngồi cùng với nhau
cho tiện.
Trưởng tộc cứ nài nỉ mời Vũ Ban lên ngồi mâm trên và nói:
- Chủ tịch là khách của gia đình. Còn thằng Thênh nó là bậc con cháu phải
ngồi mâm dưới. Thủ tục ở đây xưa nay là vậy.
Lời qua tiếng lại, Vũ Ban đành ngồi ghé phía ngoài phản gỗ, chạm bát rượu với
các cụ, ăn vài miếng cho phải nhẽ rồi xin phép ngồi cùng Bí thư Thênh để kết hợp
bàn thêm công việc.

Bí thư Thênh và Vũ Ban ngồi nhâm nhi một lúc đã gần hết thức ăn vì vai vế
toàn trẻ con nên ăn rất nhanh, rất tự nhiên, chả bàn luận gì. Gần buổi người nào
cũng đói nên ăn uống nhiệt tình, chẳng để tâm đến khách. Thấy vậy, Vũ Ban đứng
dậy cáo lỗi vì đã ăn sáng ở nhà. Vừ A Thênh biết nhưng cũng chẳng dám nói gì.
Hai người ra bàn uống nước. Các mâm dưới ăn uống xong ra về, cũng chẳng chào
khách.
Sau khi ăn uống xong, hai người chia sẻ với các cụ dăm ba câu chuyện về mùa
màng, về đời sống bà con hiện nay đã đỡ hơn nhiều so với trước…
Bí thư và Chủ tịch chào mọi người, xin phép về huyện. Trên đường cùng xe với
Chủ tịch, Bí thư phàn nàn: Quê tôi thế đấy ông Ban à. Thênh tâm sự với Vũ Ban:
Hủ tục còn nặng nề lắm. Biết bao giờ nếp sống văn minh mới chiếu rọi về đây!
Thôi cũng đành khắc phục dần. Bí thư khẳng định sắp tới sẽ có biến chuyển tích
cực. Vũ Ban đồng cảm: Nơi khác còn nặng nề hơn nữa vì mỗi lần có đám cưới,
đám tang là thịt trâu thịt bò, cả xã ăn mấy ngày liền…

Chẳng mấy chốc đã về tới huyện. Hai người như đũa có đôi, lại lao vào bàn
công việc mới, trong đó có cả thống nhất chủ trương giữa Huyện ủy và Ủy ban về
việc nâng cấp trường cấp I ở xã Cao Lâm do cô giáo Mây đứng lớp và nhiều công
việc khác nữa…

Một tuần sau Văn phòng Ủy ban gửi giấy mời mấy đơn vị xây dựng và kinh
doanh của huyện về dự.
Đại biểu các đơn vị đã tề tựu đông đủ. Nội dung chủ yếu nêu ra trước hội nghị:
Hỗ trợ kiên cố hóa lớp học cấp I tại xã Cao Lâm.

Chánh văn phòng Ủy ban huyện giới thiệu với hội nghị: Chủ tịch Vũ Ban sẽ
chủ trì cuộc họp hôm nay, Bí thư bận đi họp ở Hà Giang nên vắng mặt. Thành phần
buổi họp có các đại biểu: Trưởng phòng Tư vấn Xây dựng huyện, Giám đốc Công

ty Xây dựng huyện, Trưởng phòng Giáo dục huyện, Trưởng phòng Tài chính Kế
toán của ủy ban huyện, Trưởng phòng Thương nghiệp huyện.
Đại biểu địa phương sở tại có Chủ tịch xã Cao Lâm và cô giáo Mây về dự. Có
cả đại biểu Trưởng bản cũng được mời tham gia cuộc họp.

Tiếp tục chương trình Chánh văn phòng giới thiệu Chủ tịch Vũ Ban phát biểu.
Nhìn qua một lượt ông thấy đủ mặt các thành phần như dự kiến, nên ông vào
việc luôn: Ông nói qua về chuyến đi khảo sát thực tế về lớp học cấp I ở xã Cao
Lâm nơi cô giáo Mây dạy học. Ông tả tỷ mỷ về trường lớp, sân chơi, nhà ăn và nhà
bếp, khu vực vệ sinh v.v… thực trạng tạm bợ hiện nay. Tình hình đời sống, ăn mặc,
học tập của các cháu và nguyện vọng của thầy cô giáo.

Ông cho mọi người xem những bức ảnh chụp tại đó để minh họa cho những ý
kiến đề xuất về kế hoạch nâng cấp của Ủy ban đã được Huyện ủy thông qua. Mấy
ý kiến trao đổi, thống nhất thực hiện.
Cuối cùng ông giới thiệu cô giáo Mây phát biểu. Nghe nhắc đến tên mình, Mây
hồi hộp vô cùng. Trống ngực Mây đập loạn nhịp muốn nghẹt thở. Đây là lần đầu
tiên cô được mời về huyện họp bàn về nâng cấp lớp học của cô. Mọi người quay về
phía cô ngồi, cô giáo Mây lúng túng, đỏ mặt ngượng ngập. Mây rụt rè nói:
- Thưa các bác: Nói về lớp học cấp I quê em, Bác Chủ tịch đã xem xét cụ thể và đã
trình bày với hội nghị đầy đủ cả rồi. Thực ra khu lớp học này đã có trước đây nhiều
năm. Nhiều phần việc đã hư hỏng. May được Chủ tịch thăm quê lại có chủ trương
nâng cấp cho lớp, chắc các cháu và bà con vui mừng lắm. Em chỉ thêm một ý kiến
nhỏ là: Công trình làm sao ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè để các cháu đỡ
ốm đau. Sân chơi đủ rộng và lát gạch cho sạch sẽ. Thêm một phòng vừa nghỉ vừa
làm việc cho giáo viên nghỉ nữa ạ. Được như vậy chúng em mừng quá ạ.
Mấy đại biểu phát biểu thêm và nhất trí với chủ trương của huyện: Nâng cấp
đồng bộ khu lớp học cấp I ở xã Cao Lâm.
Chủ tịch phân công công việc cho các đơn vị như sau:

- Phòng Tư vấn Xây dựng huyện chủ trì thiết kế công trình. Sau khi thiết kế được
thông qua sẽ lập bản dự toán kinh phí.
- Công ty xây dựng huyện là đơn vị thi công xây dựng.
- Phòng Tài chính Kế toán chủ động liên hệ Sở Giáo dục xin cấp kinh phí xây
dựng và trang thiết bị bàn ghế học sinh, giáo viên, bảng đen đúng tiêu chuẩn, đồng
thời trang bị quạt trần và đèn chiếu sáng. Sau này nếu thiếu kinh phí sẽ vận động
các nhà hảo tâm trong huyện. Nếu thiếu nữa trích ngân sách huyện bù cho đủ.
- Văn phòng Ủy ban theo dõi hàng ngày báo cáo việc thực hiện của các đơn vị cho
Chủ tịch huyện.
- Chủ tịch xã Cao Lâm lo cho lễ khởi công, lễ khánh thành bàn giao công trình. Tổ
chức buổi lễ thế nào huyện cùng xã sẽ thống nhất sau…

Chủ tịch Vũ Ban xin tất cả đại biểu đề xuất các ý kiến khác để hội nghị kết luận
trước khi triển khai thực hiện. Làm sao khởi công và kết thúc vào đúng dịp hè năm
nay. Bước sang năm học mới các em có trường mới. Muốn vậy bên thiết kế kết hợp
với đơn vị xây dựng để chuẩn bị vật tư cần thiết. Những kết cấu chính gia công
trước, tránh “nước đến chân mới nhảy” sẽ chậm tiến độ. Đây là lời hứa của huyện
với các cháu ở vùng dân tộc Hơ-mông xã Cao Lâm.

Mấy tháng sau là dịp nghỉ hè Công ty Tư vấn xây dựng đã xong hồ sơ thiết kế.
Công ty Xây dựng chỉ định đơn vị trực tiếp thi công, tập kết vật tư, máy móc thiết
bị, đưa 30 thợ các loại, tranh thủ khởi công công trình lớp học.
Tới dự lễ khởi công có Bí thư Vừ A Thênh, Chủ Tịch Vũ Ban và các ban ngành
liên quan của huyện. Có đại diện của xã và trưởng thôn bản. Cô giáo Mây rất vui vì
được gặp lại Chủ tịch. Từ ngày anh về thăm lớp, cô cứ thấy vấn vương trong lòng.
Người gì mà đẹp trai phong độ đáng kính đến thế…

Một tổ thợ lành nghề chăm chỉ làm việc. Một tháng sau đã xây xong móng và
tường gạch, trát trong trát ngoài. Trong lúc nâng vì kèo thép lên lắp mái một công

nhân đã không may tuột chân rơi xuống đất. Đó là Vừ A Sinh, người địa phương.
Cả công trường nhanh chóng đến cứu nạn, đưa nạn nhân ra ngoài và chuyển đi
bệnh viện huyện cấp cứu. Ông Sinh chỉ nằm, mặt nhăn nhó kêu đau khi di chuyển,
không ngồi dậy được, mọi người đoán có thể chấn thương cột sống. Nghỉ một lúc,
bác sĩ thăm khám thấy sức khỏe nạn nhân không ổn ở cột sống lưng. Được bác sĩ
tiêm thuốc giảm đau. Bó lưng cố định và dặn cứ nằm yên một chỗ trên phản cứng.
Mây hoảng quá muốn gọi ngay cho Vũ Ban nhưng lại không có số điện thoại liền
gọi cho Chủ tịch xã xin số anh ấy. Mây gọi ba lần, Đến lần thứ tư Vũ Ban mới bắt
máy. Mây thở gấp gáp nói về vụ tai nạn xẩy ra. Trong lúc đang họp anh xin phép
tạm dừng vì có việc cấp cứu đột xuất, gọi lái xe đưa ngay đến công trường sau đó
nửa giờ. Vũ Ban lại đến bệnh viện, hỏi thăm bác sĩ về sức khỏe hiện tại của Vừ A
Sinh.

Sau khi bác sĩ nói sơ qua là nạn nhân bị đau cột sống, dãn dây chằng, không sai
khớp, không quá nghiêm trọng, không bị gãy xương, điều trị nghỉ ngơi một tuần,
nhưng phải có người thân giúp đỡ, tuần sau có thể xuất viện. Mười ngày sau đó có
thể đi làm. Vũ Ban như trút được nỗi lo lắng và rất thương người công nhân không
may gặp nạn. Anh biếu tặng nạn nhân phong bì tiền lương của anh vừa lĩnh và
động viên cố gắng nghỉ ngơi bồi dưỡng bao giờ khỏe hẳn sẽ trở lại làm việc.

Về lại công trường Vũ Ban gặp cô giáo Mây cám ơn cô đã báo tin kịp thời và
động viên Mây từ nay hãy liên lạc thường xuyên nhé. Nếu trao đổi công việc đột
xuất mới gọi trong giờ chính quyền, việc cá nhân riêng tư gọi ngoài giờ cũng được.
Gặp Giám đốc Công ty Xây dựng và anh em công nhân anh nói: Chúng ta coi
đây là một bài học đắt giá, phải rút kinh nghiệm ngay. May sao tai nạn không nguy
hiểm đến tính mạng. Trong xây dựng và giao thông là hai ngành nhiều tai nạn nhất.
Trên công trường thường bị vật liệu rơi vào đầu, ngã rơi từ trên cao xuống đất, thi
công điện ít nhất phải có hai người một người trực cầu giao chính. Khi sức khỏe

công nhân không đảm bảo như đau tim, cao huyết áp không được bố trí họ làm việc
trên cao không có sàn giáo chắc chắn…

Ba tháng sau công trình hoàn thành đúng như kế hoạch. Hôm bàn giao có cả Bí
thư huyện ủy Vừ A Thênh, Chủ tịch huyện Vũ Ban và các phòng ban liên quan về
dự. Đông đảo học sinh và bà con thôn bản có mặt đông đủ mừng vui chào đón ngôi
trường mới. Đặc biệt có cả Vừ A Sinh là công nhân bị tai nạn lao động cũng có
mặt. Cả Bí thư và Chủ tịch đến bắt tay hỏi thăm, chúc mừng anh đã tai qua nạn
khỏi…

Ủy ban hành chính xã đã góp phần cho lễ bàn giao một con bê chừng 100 kg.
Công ty Xây dựng góp vào 4 triệu chi cho lễ tân mua sắm rượu chè hoa thuốc
nước và phần thưởng cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công trình
hoàn thành để cho buổi lễ long trọng hơn.

Nhìn lớp học cấp I sáng long lanh trong màu vàng cam hấp dẫn, sân trường rộng
rãi, lát gạch gốm hoa văn đẹp mắt, hàng rào, cổng trường, biển hiệu đẹp đẽ ai cũng
khen ngợi. Được huyện đầu tư có khác. Cửa pano sơn xanh tronh kính ngoài chớp
trên màu vàng cam ấy càng nổi bật nét sang trọng của công trình.
Trường như một đóa hoa vàng mới nở ai đi qua cũng muốn vào chiêm ngưỡng
và khen ngợi sự sáng suốt của Huyện nhà đã có lòng với bà con dân tộc, với các
cháu vùng cao.
Là người dân tộc Hơ mông, Chủ tịch xã Cao Lâm đã bày tỏ niềm vui như vậy.

Nhưng người vui nhất là cô giáo Mây ước ao lâu nay đã thành sự thật. Cô muốn
gặp Chủ tịch nói lời cảm ơn đã giúp quê hương có lớp học mới. Nhưng cô cũng có
nỗi buồn riêng: Biết bao giờ anh lại về đây lần nữa và nhiều lần nữa! Mong ước ấy
có thành sự thật? Bỗng cô nhớ lại câu thơ trong một bộ phim nào đó: “Người ơi gặp
gỡ làm chi? Trăm năm biết có duyên gì hay không”…

ruong_thang_co_gai

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)