NGÀY XUÂN ĐỌC (VÀ HỌC) THƠ CỦA CÁC NHÀ THƠ LỚN VIỆT NAM
ĐỌC THƠ HUY CẬN
BÙI MINH TRÍ
Vào hàng ngũ phất cờ nền Thơ mới
Dấu ấn riêng, người “Đi giữa đường thơm”
Ngợp khắp trời “hòa hợp màu với hương”
Ngọn “Lửa thiêng” thắp linh hồn ánh sáng
“Như cơm trắng” “hạt vàng năm tháng”
Gánh nợ duyên “mang nặng những bàn tay”
“Bài thơ cuộc đời” “Đất nở hoa” say
“Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp”
“Bàn tay em” nụ hồng hoa thơm đẹp
Em hát chuyện xưa “Phù Đổng Thiên Vương”
Vung cụm tre, giặc vỡ mật kinh hồn
“Cởi giáp bào giữa mây hồng bay khuất”
“Những năm sáu mươi” vì miền Nam ruột thịt
Tóc dài Bến Tre những người mẹ anh hùng
“Chiến trường xa đến Chiến trường gần”
Con mắt thơ thành chứng nhân lịch sử
“Hạt lại gieo” theo “Chim làm ra gió”
“Ta về với biển” hồn gửi “Nước triều Đông”
“Cha ông nghìn thuở” có “Muối mặn lửa hồng”
“Lời tâm nguyện”- một cảm quan tươi sáng.
Bùi Minh Trí
________________________________-
Ngày 31/5/1919 Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Huy Cận.Nhà thơ Huy Cận sinh ngày 31/5/1919 tại xã Ân Phú (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.
Theo giáo sư Hà Minh Đức, nhà thơ Huy Cận là một trong những đại diện tiêu biểu nhất, “kiện tướng” của phong trào Thơ Mới (1932-1945). Theo lời kể của giáo sư Hà Minh Đức, nhà thơ Huy Cận biết làm thơ từ năm 14 tuổi. Đến năm 16 tuổi, ông đã có thơ được đăng trên báo và năm 20 tuổi, Huy Cận giới thiệu tới độc giả tập thơ đầu tay với nhan đề “Lửa thiêng.”
Sau năm 1945, nhà thơ Huy Cận bước sang một giai đoạn sáng tác mới. Từ nhà thơ của một vũ trụ buồn với “cái tôi” cá nhân nhiều bâng khuâng, xao động, Huy Cận đóng góp cho văn học Việt Nam những vần thơ giàu sức sống ngợi ca cuộc sống mới, sự đổi thay trên quê hương. Nói khác đi, sức sáng tạo bền bỉ của nhà thơ Huy Cận được nối dài từ “Lửa thiêng,” “Kinh cầu tự,” “Vũ trụ ca” đến “Những năm sáu mươi,” “Trời mỗi ngày lại sáng,” “Đất nở hoa,” “Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ”, “Ta về với biển,” “Cha ông ngàn thuở”… Bên cạnh vai trò một nhà thơ, nhà văn hóa, tác giả Huy Cận còn là một nhà hoạt động chính trị-xã hội với nhiều dấn ấn quan trọng
Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).
Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.
Ở một số thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận như Đồng Hới, Quảng Bình (nối Nguyễn Bỉnh Khiêm với Mạc Đĩnh Chi)... Ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (quê ông), có Trường Trung hoc phổ thông mang tên Cù Huy Cận,
Các tác phẩm của Huy Cận sau tháng 8 năm 1945
Sáng tác được phổ nhạc
Người gửi / điện thoại