bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 33
Trong ngày: 340
Trong tuần: 1538
Lượt truy cập: 775405

GIỚI THIỆU TẬP THƠ BIỂN MÀU NẮNG

 

CÂY THƠ CỦA MIỀN CỔ TÍCH

                         PGS.TS. Nhà văn Vũ Nho

tm_dung_1

NHÀ THƠ PHẠM NGỌC TÂM DUNG

         Phạm  Ngọc Tâm Dung là một cây bút đa năng. Chị viết truyện vừa, truyện ngắn, viết bình thơ, làm thơ và viết tản văn. Tác giả đã in hai tập Đàn bà nông nổi” (truyện ngắn,  kí) và “Ký ức lời ru” (tản văn) đều do Nhà xuất bản Hội nhà văn cấp giấy phép năm 2021. Nếu   tính về ấn tượng những sáng tác của một cây viết chủ lực, làm Trưởng Miền một trang mạng hơn 450 thành viên thì có thể thấy Phạm  Ngọc Tâm Dung nghiêng về phẩm chất thi nhân. Những bài tản văn độc đáo của chị (có bài từng đoạt giải nhì trong cuộc thi viết của Sở Văn hóa thành phố Hà Nội) chính là những bài thơ văn xuôi giàu  nhịp điệu và những liên tưởng  phong phú của một người có tâm hồn thi nhân -  sống chậm, sống kĩ với cuộc đời. Thơ của Tâm Dung in trên báo, tạp chí, trong tiểu thuyết “Hoa Dạ Hương” của nhà giáo nhà văn Nguyễn Xuân Nhuận,  và nhiều nhất là trong hai tập sách “Thi nhân Miền Cổ Tích” tập 1 và 2 , nhà xuất bản Hội Nhà Văn, năm 2019 và năm 2020. Cái kiểu tự bạch này cũng là hiếm thấy ở các thi nhân:

          Bà chọn ngày xé cau làm đám cưới

          Mẹ bảo rằng : một qủa đã thành… tôi

Rồi lúa, khoai, cây trái, một mầm sung lạc, một nhành lục bình đơn lẻ, con cáy, nhánh cỏ gầy, chẽ lá tre, chú chim sâu, con ong mật, sợi nắng, sợi mưa, câu hát, hạt mồ hôi,…

          Ông bà mẹ cha một đời chịu chắt

          Gom cả đất lành sông nước để… làm …tôi!

                   (Tôi của Miền Cổ Tích)

Con người thơ ấy tất nhiên là vô cùng yêu mến, gắn bó với quê hương mình “suốt đời mê đắm một miền xưa”. Một  miền quê có tên vừa mộng mơ, vừa  gần gũi, thân thương :

                   Cầu tre gầy, cong  như một nhánh chà rào

                   Đưa anh và em về Miền Cổ Tích

                   Dòng sông  Sứ nước xanh – con mắt biếc

                   Khiến mây trời bịn rịn chẳng thể trôi

                            (Miền Cổ Tích)

“Cây thơ “ ấy đã dành những câu thơ giản dị, rưng rưng dâng lên  hai đấng sinh thành trong hai bài thơ “Con gọi tên người” và “Mẹ”.  Đồng thời có  một ước mơ thấm đẫm tình cảm được bộc bạch trong bài thơ “Thơ của con”:

                   Con ước thơ của mình được làm một sợi bông

                   Của chiếc ba lô cha nửa đời phiêu bạt

                   Của áo mẹ bạc màu mưa nắng

                   Tà mỏng níu vai, nặng suốt đời người

                                      (Thơ của con)

Không chỉ viết về những người thân gần cha mẹ, con cháu,  ca ngợi miền quê hẹp của mình là xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tác giả  còn ca ngợi biển Thái Bình, vùng biển màu nắng cùng với những vùng biển đẹp của đất nước Việt Nam:

                   Đất nước mình biển đẹp lắm anh ơi

                   Biển Nha Trang nước xanh màu ngọc bích

                   Biển Hạ Long đẹp như triền cổ tích

`                  “Con sóng nhớ thương nghiêng cả biển Vũng Tàu”

                                     (Biển màu nắng)

Người phụ nữ đa cảm, đa tình ấy có  những trạng thái tâm hồn phức điệu. Khi thì say biển màu nắng. Lúc thì chơi vơi trước mùa thu quá đẹp “Lòng nhập đồng thổn thức/  Lạc biển đời chơi vơi”  (Chơi vơi). Khi  khác lại lại cảm thấy đơn côi, “câm lặng lẻ loi giữa biển người vồn vã” (Vẫn chỉ mình em). Khi thấm buồn tê tái “Chết lặng một hồn thơ” (Đơn côi). Lúc lại đột ngột thấy mình tươi trẻ khi tiễn cháu ở sân bay đi học nước ngoài:

                   Tuổi xế chiều bao mặn muối cay gừng

                   Để một ngày bỗng thấy mình tươi trẻ

                   Gửi vào dáng thiên thần nhỏ bé

                   Tấm áo hồng- đôi cánh vỗ trời mây

                                      (Cánh chim yêu)

Thơ  Tâm Dung không chỉ nói riêng tâm trạng, tình cảm mình. Thơ hướng tới những người cùng giới, những  người mẹ, người vợ, người chị, người em - người phụ nữ  Việt Nam  xinh đẹp, đảm đang, giàu tình cảm, giàu đức hi sinh và bao dung, dâng hiến.

          Đây là nét đẹp của  những người cùng giới:

                     Người đàn bà đẹp như một đóa sen

                     Thơm từ khi đang còn trong búp nụ

                     Càng đến độ sắc hương càng quyến rũ

                    Và cánh tàn vẫn lịm ngọt đài gương

                                   (Người đàn bà và sen)

 

          Đây là sự đồng cảm với  nỗi đau của hai người sau chiến tranh:

                   Nửa bài thơ xưa trăng đã trả cho anh

                   Con chữ rơi chỉ còn tờ giấy trắng

                   Hai đứa run run nếm trải tận cùng của nỗi đau cay đắng

                   Bài thơ không lời thành…khăn trắng …thờ nhau

                                          (Bài thơ không lời)

Còn đây là  nỗi niềm người phụ nữ “hồng nhan phận bạc” trước mười hai bến nước cuộc đời:

                   Đa đoan, kiếp ấy phận nào

                   Suốt đời chị, chẳng ai vào mắt xanh

                   Vòng đời quẩn quẩn, quanh quanh

                   Vẫn riêng chị vẫn chỉ mình chị thôi

                                      (Mười hai bến nước)

Tác giả đã như hóa thân vào cô gái đang bị (được) chàng trai thôi miên:

               Xin đừng thì thầm như thế

               Mỗi lời là một mũi tên

              Thành quách lâu đài nghiêng ngả

              Nói chi đến trái tim mềm.

 

                   Xin đừng thôi miên như thế

                  Mộng vui thì cũng có mùa

                  Phiêu bồng bao nhiêu...cũng tỉnh

                  Thế rồi một đời...ngẩn ngơ!

 

                   Xin đừng thôi miên như thế

                   Kiếp này và cả kiếp sau

                  Như là loài người muôn kiếp

                  Nhớ thương kiếp nào cũng đau!

                                 (Thôi miên)

Vâng! Nhớ thương kiếp nào cũng đau! Người viết tin vào sự lựa chọn của tình yêu từ kiếp trước:

                   Và em tin rằng người ta có linh hồn

                     Rằng những người yêu nhau

 trước đây là chồng là vợ

                      Trong mọi kiếp luân hồi kiếp yêu đều đang dở

                      Để trong bảy tỷ người anh vẫn lại...tìm em!

                                   ( Bảy tỷ người và em)

Và hình như có ý khái quát một cách vô thức hạnh phúc – khổ đau  trong những câu thơ về “nỗi nhớ”:

                   Tình yêu và nỗi nhớ

                   Ông trời buộc vào nhau

                   Muôn muôn đời vẫn thế

                   Hạnh phúc và khổ đau

                             ( Nỗi nhớ)

Cây thơ Miền Cổ Tích còn viết về nhà thơ Nguyễn Bính, bạn thơ Ánh Tuyết,    nhà thơ Xuân Đam,… Chị “Thương về Đất Mũi”. Chị viết về mùa Xuân, mùa Thu,  mùa …Thương, về  “ Màu thời gian”, về hoa dã quỳ (Sự tích hoa Dã quỳ), về hoa sưa (Trinh trắng  mùa Sưa),  hoa sữa (Thu 2). Chị  cảm thông với những người phụ nữ xa gia đình chống dịch Covid ; viết  cảm nhận trực tiếp  về Hà Nội mùa chống dịch,...

          Có thể nói về  sự phong phú của đề tài, đa dạng của thể thơ, đa thanh của giọng điệu,  nhưng tất cả đều nhất quán trong một tâm hồn đa cảm,  dịu dàng, yêu đời, yêu người; một khao khát sẻ chia qua truyện, qua tản văn, qua bình thơ và đặc biệt là qua thơ tuyển 72 bài  của cây thơ Miền Cổ Tích có bút danh Phạm Ngọc Tâm Dung.

           Xin được trân trọng giới thiệu với  mọi người!

                                     

                                                      Hà Nội, tháng 1 năm 2022

 

                  

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)