NGÀY XUÂN ĐỌC (VÀ HỌC) THƠ
CỦA CÁC NHÀ THƠ LỚN VIỆT NAM
BÙI MINH TRÍ
ĐỌC THƠ CHẾ LAN VIÊN
Thế giới quan, bàn hệ luận “Điêu tàn”
Kính vạn hoa của tâm hồn cao thượng
Biết ơn các Tháp Chàm suy tưởng
“Bày voi thiêng trầm mặc dạo bên thành”
*
Giữa Thù đô mừng thắng lợi hòa bình
“Anh thấy rõ ngày mai” cờ gió lộng
“Ánh sáng và phù sa” niềm vui cuộc sống
Quê mẹ chào cờ Đảng, áo nâu xồng
“Tiếng hát con tàu” bay khắp Việt Nam
“Hoa ngày thường với Chim báo bão”
Cách mạng và chân lý vang lên tiết tháo
“Những bài thơ đánh giặc” thời gian xanh
*
Nhiều vỉa nhiều tầng văn hóa đa thanh
“Đối thoại mới” những ngọn ngành muôn vẻ
“Thơ đong từng ngao nhưng tát bể
Là cái cân nhỏ xíu lại cân đời”
*
“Ngày vĩ đại” – “Tổ quốc đã rằm” rồi
Mỗi giây phút ca vang thời đại mới
“Hoa trước lăng Người “thấm hồn ta mãi
“Đóa hoa sen mặt đất toả hương đời”
*
Chân ta đi giữa “Dải đất vùng trời”
“Hái theo mùa“ hoa chiến công rạng rỡ
Sống mãi theo thời gian “Hoa trên đá”
Mình là ta đấy thôi –“Ta gửi cho mình”.
Bùi Minh Trí
_____________________________
(1)Sáng 27-10- 2020 tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Chế Lan Viên (1920-2020) với sự tham dự của đông đảo các thế hệ nhà văn, nhà nghiên cứu, độc giả và đại diện gia đình nhà thơ.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 (tức ngày 9 tháng 9 năm Canh Thân) tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ)
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
Các tác phẩm
Người gửi / điện thoại